2.2. Công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực viễn thông trên địa bàn Hà Tĩnh
2.2.2 Chỉ tiêu đạt được
Thị trƣờng viễn thông tại Hà Tĩnh trƣớc đây chỉ có VNPT độc quyền cung cấp các dịch vụ cho Nhà nƣớc, doanh nghiệp và cá nhân sử dụng. Sau khi Pháp lệnh bƣu chính viễn thông ra đời, bắt đầu mở ra thời kỳ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp viễn thông, tạo điều kiện rộng rãi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận với dịch vụ viễn thông hiện đại. Năm 2003, Viettel bắt đầu triển khai dịch vụ tại Hà Tĩnh, cùng với VNPT, hai doanh nghiệp này đã góp phần thúc đẩy lành mạnh hóa thị trƣờng viễn thông, cho ngƣời sử dụng đƣợc lựa chọn sản phẩm dịch vụ, giá cƣớc viễn thông ngày càng giảm. Số lƣợng thuê bao điện thoại và internet tăng lên nhanh chóng, đặc biệt đối với các thuê bao sử dụng công nghệ di động GSM, góp phần nhanh chóng hoàn thành các mục tiêu về viễn thông – công nghệ thông tin giai đoạn 2005 – 2010 và 2010 - 2015 của UBND Tỉnh đề ra.
Về số thuê bao điện thoại
Bảng 2.5: Số thuê bao điện thoại tại Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2013
Đơn vị tính: thuê bao
Năm Số thuê bao điện thoại Tổng số thuê bao Tốc độ tăng trƣởng (%) Tỷ lệ thuê bao/100 dân Cố định Di động Cố định Di động 2008 169.710 450.778 620.488 13,75 36,53 2009 159.427 613.180 772.607 124,52 13,00 50,00 2010 126.450 728.008 854.458 110,59 10,30 59,30 2011 106.940 816.189 923.129 108,04 8,70 66,40
2012 85.640 901.868 987.508 106,97 6,91 72,80 2013 73.589 965.574 1.039.163 105,23 5,92 77,68
(Nguồn: Sở Thông tin truyền thông Hà Tĩnh)
Qua phân tích số liệu về thuê bao điện thoại, tính đến năm 2013, Hà Tĩnh đã có hơn 1 triệu thuê bao (bao gồm cả điện thoại cố định và điện thoại di động), tỷ lệ số thuê bao trên 100 ngƣời dân đạt gần 83,6 thuê bao. Tỷ lệ thuê bao cố định năm 2008 là 13,75thuê bao, đến năm 2013 chỉ còn 5,92 thuê bao phản ánh nhu cầu sử dụng điện thoại cố định ngày càng giảm, phƣơng thức sử dụng điện thoại di động để liên lạc đã trở thành phổ biến và dần thay thế điện thoại cố định truyền thống, đến năm 2013 Hà Tĩnh đã có hơn 980 nghìn thuê bao di động, tỷ lệ ngƣời sử dụng đạt gần 78 thuê bao nghĩa là cứ 100 ngƣời dân thì có khoảng 78 ngƣời sử dụng điện thoại di động.
Tốc độ tăng trƣởng thuê bao điện thoại giảm từ 124,5% (năm 2009) xuống 105,2% (năm 2013) một phần do thị trƣờng ngày càng bão hòa, mặt khác do chính sách quản lý của nhà nƣớc ngày càng chặt chẽ nhằm hạn chế thuê bao di động ảo (chỉ kích hoạt chứ không hoạt động).
Về số thuê bao Internet
Bảng 2.6: Số thuê bao internet tại Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2013
Đơn vị tính: thuê bao
Năm Số thuê bao internet băng rộng Tổng số thuê bao Cố định Tỷ trọng (%) Di động Tỷ trọng (%) 2008 9,987 100 - 9,987 2009 17,200 100 - 17,200 2010 28,400 85,26 4,911 14,74 33,311 2011 29,500 80,75 7,032 19,25 36,532 2012 29,100 69,87 12,547 30,13 41,647 2013 33,652 63,02 19,751 36,98 53,403
Trƣớc năm 2009, các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng đƣờng truyền kết nối mạng internet đều phải thông qua phƣơng thức kéo dây cáp đồng sử dụng công nghệ xDSL hoặc cáp quang sử dụng công nghệ FTTx, những thuê bao này đƣợc gọi là thuê bao internet băng rộng cố định. Đến năm 2009, sau khi đƣợc cấp phép triển khai 3G, các doanh nghiệp viễn thông nhanh chóng triển khai dịch vụ truy nhập internet thông qua các thiết bị USB 3G hoặc Sim 3G, các thuê bao này đƣợc gọi là thuê bao internet băng rộng di động. Vì thế số thuê bao internet tại Hà Tĩnh tăng lên nhanh chóng, năm 2008 mới chỉ có gần 10 nghìn thuê bao thì đến năm 2013, đã có hơn 53 nghìn thuê bao internet, tăng gấp hơn 5,3 lần. Thuê bao internet băng rộng cố định có tăng trƣởng nhƣng rất chậm, trong 3 năm từ 2010 đến 2013 chỉ tăng đƣợc 5000 thuê bao, còn đối với thuê bao internet băng rộng, cùng trong khoảng thời gian này đã phát triển đƣợc gần 15 nghìn thuê bao, tăng gấp gần 3 lần. Tỷ trọng thuê bao internet di động ngày càng lớn, năm 2010 chỉ mới chiếm tỷ lệ gần 15% thì đến năm 2013 đã đạt đƣợc gần 37% trên tổng số thuê bao internet băng rộng. Cùng với giá cƣớc phù hợp, thiết bị đầu cuối thông minh nhƣ smart phone, máy tính bảng thì xu hƣớng trong thời gian tới số lƣợng thuê bao internet di động sẽ còn tăng cao.
