Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 36)

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tân Sơn

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lí.

Tân Sơn là huyện miền núi nằm về phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ. Tổng diện tích tự nhiên của huyện Tân Sơn là 68.858,26 ha, với 17 đơn vị hành chính xã. Địa giới hành chính giáp các tỉnh, huyện sau:

- Phía Đông giáp huyện Thanh Sơn;

- Phía Tây giáp huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái và huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La;

- Phía Nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình;

- Phía Bắc giáp huyện Yên Lập.

Trung tâm hành chính của huyện Tân Sơn là xã Tân Phú. Huyện Tân Sơn cách thành phố Việt Trì khoảng 75 km. Trên địa bàn huyện có các tuyến Quốc lộ 32A, 32B chạy qua, đây là tuyến giao thông nối liền với trung tâm huyện Thanh Sơn và các tỉnh bạn nhƣ Sơn La, Yên Bái sẽ mang lại nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lƣu phát triển kinh tế - xã hội với bên ngoài.

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo.

Huyện Tân Sơn có đặc điểm địa hình phức tạp, đồi núi độ dốc lớn, xen kẽ là các dộc ruộng và thung lũng nhỏ, địa hình bị chia cắt, dốc kéo dài. Đất đai phần lớn là rừng núi đã tạo nên sự đa dạng và phức tạp cho địa hình.

- Địa hình núi: Loại địa hình này có độ dốc trên 30o, độ cao trung bình so với mực nƣớc biển 700-800 m.

- Địa hình đồi cao: Loại địa hình này có độ dốc 25o-30o, độ cao trung bình so với mực nƣớc biển 300-700 m.

- Địa hình Trung du, đồi thấp, có độ dốc trung bình 15o-25o, độ cao trung bình so với mực nƣớc biển 150-300 m.

- Địa hình thung lũng đồng bằng: Dạng địa hình này là các thung lũng nhỏ hẹp xen kẽ với các vùng núi thấp, đồi cao, đồi thấp.

2.1.1.3. Khí hậu và thời tiết

a. Nhiệt độ

Huyện Tân Sơn chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.Nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,3oC, mùa đông rét đậm, nhiệt độ có lúc xuống dƣới 5oC, kéo dài 3-4 ngày và xuất hiện sƣơng muối, sƣơng mù từng đợt.Mùa hạ nóng bức có khi nhiệt độ lên đến 39-40o

C.

b. Lượng mưa

Lƣợng mƣa trung bình hàng năm là 1.754,2 mm, tập trung vào các tháng 6,7,8,9 (chiếm >70% lƣợng mƣa cả năm).

+ Lƣợng mƣa phân bố không đều theo các tháng trong năm. Chủ yếu tập trung vào mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 10. Nhiều nhất vào các tháng 6,7,8. Lƣợng mƣa của ba tháng đó đạt tới 977mm. Tháng mƣa ít nhất là tháng 12 và tháng 1.

c. Nắng

Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.403,4 giờ, tổng tích ôn trung bình đạt khoảng 8.500 o

C.Số ngày nắng trung bình năm: 103 ngày.

+ Độ ẩm tƣơng đối trung bình: 86,8%.

+ Độ ẩm tƣơng đối thấp nhất trung bình: 56%.

e. Gió

+ Hƣớng gió chủ đạo mùa hè là Tây Nam (Nam) và gió Đông Nam, gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 9 (nóng và ẩm). Gió Tây Nam xuất hiện vào tháng 5,6 thành từng đợt ngắn ngày. Tốc độ gió trung bình 4÷5 m/s mang theo không khí khô.

+ Hƣớng gió chủ đạo mùa Đông là gió mùa Đông Bắc. Gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 (lạnh và khô). Đặc biệt là từ tháng 12 đến tháng 2 tốc độ trung bình 2÷3 m/s.

f. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt

+ Sƣơng muối: Thông thƣờng cứ 2 đến 4 năm có một trận sƣơng muối nhẹ. + Giông: Thƣờng xuất hiện từ tháng 3 đến tháng 9, trung bình tổng số ngày có giông trong năm là 110 ngày, thƣờng xuất hiện nhiều nhất vào tháng 5 kèm gió xoáy.

