Quản lý nhà nước về lĩnh vực viễn thông tại TP Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về viễn thông tại hà tĩnh (Trang 47 - 51)

1.3. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực viễn thông tại một

1.3.2. Quản lý nhà nước về lĩnh vực viễn thông tại TP Hồ Chí Minh

Với diện tích hơn 2000km2 diện tích và hơn 7 triệu ngƣời (theo thống kê năm 2009), Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nƣớc, có tốc độ tăng trƣởng bình quân hơn 10%, tập trung vào các lĩnh vực tài chính – ngân hàng, thƣơng mại – dịch vụ, công nghệ thông tin. Sở TTTT Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan chuyên môn thuộc UBND Thành phố, có chức năng tham mƣu giúp UBND Thành phố thực hiện công tác quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực viễn thông, internet, công nghệ thông tin, báo chí, xuất bản v.v. Trong những năm vừa qua, Sở TTTT Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện tốt nhiệm vụ đƣợc giao, nổi bật trên các lĩnh vực: quản lý hạ tầng viễn thông đồng bộ với hạ tầng đô thị và ứng dụng viễn thông - công nghệ thông tin để cải cách hành chính tiến tới chính quyền điện tử.

Đối với công tác quản lý hạ tầng viễn thông đồng bộ với hạ tầng đô thị

Nhận thức đƣợc vấn đề một đô thị hiện đại phải có hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh, ngay từ năm 2003, TP Hồ Chí Minh đã đầu tƣ gần 40 tỷ đồng để thực hiện ngầm hóa lƣới điện kết hợp với ngầm hóa hệ thống cáp viễn thông song song với quy hoạch đô thị. Đến giai đoạn 2009-2010, UBND Thành phố đã giao cho ngành điện TP. Hồ Chí Minh triển khai dự án với tổng mức đầu tƣ hơn 115 tỷ đồng nhằm ngầm hóa 9,23 km lƣới trung thế, 46,57 km lƣới hạ thế và hệ thống dây thông tin tại một số tuyến phố đông dân cƣ tập trung tại các quận trung tâm. Tuy vậy, theo thống kê của Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh, trên địa bàn TP còn có tới 13.400 km đƣờng dây điện cao thế, trung thế và hạ thế cùng với hệ thống cáp viễn thông treo trên hơn 200.000 cột điện khắp TP, dây dợ bùng nhùng nhƣ mạng nhện thì đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu ở các vấn đề sau:

Khó khăn lớn nhất là vốn: Chi phí ngầm hóa lƣới điện và hệ thống cáp thông tin tốn hơn rất nhiều so với đƣờng dây trên không.Theo tính toán chƣa đầy đủ, kinh phí đào hào kỹ thuật ngầm hóa lên tới gần 20 tỷ đồng/km.

Thủ tục còn rƣờm rà, phức tạp: Việc đào cống để hạ ngầm lƣới điện, hệ thống dây cáp đang ăn theo trên các cột trụ đỡ liên quan đến sơ đồ đô thị, đƣờng cống cấp - thoát nƣớc, sông ngòi… và các tuyến đƣờng thuộc danh mục cấm đào… đơn vị tiến hành dự án phải làm rất nhiều thủ tục giấy tờ, văn bản để xin phép các cơ quan từ UBND quận, huyện đến Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng để thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ, cấp phép đào hè, lòng đƣờng… Nhƣng hiện nay, những quy định cụ thể để thực hiện lại chƣa có.

Thiếu cơ chế tính giá thuê: Việc chƣa có giá thuê cơ sở hạ tầng ngầm đã ảnh hƣởng đến tiến độ thu hồi vốn của Nhà nƣớc từ các dự án, công trình ngầm, trong bối cảnh kinh tế khó khăn nhƣ hiện nay còn gián tiếp tác động đến việc cân đối, huy động vốn để đầu tƣ các công trình ngầm tiếp theo. Các doanh nghiệp đầu tƣ xây dựng công trình ngầm theo hình thức xã hội hóa và những doanh nghiệp đi thuê lại công trình ngầm cũng bị ảnh hƣởng do chƣa thể hạch toán đầy đủ chi phí trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.

Để hạn chế các bất cập nói trên, ngày 16/11/2007 UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành chỉ thị số 27/2007/CT-UBND, theo đó chủ đầu tƣ phải tổ chức thực hiện tổng thầu xây dựng hay tổng thầu EPC hệ thống hạ tầng kỹ thuật để tránh tình trạng cát cứ, đào lên lấp xuống, tránh dẫm đạp nhau trong thi công và tránh chia vụn các gói thầu khi triển khai thi công hạ tầng kỹ thuật ngầm đô thị. Để đảm bảo tính đồng bộ giữa các ngành viễn thông, điện lực, cấp thoát nƣớc, Thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo ngầm hóa trong đó có sự tham gia quản lý của Sở Thông tin truyền thông, Sở Xây dựng, Sở Giao thông cùng các đơn vị nhƣ Công ty đô thị, Điện lực, Viễn thông. Nhờ có đƣợc sự chỉ đạo thống nhất nên công tác ngầm hóa mạng lƣới viễn thông đƣợc triển

