Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 59 - 64)

PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.7. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy

chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý đất đai; xác nhận tƣ cách pháp lý của thửa đất và của ngƣời sử dụng đất. Nhà nƣớc nắm chắc đến từng thửa đất và giúp ngƣời sử dụng đất có đủ điều kiện để thực hiện các quyền và nghĩa vụ.

* Đăng ký đất đai: Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng tham mƣu UBND huyện tổ chức triển khai đăng ký đất đai gắn liền với công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính. Các xã trên địa bàn huyện đã hoàn thành việc đo đạc chi tiết bản đồ địa chính, đang kê khai đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng và hoàn thiện sổ địa chính dạng số và dạng giấy.

* Lập và quản lý hồ sơ địa chính: Hồ sơ quản lý đƣợc lập theo từng nội dung cho từng xã, tổ chức, cá nhân... theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Hiện tại, hệ thống hồ sơ địa chính chƣa đồng nhất giữa các cấp quản lý, việc cập nhật biến động liên thông 3 cấp vẫn chƣa đầy đủ và không đồng bộ.

Trong tƣơng lai, cần triển khai xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai thống nhất và phần mềm quản lý cập nhật biến động bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính để thực hiện tốt cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai.

* Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo dự án đo vẽ bản đồ địa chính.

Huyện Tân Sơn đã đƣợc triển khai dự án từ năm 2013, bao gồm 06 xã (Mỹ Thuận, Tân Phú, Thu Ngạc, Kiệt Sơn, Thu Cúc, Long Cốc); Năm 2015 thêm 02 xã Minh Đài và Xuân Đài; Đến năm 2017, 09 xã còn lại đƣợc triển khai thực hiện (Bao gồm các xã: Văn Luông, Thạch Kiệt, Tân Sơn, Lai Đồng, Đồng Sơn, Kim Thƣợng, Xuân Sơn, Tam Thanh và Vinh Tiền).

Ngay từ khi dự án đƣợc triển khai, UBND huyện đã tích cực chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất và UBND các xã phối hợp với các đơn vị tƣ vấn nhằm nhanh chóng hoàn thành dự án đảm bảo tiến độ, chất lƣợng hồ sơ theo quy định.

Giai đoạn 2017-2019, UBND huyện Tân Sơn đã cấp đƣợc 14.373 GCN (Bao gồm, cấp đổi: 11.502 GCN; cấp mới: 2.871 GCN)/41.785 GCN theo hợp đồng, đạt 34,4%. Trong đó:

* Cấp lần đầu: 2.871 giấy, diện tích cấp 593,32 ha. Bao gồm các loại đất sau: Đất ở tại nông thôn 233,6 ha; đất trồng cây lâu năm 113,44 ha; đất chuyên trồng lúa nƣớc 180,84 ha; đất nuôi trồng thủy sản 0,67 ha; đất rừng sản xuất 64,77 ha.

* Cấp đổi, cấp lại: 15.502 giấy, diện tích cấp 2287,39 ha. Bao gồm các loại đất sau: Đất ở tại nông thôn 53,42 ha; đất trồng cây lâu năm 113,61 ha; đất chuyên trồng lúa nƣớc 92,64 ha; đất nuôi trồng thủy sản 0,21 ha; đất rừng sản xuất 2.027,51 ha.

Nhìn chung đến thời điểm này, tiến độ thực hiện dự án còn rất chậm; có 02 xã đã cơ bản hoàn thành, hiện đang hoàn thiện hồ sơ để đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trƣờng kiểm tra nghiệm thu là xã Xuân Đài và xã Long Cốc; còn lại 15 xã vẫn đang tiếp tục thực hiện, đặc biệt có 6 xã: Văn Luông, Tam Thanh, Kim Thƣợng, Tân Sơn, Lai Đồng và Đồng Sơn đơn vị tƣ vấn chƣa chuyển hồ sơ nào chuyển về UBND huyện.

Từ giữa năm 2018, một số đơn vị tƣ vấn không bố trí nhân lực thực hiện công tác kê khai đăng ký tại xã (Xã Thu Cúc, xã Thu Ngạc, xã Lai Đồng, xã Đồng Sơn), do vậy ảnh hƣởng đến tiến độ dự án.

