2.1. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực viễn
2.1.1 Nhân tố vĩ mô
Về địa lý và thời tiết
Hà Tĩnh là tỉnh thuộc khu vực Bắc Trung bộ, trải dài từ 17°54’ đến 18°50’ vĩ Bắc và từ 103°48’ đến 108°00’ kinh Đông, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển và phía Tây giáp nƣớc Lào.
Diện tích tự nhiên 5997,3 km2; dân số 1.243.000 ngƣời (theo số liệu thống kê năm 2013); có 12 đơn vị hành chính gồm 10 huyện, 01 thành phố và 01 thị xã; 262 xã, phƣờng, thị trấn. Hà Tĩnh có 127 km quốc lộ 1A đi qua 7 huyện, thị xã, thành phố; 87 km đƣờng Hồ Chí Minh đi qua 3 huyện; 70 km đƣờng sắt Bắc Nam; Quốc lộ 8A chạy sang Lào đi qua cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo với chiều dài 85 km, Quốc lộ 12 dài 55 km nối liền cảng biển Vũng Áng với nƣớc bạn Lào và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan qua Cửa khẩu Chalo.
Hà Tĩnh nằm ở phía Đông dãy Trƣờng Sơn, có địa hình hẹp ngang và dốc, nghiêng từ Tây sang Đông, đồi núi chiếm 80% diện tích đất tự nhiên, diện tích vùng đồng bằng nhỏ, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi. Về cơ bản, Hà Tĩnh phân bố theo bốn vùng.
Vùng rừng núi: thuộc sƣờn phía đông của dãy Trƣờng Sơn, bao gồm huyện Vũ Quang và phía Tây của huyện Hƣơng Khê, Hƣơng Sơn.
Vùng đồi núi trung du: gồm huyện Đức Thọ, một phần của các huyện Can Lộc, Cẩm Xuyên, Hƣơng Khê, Thạch Hà, Kỳ Anh.
Vùng đồng bằng: gồm Thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và một phần huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà.
Vùng ven biển: gồm huyện Nghi Xuân, Lộc Hà và một phần của các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh.
Hà Tĩnh có lợi thế bờ biển dài 137 km, dọc theo đó có nhiều bãi biển đẹp nhƣ Thiên Cầm, Thạch Bằng, Xuân Thành, thuận lợi cho phát triển du lịch. Đặc biệt Hà Tĩnh có cảng nƣớc sâu tự nhiên Vũng Áng – Sơn Dƣơng, đây là cảng trung chuyển quốc tế giữ vai trò quan trọng trong quá trình CNH – HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh.
Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trƣng của khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa đông đã bớt lạnh hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt 1 mùa lạnh và 1 mùa nóng. Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thƣờng cao. Nhiệt độ không khí vào mùa đông chênh lệch thấp hơn mùa hè. Nhiệt độ đất bình quân mùa đông thƣờng từ 18-22oC, ở mùa hè bình quân nhiệt độ đất từ 25,5 – 33oC.
Hà Tĩnh là tỉnh có lƣợng mƣa nhiều ở miền Bắc Việt Nam, trừ một phần nhỏ ở phía Bắc, còn lại các vùng khác có lƣợng mƣa bình quân hàng năm đều trên 2000 mm, cá biệt có nơi trên 3000 mm.
Hàng năm, từ tháng 4 đến tháng 11, Hà Tĩnh thƣờng phải đón từ 3÷4 cơn bão nhiệt đới trong tổng số khoảng 10 cơn bão đổ bộ vào Việt Nam.
Điều kiện tự nhiên đã có tác động đến công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực viễn thông tại Hà Tĩnh, đặc biệt là việc thực hiện quy hoạch, định hƣớng phát triển, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, do địa hình Hà Tĩnh phần lớn là đồi núi nên việc thiết lập hạ tầng viễn thông tại các khu vực vùng núi sẽ gặp nhiều khó khăn, dẫn đến trong công tác quy hoạch khuyến nghị các tổ chức, cá nhân sử dụng, triển khai các công nghệ vô tuyến ở khu vực này.
Thứ hai, hàng năm có nhiều cơn bão đổ bộ, có những cơn bão có sức gió trên cấp 12, trong đó Hà Tĩnh lại có bờ biển dài, trống trải nên bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn chất lƣợng cao đối với các công trình viễn thông, khuyến nghị các doanh nghiệp viễn thông nên ngầm hóa hạ tầng mạng đƣờng trục, ngoài ra đối với các cột thu phát sóng nên hạn chế chiều cao để giảm thiểu thiệt hại khi bão đổ bộ.
