PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.3.10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất
Công tác giao đất, cho thuê đất, bồi thƣờng khi thu hồi đất và thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai thực hiện theo các Quyết định dƣới đây:
- Quyết định số 24/2014/QĐ-UBND ngày 29/12/2014 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc ban hành bảng giá đất 05 năm (2015-2019).
- Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 14/09/2015 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND tỉnh ban hành quy định cụ thể một số nội dung về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ và đơn giá bồi thƣờng về vật kiến trúc, cây cối khi Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 03/07/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 10/09/2014 của UBND tỉnh ban hành Quy định cụ thể một số nội dung về bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ và Đơn giá bồi thƣờng về vật kiến trúc, cây cối khu Nhà nƣớc thu hồi đất trên địa bàn tỉnh; sửa đổi Quyết định số 12/2015/QĐ-UBND ngày 14/09/2015 của UBND tỉnh Phú Thọ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 10/09/2014 của UBND tỉnh;
Kết quả thu ngân sách nhà nƣớc từ đất đai giai đoạn 2017 – 2019 đạt: 20,37 tỷ đồng. Cụ thể:
+ Năm 2017 thu đƣợc 4,79 tỷ đồng. + Năm 2018 thu đƣợc 5,93 tỷ đồng. + Năm 2019 thu đƣợc 9,65 tỷ đồng.
Nhìn chung thông qua việc thực hiện tốt chính sách tài chính về đất đai đã tạo nguồn thu cho ngân sách để tạo vốn cho đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng khu dân cƣ mới; khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và
tạo sự công bằng giữa các chủ sử dụng đất. Đồng thời, qua việc thực hiện công tác tài chính về đất đai, còn góp phần nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sử dụng đất, tạo nguồn kinh phí cho các địa phƣơng, chủ động tái đầu tƣ cho nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về đất đai, đảm bảo sử dụng đất đầy đủ, có hiệu quả.
2.3.11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
Thông qua công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai, công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo... việc chấp hành pháp luật của ngƣời sử dụng đất đã đƣợc nâng lên rõ rệt, việc đăng ký đất đai, nhất là đăng ký biến động đất đai khi chuyển mục đích sử dụng đất; thực hiện các quyền của ngƣời sử dụng đất; gia hạn sử dụng đất đã đƣợc ngƣời dân chấp hành theo quy định của pháp luật.
Các trƣờng hợp đƣợc nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất đều sử dụng đất đúng vị trí, ranh giới, diện tích, mục đích và thời hạn sử dụng đất, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai; nhất là đất các công trình công cộng, đất do các cơ quan nhà nƣớc đang quản lý, sử dụng; đất của các nông, lâm trƣờng, ban quản lý rừng; đất chƣa sử dụng; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính về đất đai, tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trƣờng.
2.3.12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật đất đai, phát huy mặt tích cực, hạn chế tiêu cực, tìm ra những mặt không còn phù hợp của những quy định để đề xuất, bổ sung sửa đổi.
Trong những năm qua, UBND huyện đã thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra về quản lý sử dụng đất trên địa bàn định kỳ hoặc đột xuất khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Điển hình nhƣ các đoàn thanh tra về lĩnh vực bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, đoàn thanh tra về việc đề xuất cấp GCN quyền sở hữu nhà ở gắn liền đất ở, GCNQSDĐ, thanh tra về trách nhiệm thủ trƣởng trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo… tại các Quyết định: Quyết định số 2770/QĐ-UBND ngày 07/8/2017 về việc phê duyệt bổ sung chƣơng trình công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; Công tác phòng chống tham nhũng năm 2017; Quyết định số 3079/QĐ-UBND ngày 31/8/2017 về việc thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai tại các xã: Văn Luông, Minh Đài, Tam Thanh, Tân Sơn, Lai Đồng và Thu Cúc, huyện Tân Sơn.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra tình hình quản lý và sử dụng đất đai của các xã trên địa bàn huyện cho thấy việc quản lý và sử dụng đất đƣợc UBND xã quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý sử dụng đất công ích của xã; tình trạng ngƣời dân sử dụng đất trái phép, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, ...
Ngoài ra, Huyện ủy, UBND huyện cũng đã triển khai thực hiện Chỉ thị 134/CT-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ ngày 20/01/2010 về việc tăng cƣờng kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức đƣợc nhà nƣớc giao đất, cho thuê đất để kịp thời khắc phục những yếu kém, đồng thời chấn chỉnh lại việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức này.
2.3.13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
UBND huyện ban hành các văn bản triển khai thi hành Luật Đất đai trên địa bàn huyện. Tổ chức tập huấn Luật Đất đai và các văn bản hƣớng dẫn cho khoảng 100 cán bộ của các phòng, ban, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể
của huyện; bí thƣ đảng ủy, chủ tịch UBND và công chức địa chính các xã tại trung tâm hội nghị huyện. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho ban chỉ đạo, tổ công tác, cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trƣờng; chủ tịch UBND và công chức địa chính cấp xã.
Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng đã thực hiện hƣớng dẫn của sở Tài nguyên và Môi trƣờng về phổ biến pháp luật về đất đai. Công khai bộ thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai thuộc thẩm của cấp huyện, cấp xã tại UBND huyện, UBND xã và trên trang thông tin điện tử của huyện.
Tham mƣu cho UBND huyện chỉ đạo UBND các xã phải thƣờng xuyên tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai thông qua các phƣơng tiện thông tin đài truyền thanh của xã, đến các khu dân cƣ…
Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai đến toàn thể cán bộ và nhân dân trong huyện.
2.3.14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.
Về công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai:
Năm 2017 tiếp nhận và giải quyết dứt điểm 19/19 đơn, trong đó: tranh chấp đất đai 06 đơn; kiến nghị phản ánh 13 đơn.
Năm 2018 tiếp nhận 28 và giải quyết xong 26 đơn, chuyển Tòa án nhân dân huyện Tân Sơn 02 đơn, trong đó: tranh chấp đất đai 09 đơn (giải quyết 07 đơn, chuyển Tòa án 02 đơn); kiến nghị phản ánh 17 đơn; khiếu nại 02 đơn.
Năm 2019 tiếp nhận 29 và giải quyết xong 23 đơn, chuyển Tòa án nhân dân huyện Tân Sơn 06 đơn, trong đó: tranh chấp đất đai 11 đơn (giải quyết 06 đơn, chuyển Tòa án 05 đơn); kiến nghị phản ánh 16 đơn; khiếu nại 02 đơn.
Việc giải quyết khiếu nại tố cáo đƣợc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Căn cứ kết quả kiểm tra xác minh, Phòng Tài nguyên và Môi
trƣờng đã tham mƣu Chủ tịch UBND huyện ban hành các văn bản giải quyết theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật. Công tác giải quyết đơn của công dân đã kịp thời.
2.3.15. Quản lý các hoạt động dịch vụ về đất đai.
Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện công khai minh bạch trình tự, thủ tục, thời hạn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,… tạo điều kiện thuận lợi, giảm thời gian đi lại, giảm phiền hà cho công dân, tổ chức; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn và cán bộ công chức, viên chức, tăng cƣờng sự phối hợp trách nhiệm, khắc phục tình trạng đùn đẩy, gây khó khăn cho việc giải quyết công việc.
2.4. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn huyện Tân Sơn.
2.4.1. Hạn chế.
Tuy đạt đƣợc một số kết quả quan trọng trong sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện, nhƣng công tác QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Tân Sơn trong thời gian qua còn một số hạn chế trong công tác quản lý nhƣ sau:
Thứ nhất, QLNN về đất đai chƣa theo chƣơng trình, kế hoạch cụ thể,
vẫn còn chạy theo các sự vụ. Bên cạnh đó cán bộ địa chính cấp xã còn phải kiêm nhiệm nhiều việc, tạo áp lực lớn về công việc, dẫn đến hiệu quả công tác chƣa cao. Thu nhập của cán bộ công chức còn hạn chế, ít có cơ hội thăng tiến, khẳng định mình hơn nữa trong công việc.
Thứ hai, các thủ tục hành chính hiện nay chƣa khoa học, còn rƣờm rà
gây cản trở các quan hệ đất đai trong xã hội, cản trở ngƣời sử dụng đất khai thác sử dụng đất có hiệu quả để phát triển kinh tế.
sơ địa chính còn chậm, ảnh hƣởng đến quyền của ngƣời sử dụng đất và công tác quản lý đất đai tại một số địa phƣơng.
Thứ tư, cơ chế quản lý tài chính về đất vẫn còn mang tính hành chính,
chƣa tạo động lực trong việc khai thác tiềm năng đất đai cũng nhƣ chƣa đảm bảo sự bình đẳng giữa các chủ thể sử dụng đất thuộc các thành phần kinh tế.
Thứ năm, công tác bồi thƣờng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tái định
cƣ thời gian qua chƣa phức tạp, tuy nhiên, cũng đó bộc lộ nhiều hạn chế nhƣ: việc áp giá đền bù về đất còn tuỳ tiện; thời gian kéo dài, nhất là dự án có tái định cƣ; vẫn còn tình trạng vi phạm pháp luật của cán bộ làm công tác GPMB.
Thứ sáu, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trong thời gian qua, các
cấp đó có nhiều cố gắng trong khâu giải quyết. Tuy nhiên, về số lƣợng có giảm nhƣng mức độ phức tạp lại có xu hƣớng tăng.
