Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 69)

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.15. Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai

Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện công khai minh bạch trình tự, thủ tục, thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,… tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian đi lại, giảm phiền hà cho công dân, tổ chức; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn và cán bộ công chức, viên chức, tăng cƣờng sự phối hợp trách nhiệm, khắc phục tình trạng đùn đẩy, gây khó khăn cho việc giải quyết công việc.

2.4. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Tân Sơn.

2.4.1. Hạn chế.

Tuy đạt đƣợc một số kết quả quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện, nhƣng công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Tân Sơn trong thời gian qua còn một số hạn chế trong công tác quản lý nhƣ sau:

Thứ nhất, QLNN về đất đai chƣa theo chƣơng trình, kế hoạch cụ thể,

vẫn còn chạy theo các sự vụ. Bên cạnh đó cán bộ địa chính cấp xã còn phải kiêm nhiệm nhiều việc, tạo áp lực lớn về công việc, dẫn đến hiệu quả công tác chƣa cao. Thu nhập của cán bộ công chức còn hạn chế, ít có cơ hội thăng tiến, khẳng định mình hơn nữa trong công việc.

Thứ hai, các thủ tục hành chính hiện nay chƣa khoa học, còn rƣờm rà

gây cản trở các quan hệ đất đai trong xã hội, cản trở ngƣời sử dụng đất khai thác sử dụng đất có hiệu quả để phát triển kinh tế.

sơ địa chính còn chậm, ảnh hƣởng đến quyền của ngƣời sử dụng đất và công tác quản lý đất đai tại một số địa phƣơng.

Thứ tư, cơ chế quản lý tài chính về đất vẫn còn mang tính hành chính,

chƣa tạo động lực trong việc khai thác tiềm năng đất đai cũng nhƣ chƣa đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng đất thuộc các thành phần kinh tế.

Thứ năm, công tác bồi thƣờng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định

cƣ thời gian qua chƣa phức tạp, tuy nhiên, cũng đó bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ: việc áp giá đền bù về đất còn tuỳ tiện; thời gian kéo dài, nhất là dự án có tái định cƣ; vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật của cán bộ làm công tác GPMB.

Thứ sáu, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong thời gian qua, các

cấp đó có nhiều cố gắng trong khâu giải quyết. Tuy nhiên, về số lƣợng có giảm nhƣng mức độ phức tạp lại có xu hƣớng tăng.

2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế.

- Về chất lƣợng cán bộ, năng lực chuyên môn của cán bộ địa chính ở các xã còn yếu, thiếu; chƣa đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, một bộ phận không ít cán bộ còn có biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, cố tình sai phạm trong quản lý đất đai để trục lợi, đang làm méo mó các quan hệ về đất đai và gây bức xúc trong xã hội. Bên cạnh đó, chế độ lƣơng thƣởng chƣa thực sự là công cụ khuyến khích công chức nhiệt tình làm việc

- Pháp luật về đất đai còn một số nội dung chƣa đủ rõ, chƣa phù hợp; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai đƣợc ban hành nhiều nhƣng còn thiếu đồng bộ, có mặt còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu thống nhất giữa pháp luật đất đai với các pháp luật khác. Trong những năm qua, Luật Đất đai đã qua 3 lần ban hành mới và nhiều lần sửa đổi, đi theo đó là hàng ngàn

văn bản pháp quy đƣợc ban hành, đây là lĩnh vực đứng đầu về mức độ thay đổi chính sách.

- Thủ tục hành chính còn rƣờm rà chƣa thực sự đƣợc giải quyết triệt để.

- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chƣa đồng bộ, chƣa thực hiện theo quy trình luân chuyển hồ sơ khi giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai. Vẫn còn nhiều ý kiến và con dấu của các cấp, các ngành trong hồ sơ.

- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chƣa thực sự tốt. Việc thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn hình thức, đối phó.

- Các điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công tác quản lý đất đai chƣa đảm bảo. Trong nhiều năm QLNN về đất đai của huyện không có đầu tƣ nghiên cứu bằng các công trình, các đề tài khoa học, cũng nhƣ đánh giá tổng kết kinh nghiệm quản lý có sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học.

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN SƠN,

TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN TỚI

3.1. Định hƣớng.

