Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 39)

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Tân Sơn

2.1.2. Điều kiện kinh tế

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Từ năm 2017-2019, kinh tế của huyện có những bƣớc phát triển khá. Tốc độ tăng bình quân giá trị tăng thêm giai đoạn (2017 - 2019) đạt 5,60%.

Trong đó: Ngành nông, lâm nghiệp tăng 5,50%, ngành công nghiệp và xây dựng tăng 13,85%, ngành dịch vụ tăng 4,38%.

Giá trị tăng thêm bình quân đầu ngƣời đạt 15,50 triệu đồng, tăng 4,4 lần so với thời điểm thành lập huyện. Sản lƣợng chè búp tƣơi đạt 29.300 tấn.

Trồng mới rừng tập trung đạt 10.095 ha. Giá trị sản phẩm thu hoạch bình quân trên một ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản 72,9 triệu đồng.

2.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sự chuyển dịch kinh tế của huyện còn theo vùng lãnh thổ, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng vùng: Khu vực miền núi phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi và hình thành các xƣởng chế biến gắn liền với vùng nguyên liệu và phát triển thƣơng mại du lịch; vùng thấp phát triển cây lƣơng thực, nuôi trồng thủy sản, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thƣơng mại du lịch.

Mặc dù có sự chuyển dịch tích cực nhƣng cơ cấu kinh tế vẫn chứng tỏ vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nông nghiệp hiện nay. Khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng các ngành dịch vụ tuy có tốc độ phát triển khá. Mức chuyển dịch tăng tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ và giảm tỷ trọng của nông lâm và thủy sản.

Cơ cấu giá trị tăng thêm theo ngành kinh tế giai đoạn 2017 - 2019 chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, phù hợp với định hƣớng phát triển của tỉnh nói chung và của huyện Tân Sơn nói riêng. Tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp, thủy sản 52,7%, công nghiệp - xây dựng 7,2%, dịch vụ 40,1%.

Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp. Sự chuyển dịch đúng hƣớng của cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tƣ và cơ cấu lao động đã bƣớc đầu tạo tiền đề thực hiện mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá của huyện trong giai đoạn tới.

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất đi đôi với phát triển các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho ngƣời sản xuất, kinh doanh phát huy tính năng động, sáng tạo và đạt hiệu quả cao hơn. Kinh tế ngoài nhà nƣớc và kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng nhanh.

- Phát triển sản xuất và đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phần phân công lại lao động, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo. Lao động làm việc trong khu vực nông lâm thuỷ sản giảm từ 93,8% (năm 2017) xuống còn 86,6% (năm 2019); lao động công nghiệp, xây dựng tăng từ 3,3% (năm 2017) lên 6,6% (năm 2019); các ngành dịch vụ tăng từ 2,9% (năm 2017) lên 6,8% (năm 2019).

- Kinh tế nông nghiệp.

Tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Sơn đã cơ bản bảo đảm về an ninh lƣơng thực và hƣớng vào sản xuất hàng hóa, góp phần tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.

Trong 3 năm qua, đã duy trì ổn định diện tích cây lúa bình quân 4.248 ha/năm, cây ngô 1.276 ha/năm, tỷ lệ lúa lai tăng trên 9,45% so với năm 2017, năm 2019 đạt trên 65%; năng suất lúa tăng từ 49,5 tạ/ha năm 2015 lên 51,8 tạ/ha năm 2019.

Diện tích cây chè cho sản phẩm 2.700 ha, tăng 122 ha so với năm 2017, năng suất tăng từ 90 tạ/ha năm 2017 lên 109 tạ/ha năm 2019.

quân 7.000 con/năm, trọng lƣợng xuất chuồng tăng bình quân 5%/năm.

Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp thuỷ sản (giá 2019) đạt 457,1 tỷ đồng, tăng 19,16% so với năm 2017.

Giá trị sản phẩm bình quân trên một ha đất canh tác đạt 72,9 triệu đồng, tăng 37,55% so với năm 2017; sản lƣợng lƣơng thực đạt 28.300 tấn, tăng 7,4% so với năm 2017; lƣơng thực bình quân đầu ngƣời đạt 355 kg/ngƣời; sản lƣợng thịt hơi xuất chuồng đạt trên 7.144 tấn/năm; sản lƣợng khai thác thủy sản đạt 364 tấn; trồng rừng tập trung đạt trên 2.019 ha/năm, sản lƣợng gỗ khai thác đạt 76.400 m3/năm.

- Kinh tế công nghiệp

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển trong điều kiện địa bàn huyện không có lợi thế về thu hút đầu tƣ.

Năm 2019, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp - xây dựng đạt 62,1 tỷ đồng, tăng 78,61% so với năm 2017.

Một số sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất công nghiệp của huyện là: Chế biến chè, khai thác và sơ chế quặng sắt, khai thác và chế biến đá, chế biến gỗ.

- Kinh tế dịch vụ

Đã hình thành các ngành dịch vụ cơ bản trên địa bàn, đáp ứng đƣợc nhu cầu tiêu dùng, sử dụng dịch vụ của nhân dân.

Năm 2019, giá trị tăng thêm của ngành dịch vụ đạt 343,4 tỷ đồng, tăng 17,08% so với năm 2017; số hộ kinh doanh thƣơng mại dịch vụ là trên 1.800 hộ; tổng mức bán lẻ hàng hóa dịch vụ đạt 310 tỷ đồng.

Các ngành dịch vụ thƣơng mại, vận tải hàng hóa, hành khách, kho bãi ngày càng đƣợc mở rộng quy mô và nâng cao chất lƣợng.

Các ngành tín dụng ngân hàng, viễn thông, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm đang tiếp tục đƣợc đầu tƣ phát triển.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)