khai hiệu quả, đảm bảo mỹ quan đô thị cũng nhƣ đảm bảo an toàn thông tin liên lạc, tránh đƣợc việc cắt cáp gây mất thông tin nhƣ ở TP Hà Nội. Kế thừa những kết quả đã đạt đƣợc trong giai đoạn thí điểm, UBND TP đã ban hành Kế hoạch số 6976/KH-UBND ngày 27/12/2013 về ngầm hoá cáp viễn thông trên địa bàn TP giai đoạn 2013 – 2015. Theo kế hoạch , các đơn vị hạ ngầm cáp viễn thông kết hợp với các công trình ngầm hóa cáp điê ̣n lƣ̣c tại 117 tuyến công trình trong giai đoa ̣n 2013 – 2015. Tổng khối lƣợng thi công các công trình ngầm hóa cáp viễn thông là 228 km với khái toán kinh phí dƣ̣ kiến thƣ̣c hiê ̣n là 1.177 tỷ đồng. Dự kiến đến năm 2015, TP sẽ ngầm hóa hết tại các quận nội thành, đến năm 2020, sẽ ngầm hóa hết tại các quận, huyện ngoại thành hƣớng đến mục tiêu là thành phố văn minh, hiện đại.

Đối với công tác ứng dụng viễn thông - công nghệ thông tin để cải cách hành chính tiến tới chính quyền điện tử

Ngày 17 tháng 9 năm 2001, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra quyết định số 136/2001/QĐ-TTg nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Mục tiêu cơ bản là cải cách thủ tục hành chính nhằm bảo đảm tính pháp lý, hiệu quả, minh bạch và công bằng trong khi giải quyết công việc hành chính, loại bỏ những thủ tục rƣờm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho dân. Mở rộng cải cách thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, xóa bỏ kịp thời những quy định không cần thiết về cấp phép và thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, kiểm định, giám định.

Là địa phƣơng đi đầu trong cả nƣớc thực hiện cải cách hành chính, TP Hồ Chí Minh đã sớm triển khai mô hình một cửa tại các cấp chính quyền, các sở ngành tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp và ngƣời dân tiếp cận với các dịch vụ hành chính công một cách thuận lợi nhất. Thành phố cũng đã chỉ đạo các cấp chính quyền và sở ngành cung cấp các dịch vụ hành chính công trên mạng để các tổ chức và cá nhân dễ dàng tiếp cận, đăng ký sử dụng. Ngoài các yếu tố nhƣ

chuẩn hóa quy trình, đào tạo đội ngũ công chức, phân cấp quản lý .v.v ứng dụng công nghệ thông tin đã góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hiệu quả công tác cải cách hành chính. Căn cứ vào Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 14/5/2011 của TP về việc triển khai thực hiện Chƣơng trình Cải cách hành chính gắn với mục tiêu xây dựng mô hình chính quyền đô thị giai đoạn 2011 – 2015, Sở Thông tin và Truyền thông đã triển khai đồng bộ các ứng dụng viễn thông – công nghệ thông tin trong quản lý, tăng cƣờng năng lực kiểm soát qua hình thức tra cứu, báo cáo điện tử, tăng cƣờng công khai, minh bạch thông tin đến ngƣời dân và doanh nghiệp thông qua các bƣớc:

Thứ nhất, triển khai thống nhất quy trình ISO điện tử của 22 thủ tục hành chính trong lĩnh vực đăng ký kinh doanh tại 24 quận huyện gồm: 10 thủ tục lĩnh vực khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; 05 thủ tục lĩnh vực thành lập và phát triển hộ kinh doanh cá thể; 08 thủ tục lĩnh vực phát triển công nghiệp và thƣơng mại, dịch vụ địa phƣơng; Thực hiện liên thông giữa phòng kinh tế của quận và chi cục Thuế giúp rút ngắn giải quyết hồ sơ đăng ký kinh doanh từ 8 ngày xuống còn 5 ngày làm việc.

Thứ hai, thí điểm thành công nâng cấp phần mềm ứng dụng để đảm bảo yêu cầu hệ thống ISO điện tử theo công nghệ nguồn mở trên nền điện toán đám mây tập trung tại trung tâm dữ liệu. Tổ chức triển khai nhân rộng đồng bộ hệ thống tại 24 quận huyện trên địa bàn thành phố.

Thứ ba, triển khai thành công trục liên thông kết nối (ESB), thực hiện kết nối liên thông hệ thống quản lý văn bản từ UBND thành phố với 24 quận huyện và 13 sở ban ngành; thí điểm việc đăng ký lịch, gởi thƣ mời họp, hoãn họp qua tin nhắn SMS.

Từ việc ứng dụng viễn thông - công nghệ thông tin vào cải cách hành chính, Thành phố Hồ Chí Minh hiện là đơn vị đi đầu trong cả nƣớc về cung cấp dịch vụ hành chính công cho các tổ chức và cá nhân, đem lại hiệu quả cao

trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát thực hiện của các cấp chính quyền cơ sở cũng nhƣ sự hài lòng cho nhân dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về viễn thông tại hà tĩnh (Trang 47 - 51)