Quan điểm sử dụng đất trong các năm ttiếp theo là phải tiết kiệm, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp hiện có; dành quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, dịch vụ nhất là những lĩnh vực có lợi thế của vùng, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phòng và giải quyết các vấn đề xã hội; đảm bảo an ninh lƣơng thực; đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, gắn với việc bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững, cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, đối với đất nông, lâm nghiệp, tăng cƣờng đầu tƣ áp dụng tiến

bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện thâm canh phát huy thuỷ lợi, sử dụng các giống mới, kết hợp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, mở rộng diện tích vụ đông để tăng hệ số sử dụng đất canh tác và tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm:

+ Đầu tƣ cải tạo một phần diện tích đất bằng chƣa sử dụng vào mục đích sản xuất: nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và các mục đích khác; tiếp tục bảo vệ và phát triển diện tích đất lâm nghiệp hiện có, tổ chức trồng mới rừng đối với diện tích đất đồi núi chƣa sử dụng.

+ Mở rộng, tăng diện tích đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày (nhƣ lạc, đậu tƣơng, vừng... trên đất thâm canh,tăng vụ); mở rộng diện tích trồng cây ăn quả nhƣ: bƣởi, cam, cam canh... và các giống thích hợp có giá trị kinh tế cao trên đất đồi.

Thứ hai, đối với đất chuyên dùng cần sử dụng hợp lý, tiết kiệm và khai

công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ khoảng từ 30 - 50 ha, bên cạnh việc phát triển, thu hút doanh nghiệp mới tiếp tục đầu tƣ vào cụm công nghiệp Tân Phú.

Cần nghiên cứu, đánh giá việc sử dụng đất tiết kiệm mà hiệu quả, hạn chế lấy đất nông nghiệp (nhất là đất trồng lúa) cho mục đích phi nông nghiệp nếu chƣa thực sự cần thiết; ƣu tiên việc sử dụng đất cho phát triển hệ thống giao thông, thuỷ lợi.

Thứ ba, đối với đất khu dân cƣ nông thôn thì cần đƣợc bố trí và chỉnh

trang, mở rộng theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới và quy hoạch sử dụng đất, trên cơ sở lấy từ đất vƣờn tạp trong khu dân cƣ, đất nông nghiệp có giá trị sản xuất thấp.

Kiểm tra, rà soát, dành những vị trí đất tiềm năng, có giá trị lớn để đƣa vào đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn thu cho ngân sách để đầu tƣ phát triển. Hạn chế tối đa việc xây dựng mới các khu dân cƣ trên đất nông nghiệp.

Thứ tư, đối với bộ máy cơ quan quản lý Nhà nƣớc về đất đai ở địa

phƣơng, phải có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu quản lý, nhất là cấp xã. Thực hiện quản lý thống nhất về đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng pháp luật.

Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu đất đai đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế theo định hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với bảo vệ môi trƣờng trên địa bàn huyện.

Thứ năm, đối với những xã đã đƣợc đo đạc, lập bản đồ địa chính chính

quy thì cần hoàn thành việc kê khai đăng ký, cấp và cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cuối năm 2020.

Các biến động về đất đai đƣợc cập nhật chỉnh lý đầy đủ, kịp thời trên hệ thống hồ sơ, dữ liệu địa chính của địa phƣơng; thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm kê đất đai để đánh giá chính xác tình hình biến động đất đai phục vụ

cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, xã hội có sử dụng đất.

Thứ sáu, có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đồng bộ ở các cấp, các

ngành và phải đảm bảo có sự thống nhất đúng quy định; hạn chế việc điều chỉnh bổ sung quy hoạch theo nhu cầu sử dụng đất của doanh nghiệp, nhà đầu tƣ hoặc điều chỉnh bổ sung theo sự vụ không có tính chiến lƣợc dài hạn.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn tới. bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn tới.

3.2.1. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.

- UBND huyện cần đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân và các tổ chức, doanh nghiệp về việc hiểu, thực hiện nghiêm các chính sách, pháp luật đất đai; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Nâng cao vai trò của chính quyền địa phƣơng trong công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai, tài nguyên, môi trƣờng trên địa bàn.

- UBND huyện Tân Sơn cần tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ môi trƣờng, điều tra đánh giá và sử dụng hợp lý tài nguyên đất theo hƣớng hiệu quả và bền vững.

- UBND huyện cần duy trì, phát triển và bảo vệ diện tích đất nông nghiệp, đất trồng trọt, đất trồng cây lâu năm và đất rừng. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện việc đƣa diện tích đất chƣa sử dụng vào sử dụng và khai thác để đạt hiệu quả nhất; ngăn chặn tình trạng đất bị xâm hại, lấn chiếm; phát triển quỹ đất theo hƣớng khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, mở rộng diện tích đất ở những nơi có điều kiện.