2.4.2. Nguyên nhân của hạn chế.
- Về chất lƣợng cán bộ, năng lực chuyên môn của cán bộ địa chính ở các xã còn yếu, thiếu; chƣa đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, một bộ phận không ít cán bộ còn có biểu hiện tiêu cực, nhũng nhiễu, cố tình sai phạm trong quản lý đất đai để trục lợi, đang làm méo mó các quan hệ về đất đai và gây bức xúc trong xã hội. Bên cạnh đó, chế độ lƣơng thƣởng chƣa thực sự là công cụ khuyến khích công chức nhiệt tình làm việc
- Pháp luật về đất đai còn một số nội dung chƣa đủ rõ, chƣa phù hợp; các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai đƣợc ban hành nhiều nhƣng còn thiếu đồng bộ, có mặt còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu thống nhất giữa pháp luật đất đai với các pháp luật khác. Trong những năm qua, Luật Đất đai đã qua 3 lần ban hành mới và nhiều lần sửa đổi, đi theo đó là hàng ngàn
văn bản pháp quy đƣợc ban hành, đây là lĩnh vực đứng đầu về mức độ thay đổi chính sách.
- Thủ tục hành chính còn rƣờm rà chƣa thực sự đƣợc giải quyết triệt để.
- Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành chƣa đồng bộ, chƣa thực hiện theo quy trình luân chuyển hồ sơ khi giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai. Vẫn còn nhiều ý kiến và con dấu của các cấp, các ngành trong hồ sơ.
- Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chƣa thực sự tốt. Việc thông tin tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn hình thức, đối phó.
- Các điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết phục vụ cho công tác quản lý đất đai chƣa đảm bảo. Trong nhiều năm QLNN về đất đai của huyện không có đầu tƣ nghiên cứu bằng các công trình, các đề tài khoa học, cũng nhƣ đánh giá tổng kết kinh nghiệm quản lý có sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học.
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN SƠN,
TỈNH PHÚ THỌ TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
3.1. Định hƣớng.
Quan điểm sử dụng đất trong các năm ttiếp theo là phải tiết kiệm, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp hiện có; dành quỹ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, dịch vụ nhất là những lĩnh vực có lợi thế của vùng, kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phòng và giải quyết các vấn đề xã hội; đảm bảo an ninh lƣơng thực; đầu tƣ xây dựng cơ sở vật chất, gắn với việc bảo vệ môi trƣờng, đảm bảo phát triển ổn định, bền vững, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, đối với đất nông, lâm nghiệp, tăng cƣờng đầu tƣ áp dụng tiến
bộ khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, thực hiện thâm canh phát huy thuỷ lợi, sử dụng các giống mới, kết hợp chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, mở rộng diện tích vụ đông để tăng hệ số sử dụng đất canh tác và tăng năng suất, chất lƣợng sản phẩm:
+ Đầu tƣ cải tạo một phần diện tích đất bằng chƣa sử dụng vào mục đích sản xuất: nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và các mục đích khác; tiếp tục bảo vệ và phát triển diện tích đất lâm nghiệp hiện có, tổ chức trồng mới rừng đối với diện tích đất đồi núi chƣa sử dụng.
+ Mở rộng, tăng diện tích đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày (nhƣ lạc, đậu tƣơng, vừng... trên đất thâm canh,tăng vụ); mở rộng diện tích trồng cây ăn quả nhƣ: bƣởi, cam, cam canh... và các giống thích hợp có giá trị kinh tế cao trên đất đồi.
Thứ hai, đối với đất chuyên dùng cần sử dụng hợp lý, tiết kiệm và khai
công nghiệp với quy mô vừa và nhỏ khoảng từ 30 - 50 ha, bên cạnh việc phát triển, thu hút doanh nghiệp mới tiếp tục đầu tƣ vào cụm công nghiệp Tân Phú.
Cần nghiên cứu, đánh giá việc sử dụng đất tiết kiệm mà hiệu quả, hạn chế lấy đất nông nghiệp (nhất là đất trồng lúa) cho mục đích phi nông nghiệp nếu chƣa thực sự cần thiết; ƣu tiên việc sử dụng đất cho phát triển hệ thống giao thông, thuỷ lợi.
Thứ ba, đối với đất khu dân cƣ nông thôn thì cần đƣợc bố trí và chỉnh
trang, mở rộng theo quy hoạch xây dựng nông thôn mới và quy hoạch sử dụng đất, trên cơ sở lấy từ đất vƣờn tạp trong khu dân cƣ, đất nông nghiệp có giá trị sản xuất thấp.
Kiểm tra, rà soát, dành những vị trí đất tiềm năng, có giá trị lớn để đƣa vào đấu giá quyền sử dụng đất, tạo nguồn thu cho ngân sách để đầu tƣ phát triển. Hạn chế tối đa việc xây dựng mới các khu dân cƣ trên đất nông nghiệp.
Thứ tư, đối với bộ máy cơ quan quản lý Nhà nƣớc về đất đai ở địa
phƣơng, phải có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu quản lý, nhất là cấp xã. Thực hiện quản lý thống nhất về đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và