Về doanh thu viễn thông
Bảng 2.7: Doanh thu viễn thông tại Hà Tĩnh giai đoạn 2008 – 2013
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm Doanh thu (tỷ đồng) Tốc độ tăng trƣởng (%)
2008 484 2009 580 120 2010 650 112 2011 780 120 2012 889 114 2013 956 108
(Nguồn: Niên giám thống kê Hà Tĩnh)
Tuy tốc độ tăng trƣởng bình quân giai đoạn 2008 đến 2013 là 15%/năm nhƣng doanh thu toàn ngành viễn thông tại Hà Tĩnh đang ở mức rất khiêm tốn, đến năm 2013 mới chỉ đạt 956 tỷ, chiếm 8,65 % trong tổng doanh thu khu vực thƣơng mại – dịch vụ (năm 2013 toàn khu vực thƣơng mại dịch vụ tạo ra giá trị 11.053 tỷ đồng).
Trong những năm vừa qua, Hà Tĩnh là một trong những tỉnh đi đầu trong cả nƣớc trên nhiều lĩnh vực, ngoài sự chỉ đạo, quán triệt của Cấp ủy đảng, việc triển khai thực hiện đồng bộ của các cấp Chính quyền, thì lĩnh vực viễn thông cũng góp phần không nhỏ nhằm xây dựng chính quyền điện tử, tạo lập cơ sở hạ tầng cho các cấp, ngành phát triển. Tuy nhiên, lĩnh vực viễn thông vẫn chƣa phát huy hết những tiềm năng, lợi thế để từ đó đóng góp nhiều hơn nữa cho tỉnh nhà, thể hiện trên tất cả các mặt: số lƣợng doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không nhiều, số lƣợng thuê bao tăng trƣởng cao nhƣng đang có xu hƣớng chững lại, doanh thu bình quân của dịch vụ viễn thông còn thấp, nộp ngân sách còn khiêm tốn. Từ các vấn đề nêu trên, công
tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực viễn thông cần phải có bƣớc đột phá trong thời gian tới.
Về tỷ lệ phủ sóng thông tin di động Bảng 2.8: Số lƣợng trạm BTS 2G, 3G giai đoạn 2008 – 2013 Đơn vị tính: trạm BTS Năm Số lƣợng trạm BTS Loại 2G Loại 3G 2008 345 0 2009 426 0 2010 519 56 2011 586 135 2012 643 347 2013 712 657
(Nguồn: Sở Thông tin truyền thông Hà Tĩnh)
Nhằm đảm bảo vùng phủ sóng thông tin di động rộng khắp 262 xã phƣờng trong tỉnh cũng nhƣ chất lƣợng đúng theo cam kết, các doanh nghiệp viễn thông đã tập trung nguồn lực đầu tƣ, xây dựng trạm BTS, điển hình là các nhà mạng Viettel, Vinaphone, Mobiphone. Đến giữa tháng 6 năm 2013, 3 nhà mạng này đảm bảo vùng phủ sóng di động 2G, 3G đạt 100% số xã trong tỉnh, còn các nhà mạng nhƣ Vietnam Mobile, Gtel Mobile thì mới chỉ tập trung phủ sóng 100% tại các khu vực thị trấn, thị tứ, còn các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa mới chỉ đạt 40%. Vùng phủ sóng sẽ quyết định đến khách hàng sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có vùng phủ sóng di động rộng thì lƣợng khách hàng càng cao, đảm bảo cho khách hàng khi di chuyển từ khu vực này đến khu vực khác vẫn đảm bảo đƣợc kết nối. Ngoài ra, các doanh nghiệp đang tập trung phát triển trạm BTS 3G để cung cấp các dịch vụ dữ liệu cho khách hàng, số lƣợng trạm BTS 3G tăng rất
nhanh, từ năm 2009 bắt đầu triển khai dịch vụ 3G tại Hà Tĩnh mới chỉ có 56 trạm BTS 3G, đến hết năm 2013 số lƣợng đã tăng lên 657 trạm, gấp gần 12 lần so với năm 2009. Đây cũng là một xu hƣớng để trong thời gian tới, các nhà mạng tiếp tục đẩy mạnh lắp đặt thiết bị, nâng cao chất lƣợng dịch vụ và tăng cƣờng vùng phủ sóng nhằm đảm bảo cho khách hàng đƣợc sử dụng các ứng dụng dịch vụ viễn thông hiện đại của thế giới.