Thứ ba, có nhiều lợi thế để thu hút đầu tƣ vào khu kinh tế Vũng Áng cũng nhƣ phát triển ngành du lịch, vì thế hàng năm Hà Tĩnh đón hàng chục ngàn lao động cũng nhƣ du khách trong và ngoài nƣớc, dẫn đến khuyến nghị các doanh nghiệp viễn thông phải đầu tƣ các thiết bị có công nghệ hiện đại cũng nhƣ đƣa ra các dịch vụ chất lƣợng cao nhằm đáp ứng đƣợc yêu cầu của các tổ chức, cá nhân sử dụng.
Về dân số
Theo Tổng cục thống kê, đến hết năm 2013, Hà Tĩnh có tổng dân số 1.243.000 ngƣời, trong đó 84,47% sống ở nông thôn (1.050.000 ngƣời) và 15,53% sống ở thành thị (193.000 ngƣời); mật độ 207 ngƣời/km2. Dân số trong độ tuổi lao động hơn 700 nghìn ngƣời, chiếm 56,38% tổng dân số.
Bảng 2.1: Quy mô dân số Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2013
Đơn vị tính: nghìn người TT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013 1 Tổng dân số 1.234 1.228 1.228 1.229 1.232 1.243 - Thành thị 176 184 190 191 193 193 Tỷ trọng (%) 14,26 14,95 15,47 15,58 15,68 15,51 - Nông thôn 1.058 1.044 1.038 1.038 1.039 1.050 Tỷ trọng (%) 85,74 85,05 84,53 84,42 84,32 84,49 2 Dân số trong độ tuổi lao động 679,8 666,5 674,3 702,3 706,4 700,9 Tỷ trọng (%) 55,09 54,28 54,90 57,13 57,33 56,40
Từ năm 2008 đến 2013, dân số Hà Tĩnh tăng thêm 9 nghìn ngƣời, cùng với việc phát triển nhanh chóng tại các khu kinh tế trọng điểm, đặc biệt là khu kinh tế Vũng Áng đã làm dịch chuyển một lực lƣợng lớn lao động trong và ngoài nƣớc đến làm việc tại đây. Theo ƣớc tính, đến năm 2013, riêng tại khu kinh tế Vũng Áng đã có 34000 lao động đến làm việc, trong đó có khoảng hơn 8000 lao động nƣớc ngoài (chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc).
Khi phân tích yếu tố dân số tại Hà Tĩnh ảnh hƣởng đến công tác quản lý nhà nƣớc về viễn thông, chúng ta cần lƣu ý một số vấn đề sau:
Hơn 80% dân số đang tập trung ở khu vực nông thôn, vì vậy, khi triển khai cung cấp các dịch vụ viễn thông, cần quan tâm đến giá cƣớc phù hợp.
Tại khu vực thành thị và các khu kinh tế trọng điểm, cần phải quan tâm đến các dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin có chất lƣợng vƣợt trội, đặc biệt là các dịch vụ giá trị gia tăng nhƣ truy cập internet băng thông rộng, dịch vụ 3G, WiMax để phục vụ không chỉ khách hàng trong nƣớc mà còn hƣớng đến các tổ chức, cá nhân ngƣời nƣớc ngoài sinh sống và làm việc tại Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có cơ cấu dân số trẻ, với tỷ lệ 56,4% trong độ tuổi lao động nên nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông cao hơn nhiều so với phần dân số còn lại, đây là một trong những yếu tố tác động đến các doanh nghiệp viễn thông trong việc nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, từ đó đƣa ra các sản phẩm dịch vụ viễn thông cho phù hợp.
Về kinh tế
Xác định tập trung phát triển kinh tế nhằm thoát nghèo, Hà Tĩnh đã có những bƣớc chuyển mình mạnh mẽ trong thời gian qua, giai đoạn 2006 – 2010 tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 9,6%, cao hơn mức bình quân của cả nƣớc (đạt khoảng 7%); đặc biệt từ 2009 đến nay, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân hàng năm đạt trên 20%.