- UBND huyện cần nghiên cứu, đánh giá, xây dựng quy chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ trang thiết bị, áp dụng thành tựu khoa học, kỹ

thuật trong việc sử dụng, cải tạo, bồi bổ, bảo vệ, làm tăng độ phì của đất để nâng cao hiệu quả kinh tế đầu tƣ trên đất; khuyến khích các doanh nghiệp và ngƣời dân đầu tƣ phát triển vào nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao.

3.2.2. Giải pháp về công tác quản lý.

- UBND huyện cần có sự đầu tƣ, nghiên cứu, rà soát, đối chiếu số lƣợng cán bộ quản lý đất đai ở cấp huyện, cán bộ địa chính các xã; bởi vẫn còn đó một vài cán bộ địa chính chƣa đáp ứng với nhiệm vụ ngày càng nhiều trong tình hình hiện nay. Từ đó, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về đất đai, cán bộ địa chính xã bằng các hình thức nhƣ mời chuyên gia của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng về giảng giải, tập huấn các quy định của Nhà nƣớc về công tác Tài nguyên và Môi trƣờng để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ để làm tốt công tác tham mƣu; đồng thời mời lãnh đạo chủ chốt của huyện, xã cùng tham gia để biết rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mình đối với việc quản lý và sử dụng đất đai của các địa phƣơng.

- UBND huyện cần thực hiện công bố, công khai toàn bộ phƣơng án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng nhƣ việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt để các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện theo đúng quy định. Lấy quy hoạch sử dụng đất làm căn cứ để kế hoạch hóa việc sử dụng đất của các ban, ngành, địa phƣơng trong huyện. Nhu cầu sử dụng đất chỉ đƣợc giải quyết khi đã có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- UBND huyện cần tăng cƣờng hơn nữa trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch (hoặc điều chỉnh quy hoạch), kế hoạch sử dụng đất thƣờng xuyên, liên tục tại địa phƣơng. Kiên quyết xử lý các trƣờng hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt.

Thƣờng xuyên kiểm tra tiến độ đầu tƣ dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai, đảm bảo quỹ đất sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí.

- Nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan “đại diện” và các tổ chức xã hội đối với việc quản lý đất đai của UBND các cấp và các cơ quan nhà nƣớc khác. Bên cạnh đó, cần có chế tài kiểm soát đủ mạnh để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, nhất là việc giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi, bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ không phù hợp với quy định của pháp luật.

- Tiếp tục kiện toàn các cơ quan quản lý và các tổ chức thực hiện dịch vụ công về đất đai trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nƣớc các tổ chức và công dân khi có nhu cầu, nhất là trong việc xác lập các giao dịch dân sự (mua bán, cho thuê, giá cả, hoạt động môi giới, v.v..) về nhà đất, nhằm thiết lập một thị trƣờng bất động sản lành mạnh bảo đảm cân bằng lợi ích giữa ngƣời sử dụng và nhà quản lý trên cơ sở những thông tin công khai, minh bạch và độ tin cậy cao.

3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách * Chính sách về đất đai: * Chính sách về đất đai:

- UBND huyện cần tiếp tục cụ thể hóa các điều khoản của Luật Đất đai, các văn bản của Trung ƣơng, của tỉnh phục vụ cho quá trình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh hơn nữa công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của nhà nƣớc và pháp luật.

- UBND huyện cần có chính sách ƣu tiên phát triển nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong quản lý đất trên địa bàn. Có chính sách hỗ trợ, bồi thƣờng thỏa đáng để có thể khai hoang, tăng vụ bù sản lƣợng do mất đất trồng lúa, đảm bảo an sinh

xã hội để ngƣời dân yên tâm sản xuất khi thực hiện thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án của huyện.

* Chính sách ưu đãi:

UBND huyện cần có các chính sách tạo điều kiện về thủ tục, về những điều kiện đảm bảo nhằm thu hút vốn đầu tƣ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc thực hiện dự án đầu tƣ trên địa bàn huyện.

3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực.

- Trƣớc tiên cần coi trọng hệ thống giáo dục, đào tạo cho các thế hệ tƣơng lai, từ giáo dục mẫu giáo, mầm non đến giáo dục phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp dạy nghề gắn với các chƣơng trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của huyện Tân Sơn nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung.

- UBND huyện cần đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, trách nhiệm và tâm huyết trong công việc, đặc biệt là đối với vị trí việc làm liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trƣờng để sẵn sàng đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế của huyện.

Phần III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.

Quản lý, sử dụng đất là một vấn đề hết sức khó khăn, phức tạp đối với mọi thời đại. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, nƣớc ta đang tiến hành sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, cần nhiều đất đai cho các

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)