+ Sƣơng mù: Trung bình mỗi năm có 103 ngày có sƣơng mù, thƣờng vào tháng 10,11,12.

2.1.1.4. Các tài nguyên. a. Tài nguyên đất

Theo kết quả điều tra, đánh giá phân hạng đất, theo nguồn gốc phát sinh, gồm 6 nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất phù sa chiếm 0,38% tổng diện tích tự nhiên. Độ phì của đất ở mức trung bình khá, đất có thành phần cơ giới nặng nên khả năng hút các chất dinh dƣỡng của cây trồng phần nào bị hạn chế.

Vì vậy, khi canh tác trên đất này cần chú ý khâu làm đất tơi xốp, tăng cƣờng bón phân bón hữu cơ, thâm canh các hoa màu, cây họ đậu (ngô, lạc, đỗ,...) vừa có khả năng chịu hạn cao, vừa có tác dụng cải thiện kết cấu đất lại, để cho lần sử dụng tiếp theo vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Nhóm đất glây chiếm 1,04% tổng diện tích tự nhiên. Phân bố tại các xã trên địa bàn huyện, trên các dạng địa hình thấp, trũng, đọng nƣớc thƣờng xuyên; những nơi có mực nƣớc ngầm nông và hình thành từ các vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa có đặc tính Fluvi.

Trong đất quá trình glây (khử Fe3+

thành Fe2+) chiếm ƣu thế nên đất thƣờng có màu xám xanh, đen đến xám sẫm, vàng lục.Đất lầy, thụt, bão hòa nƣớc, tính trƣơng co của đất lớn; khi khô trở nên cứng rắn.

- Nhóm đất xám chiếm 91,09% tổng diện tích tự nhiên. Là nhóm đất có diện tích lớn nhất.Đất xám Feralit thƣờng phân bố trên các địa hình đất dốc. Là kết quả của một số quá trình hình thành và biến đổi trong đất nhƣ: quá trình tích lũy chất hữu cơ và mùn; quá trình rửa trôi; quá trình tích lũy tƣơng đối Fe; Al. Đất có màu vàng nhạt đến vàng đỏ; thành phần cơ giới từ cát pha cát đến sét.

Nhìn chung, độ phì của đất thấp; hàm lƣợng chất hữu cơ, đạm, lân, kali tổng số, lân dễ tiêu rất nghèo; dung tích hấp thu của đất rất thấp. Thuận lợi cho việc trồng cây dài ngày. Đặc biệt ƣu tiên cho phát triển cây ăn quả, cây chè, cây có đốt và các loại cây có khả năng bảo vệ, cải tạo đất.

- Nhóm đất tầng mỏng chiếm 0,63% tổng diện tích tự nhiên. Đặc điểm chung của nhóm đất này là thành phần cơ giới cát pha, tầng đất mỏng, kết von, đá xuất hiện ngay trên tầng mặt, đất chua.

Hàm lƣợng chất hữu cơ rất nghèo; lân tổng số giàu ở tầng mặt và giảm dần đến nghèo theo chiều sâu của phẫu diện; dung tích hấp thu thấp. Nhìn chung, đất rất xấu do bị xói mòn mạnh.

Tuy nhiên, đa số diện tích của nhóm đất này có khả năng cải tạo để đƣa vào sản xuất nông lâm nghiệp nhƣ: trồng sắn, bạch đàn,…

- Nhóm đất đỏ chiếm 3,34% tổng diện tích tự nhiên. Chủ yếu là đất nâu đỏ điển hình. Đất có phản ứng chua, thành phần cơ giới trung bình và nặng, hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng trung bình đến khá, các kim loại kiềm và kiềm thổ ở mức trung bình.