Bảng 2.2: Thống kê chỉ tiêu kinh tế Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2013 Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 GDP (theo giá hiện hành) 11.244.861 13.389.909 15.889.546 19.595.000 24.286.000 30.243.000 -Tốc độ tăng trƣởng (%) 119,08 118,67 123,32 123,94 124,53 GDP bình quân đầu ngƣời 9 10,9 12,9 15,9 19,6 24 -Tốc độ tăng trƣởng (%) 121,11 118,35 123,26 123,27 122,45 Thu ngân sách nội địa 811.332 1.130.664 1.709.300 2.209.000 3.055.000 4.186.000 -Tốc độ tăng trƣởng (%) 139,36 151,18 129,23 138,30 137,02
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tĩnh)
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tích cực, năm 2008, tỷ trọng ngành nông nghiệp năm 2008 chiếm 39,05%, đến năm 2012 chỉ còn 21,72%. Khu vực công nghiệp – xây dựng và thƣơng mại - dịch vụ chuyển biến nhanh, đóng góp trên 77% tăng trƣởng kinh tế: năm 2008 so với năm 2013, tỷ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 29,53% lên 38,29%, thƣơng mại - dịch vụ tăng từ 31,42% lên 39,11%.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2008 đạt 9 triệu đồng, đến năm 2013 đạt 24 triệu đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân hơn 20%/năm; thu ngân sách nội địa có bƣớc tăng trƣởng nhanh, năm 2008 đạt 811 tỷ đồng, đến năm 2013 đã đạt hơn 4.186 tỷ đồng, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt gần 40%/năm .
Môi trƣờng đầu tƣ đƣợc cải thiện, các công trình trọng điểm nhƣ Khu kinh tế Vũng Áng, Cửa khẩu quốc tế Cầu treo đƣợc tập trung đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo cho nhà đầu tƣ sớm triển khai xây dựng và đi vào hoạt động sản xuất.
Kinh tế tăng trƣởng nhanh là điều kiện rất thuận lợi cho ngành dịch vụ - thƣơng mại phát triển, trong đó có ngành viễn thông – công nghệ thông tin. Mức chi tiêu của các tổ chức, cá nhân đối với dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin ngày càng tăng, vì thế các doanh nghiệp viễn thông tại địa bàn Hà Tĩnh cần nhanh chóng thiết lập và triển khai hạ tầng, cung cấp các dịch vụ chất lƣợng cao để đáp ứng yêu cầu sử dụng của khách hàng.
Đối với nguồn thu ngân sách nội địa ngày càng tăng, Hà Tĩnh sẽ sử dụng nguồn này để tái đầu tƣ vào các công trình trọng điểm, các công trình phúc lợi xã hội, trong đó có đầu tƣ cho các giải pháp phần mềm, phần cứng về dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin nhằm phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát thực hiện của UBND tỉnh và các Sở, ban ngành, chính quyền địa phƣơng.
Về cơ chế chính sách
Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đi đầu trong công tác cải cách hành chính, hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm thu hút đầu tƣ, giải phóng mặt bằng phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Công tác quy hoạch đƣợc chỉ đạo triển khai tích cực; đã tiến hành xây dựng và công bố Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050; các địa phƣơng, đơn vị rà soát và triển khai xây dựng, điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành, địa phƣơng để cụ thể hóa và phù hợp với các nhóm giải pháp thực hiện mục tiêu, định hƣớng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Các cấp, các ngành tập trung mạnh cho công tác cải cách hành chính, giải quyết nhanh, gọn các thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tƣ. Đã ban hành cơ chế khuyến khích, ƣu đãi đầu tƣ vào khu kinh tế Vũng Áng, Khu kinh
tế Quốc tế cửa khẩu Cầu Treo và các khu công nghiệp quan trọng. Đã có 2 khu kinh tế và các khu công nghiệp đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích gần 80.000 ha và nhiều cụm công nghiệp khác trên địa bàn tỉnh; trong đó, Khu kinh tế Vũng Áng có diện tích 22,781 ha, đã có 74 doanh nghiệp đăng ký vào các cụm công nghiệp với tổng mức đầu tƣ 1.731 tỷ đồng, trong đó 64 dự án đã đi vào hoạt động. Đã có 8 nƣớc và vùng lãnh thổ có dự án đầu tƣ tại Hà Tĩnh với số vốn trên 10 tỷ USD trong đó có các dự án lớn nhƣ: Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dƣơng của Tập đoàn Formosa 7,879 tỷ USD; Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam 1,595 tỷ USD; Khai thác mỏ sắt Thạch Khê 670 triệu USD; Dự án lọc hóa dầu có công suất 16 triệu tấn/năm với số vốn đầu tƣ trên 12 tỷ USD.
Giai đoạn 2008 đến nay, mặc dù tình hình thế giới có nhiều biến động, kinh tế thế giới từ thời kỳ suy thoái đang hƣớng đến tăng trƣởng với tốc độ thấp, tình hình sản xuất trong nƣớc cũng gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên, với sự thay đổi quan điểm về hoạch định phát triển kinh tế xã hội, phát huy hết mọi tiềm năng, chủ động tạo ra chính sách phù hợp, Hà Tĩnh đƣợc đánh giá là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trƣởng kinh tế cao, thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đứng thứ 6 trong cả nƣớc, thu ngân sách nội địa vƣợt mức kế hoạch giao, nền hành chính ngày càng đƣợc chuẩn hóa hƣớng dần đến chính quyền điện tử, công dân điện tử.
Đối với lĩnh vực viễn thông công nghệ thông tin, Hà Tĩnh đã ban hành nhiều chủ trƣơng, chính sách tập trung vào các khía cạnh sau:
Thứ nhất, thu hút đầu tƣ trong, ngoài nƣớc cho doanh nghiệp viễn thông nhằm phát triển hạ tầng và dịch vụ viễn thông, đặc biệt là khu công nghiệp cao Thành phố Hà Tĩnh kèm theo đó là các chính sách ƣu đãi cho doanh nghiệp viễn thông trong việc thuê đất dài hạn, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 3 năm đầu, hỗ trợ kinh phí san lấp mặt bằng, đào tạo
đối với doanh nghiệp khi sử dụng nhân lực tại các trƣờng dạy nghề Hà Tĩnh, tạo điều kiện cho vay vốn, sử dụng các quỹ đầu tƣ.
Thứ hai, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp viễn thông phát triển thông qua các chính sách triển khai ứng dụng CNTT vào công tác quản lý, điều hành trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc, đẩy mạnh hoạt động ứng dụng CNTT đến cấp xã, xây dựng trung tâm tích hợp dữ liệu, triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến đến chính quyền cấp huyện và hƣớng đến cấp xã.
Thứ ba, tăng cƣờng cung cấp dịch vụ viễn thông công nghệ thông tin tại vùng sâu vùng xa, vùng khó khăn ở các huyện Vũ Quang, Hƣơng Khê, Hƣơng Sơn nhằm rút ngắn khoảng cách số giữa các địa phƣơng trong tỉnh.
Với các chính sách nêu trên, công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực viễn thông phải đi trƣớc một bƣớc nhằm tạo ra cơ sở hạ tầng kỹ thuật cùng với các sản phẩm dịch vụ viễn thông – công nghệ thông tin phục vụ cho quản lý, chỉ đạo, điều hành của Chính quyền cũng nhƣ tạo môi trƣờng cho doanh nghiệp, ngƣời dân dễ dàng tiếp cận với chính quyền, thông tin thị trƣờng.
Về khoa học công nghệ
Cơ cấu kinh tế Hà Tĩnh đang chuyển dịch mạnh từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ, tuy nhiên hàm lƣợng khoa học công nghệ đóng góp vào sự tăng trƣởng kinh tế là chƣa cao, vì thế, Hà Tĩnh xác định phải thay đổi nền kinh tế từ việc lấy điều kiện sẵn có làm động lực sang nền kinh tế có hàm lƣợng giá trị chất xám cao, nhờ vào việc ứng dụng khoa học công nghệ trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề.
Đối với lĩnh vực viễn thông, việc áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình điều hành, sản xuất kinh doanh là một trong những điều kiện tất yếu.
Thứ nhất, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tăng cƣờng triển khai sử dụng các thiết bị viễn thông của các hãng nổi tiếng trên thế giới nhƣ Motorola (Mỹ), Siemens (Đức), Ericsson (Thụy Điển), Alcatel (Pháp), Fujitsu
(Nhật Bản), Huawei, ZTE (Trung Quốc) để thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông.
Thứ hai, tích cực chuyển giao, triển khai các công nghệ mới của thế giới nhƣ công nghệ vô tuyến 3G, phát sóng di động Wimax, băng rộng xDSL, FTTx, Gpone, mạng thế hệ mới NGN, Ipv4, IPTV vào hoạt động điều hành, sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, nâng cao năng lực quản lý điều hành thông qua việc sử dụng các ứng dụng công nghệ bản đồ số GIS quản lý trạm BTS, hệ thống mã nguồn mở để điều khiển các thiết bị viễn thông nhƣ tổng đài, truyền dẫn, mạng dữ liệu.