Tuy nhiên, dung tích hấp thu thấp. Xói mòn, rửa trôi ở mức trung bình. Loại đất này có chất dinh dƣỡng trung bình, thích hợp với những cây trồng nhƣ: tre, nứa, keo, chè,…

- Nhóm khác chiếm 3,52% tổng diện tích tự nhiên.

Qua điều tra đánh giá cho thấy, chất lƣợng đất trong toàn huyện có hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng ở mức khá, kết cấu đất tơi xốp, thuận lợi cho phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, các loại cây đặc sản và cây dƣợc liệu.

b. Tài nguyên nước * Nguồn nước mặt:

Trên địa bàn huyện có sông Bứa với lƣu lƣợng dòng nƣớc lớn, nhất là về mùa mƣa.

Ngoài ra còn có các hệ thống suối lớn nhƣ: Suối Chiềng, suối Quả, suối Ráy, suối Thắt, suối Thân, suối Vƣờng, suối Thang, suối Xuân...

Hệ thống ao, hồ cũng là nơi lƣu trữ, cung cấp nƣớc quan trọng. Trong đó, Hồ Xuân Sơn thuộc địa bàn xã Xuân Sơn là hồ nƣớc đóng vai trò quan

trọng trong việc cung cấp nƣớc, điều chỉnh việc tƣới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của các xã xung quanh rừng thuộc Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn.

Các hồ đập khác với số lƣợng không nhiều và nhỏ nhƣng cũng rất quan trọng trong việc cung cấp nƣớc cho sản xuất nông, lâm nghiệp cho vùng.

* Nguồn nước ngầm.

Đến thời điểm 31/12/2018, trên địa bàn huyện chƣa có công trình khảo sát đánh giá trữ lƣợng và chất lƣợng nƣớc ngầm, tuy nhiên theo điều tra sơ bộ cho thấy lƣợng nƣớc ngầm phân bố không đều. Các vùng núi cao có trữ lƣợng nƣớc ngầm thấp và khó khai thác.

c. Tài nguyên rừng

Tân Sơn là một huyện có diện tích đất lâm nghiệp, độ che phủ rừng lớn nhất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, ngoài ra còn có nguồn tài nguyên rừng phong phú và đa dạng.

Đất lâm nghiệp của huyện có diện tích 54.495,61 ha, chiếm 79,14% diện tích đất tự nhiên. Độ che phủ hiện tại 81,5%. Trong đó, nổi bật nhất là Vƣờn Quốc Gia Xuân Sơn. Đây là vùng có hệ sinh thái rừng với các hệ động, thực vật đa dạng, phong phú. Ngoài ra Vƣờn Quốc Gia Xuân Sơn còn có hệ thống hang động độc đáo, khí hậu mát mẻ, trong lành, cảnh quan đẹp.

d. Tài nguyên khoáng sản

Trên địa bàn huyên Tân Sơn có các mỏ sắt, Talc, đá làm vật liệu xây dựng, cát.Tuy nhiên, đa số các mỏ có trữ lƣợng thấp, phân bố nhỏ lẻ. Cụ thể nhƣ: Mỏ Talc ở xã Mỹ Thuận; mỏ Sắt ở xã Văn Luông; mỏ Tal, Dolomit xóm Côm, xã Thu Ngạc; đá vôi xây dựng ở xóm Quẽ, xóm Giác, khu Dốc Đải - xã Thu Cúc; mỏ đá ở đồi Vay (xóm Cũ), đồi xóm Đƣờng - xã Mỹ Thuận và khai thác cát sỏi ở các xã dọc sông Bứa (Tân Phú, Mỹ Thuận, Minh Đài, Văn Luông);…

Đây sẽ là nguồn tài nguyên quan trọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện. Nguồn tài nguyên khoáng sản luôn cần đƣợc quản lý, khai thác và sử dụng theo đúng quy hoạch, để đảm bảo cho việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

e. Tài nguyên du lịch

Huyện Tân Sơn có cảnh quan thiên nhiên đẹp và môi trƣờng trong lành, môi trƣờng nƣớc và không khí chƣa bị ô nhiễm.Tân Sơn cũng không có ô nhiễm tiếng ồn và hệ thống thảm thực vật với độ che phủ cao.

Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn là địa điểm danh thắng nổi bật nhất của huyện Tân Sơn. Toàn bộ khu Vƣờn quốc gia có diện tích lớn thứ ba (sau Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng và Vƣờn Quốc gia Tam Đảo) so với các khu vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên khác ở miền Bắc nƣớc ta.

Vƣờn quốc gia Xuân Sơn có hệ động vật và hệ thực vật phong phú với 69 loài thú và 240 loài chim cùng với 134 họ, 475 chi, có cả gà nhiều cựa gắn liền với truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và 726 loài thực vật khác nhau. Đây là khu vực bảo tồn sinh học cấp quốc gia, có thể đƣa vào khai thác các hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng.

Nhìn chung Tân Sơn có cảnh quan thiên nhiên đẹp và môi trƣờng trong lành. Tân Sơn có hệ thống thảm thực vật với độ che phủ cao cung cấp nguồn không khí trong lành cho môi trƣờng sống và bảo vệ đất chống xói mòn, là môi trƣờng lý tƣởng cho sự phát triển loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch sinh thái.

f. Tài nguyên nhân văn

Tân Sơn là huyện mới đƣợc thành lập từ năm 2008 trên cơ sở điều chỉnh diện tích tự nhiên huyện Thanh Sơn. Trong quá trình thành lập và phát triển, hiện nay, trên địa bàn huyện có nhiều cộng đồng các dân tộc cùng sinh sống nhƣ

Mƣờng, Dao, Kinh, H’Mông và một số dân tộc khác.

Tổng dân số năm 2019 trên địa bàn huyện Tân Sơn có 79.800 ngƣời với tổng số hộ là 20.650 hộ. Trong đó dân tộc thiểu số là 66.200 ngƣời; dân tộc Mƣờng chiếm đại đa số (chiếm 55,38%), sau đó đến dân tộc Kinh (23,38%), dân tộc Dao (chiếm 8,16%), dân tộc H’Mông (chiếm 10,93%) và các dân tộc khác (chiếm 2,15%).

Mỗi dân tộc có một phong tục tập quán, truyền thống văn hóa riêng, thể hiện qua trang phục, ngôn ngữ, lễ hội truyền thống, phƣơng thức sinh hoạt, lao động sản xuất.

Mặt khác, sự đa dạng của kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian về cơ bản vẫn đƣợc bảo tồn và lƣu truyền cho đến ngày nay, đƣợc thể hiện qua các tác phẩm văn thơ, câu đối, các làn điệu dân ca, lễ hội... và những đƣờng nét đẹp, tinh xảo, duyên dáng của hoa văn trên vải thổ cẩm, hàng mây, tre đan và đồ trang sức thể hiện sinh động đặc sắc đời sống tinh thần của mỗi dân tộc, mỗi vùng.

Tuy nhiên, họ đều có một đặc điểm chung đó là tính cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên cƣờng trong đấu tranh cách mạng, họ có lòng hiếu khách, có tinh thần đoàn kết và tính cộng đồng cao. Đây sẽ là một lợi thế trong quá trình phát triển văn hóa – xã hội chung của toàn huyện.

g. Cảnh quan môi trường.

Môi trƣờng sinh thái của huyện ít chịu tác động của sản xuất công nghiệp, không khí trong lành, mát mẻ, đất phì nhiêu, tƣơi tốt, nƣớc có chất lƣợng tốt, đảm bảo cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất khác của nhân dân. Tuy nhiên tại một số khu vực sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và các hoạt động sản xuất nông nghiệp đang trực tiếp hoặc gián tiếp gây ô nhiễm môi trƣờng đất, không khí, nguồn nƣớc.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)