- Nguyên nhân của những khó khăn, vƣớng mắc.

+ Sự phối hợp giữa các đơn vị tƣ vấn với Chính quyền địa phƣơng còn chƣa tốt. Cụ thể trong việc lập hồ sơ đối với các trƣờng hợp với thửa đất tăng diện tích, ranh giới sử dụng đất thay đổi do tự khai phá, lấn chiếm, nhận chuyển nhƣợng, tặng cho, thừa kế phải bổ sung hồ sơ theo quy định.

+ Thửa đất đã thực hiện chuyển quyền nhƣng chƣa có hồ sơ chuyển quyền.

+ Khó khăn trong việc xác định mục đích sử dụng đất (loại đất) khi cấp mới (lần đầu), cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận đối với loại đất rừng nằm trong ranh giới Vƣờn quốc gia Xuân Sơn, trong ranh giới rừng phòng hộ.

+ Hiện trạng sử dụng đất của một số hộ không đúng mục đích ghi trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gây khó khăn trong việc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đất nông nghiệp, nhƣng hiện nay hộ đã xây nhà kiên cố).

+ Các thông tin hồ sơ không thống nhất... Bảng biểu Chi tiết đƣợc thể hiện tại bảng 2.9:

Bảng 2.9: Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo dự án đo đạc bản đồ địa chính trên địa bàn huyện Tân Sơn giai đoạn 2017 – 2019

STT Tên đơn vị hành chính Khối lƣợng GCN theo hợp động (GCN) Số GCN đã cấp (GCN) Tổng số Cấp mới Cấp đổi Tổng số Cấp mới Cấp đổi 1 Xã Mỹ Thuận 3.202 402 2.800 1.501 1.501 2 Xã Thu Ngạc 2.707 698 2.009 1.282 1.195 87 3 Xã Tân Phú 3.066 970 2.096 741 741 4 Xã Thạch Kiệt 2.260 325 1.935 5 Xã Kiệt Sơn 2.400 379 2.021 1.364 1.364 6 Xã Thu Cúc 5.127 855 4.272 2.404 428 1.976 7 Xã Lai Đồng 1.492 232 1.260 8 Xã Đồng Sơn 1.393 277 1.116 9 Xã Tân Sơn 2.152 110 2.042 10 Xã Văn Luông 3.534 120 3.414 11 Xã Minh Đài 2.752 229 2.523 1.747 1.747 12 Xã Xuân Đài 3.100 546 2.554 1.600 1.600 13 Xã Kim Thƣợng 3.422 408 3.014 14 Xã Xuân Sơn 388 28 360 15 Xã Vinh Tiền 975 155 820 775 775 16 Xã Long Cốc 2.586 668 1.918 2.959 1.248 1.711 17 Xã Tam Thanh 1.229 334 895 Tổng 41.785 6.736 35.049 14.373 2.871 11.502

* Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Trong quá trình thực hiện cấp GCNQSDĐ, huyện Tân Sơn đã tuân thủ quy trình cấp GCNQSDĐ theo luật định. Cụ thể nhƣ sau:

Trƣớc tiên, công dân (ngƣời đề nghị cấp GCN) nộp một bộ hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ tại UBND xã, thị trấn nơi có đất.

Bộ hồ sơ bao gồm: Đơn xin cấp GCNQSDĐ; các hóa đơn chứng từ (nếu có) và Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất hoặc các văn bản ủy quyền (nếu có).

Thứ hai, UBND cấp xã xét duyệt hồ sơ để xác định quyền sử dụng đất hợp pháp của từng chủ sử dụng đất trên từng thửa đất theo quy định; cụ thể là: UBND cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ địa chính, xác minh thời điểm, nguồn gốc sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai, sự phù hợp quy hoạch; niêm yết công khai kết quả kiểm tra 15 ngày tại trụ sở UBND xã và khu dân cƣ nơi có đất; sau thời gian niêm yết công khai kết quả kiểm tra, UBND xã xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thẩm quyền và hồ sơ sẽ đƣợc gửi đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng.

Thứ ba, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trƣờng hợp cần thiết; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trƣờng hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trƣờng hợp không đủ điều kiện.

Trƣờng hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm trích lục bản đồ địa chính thửa đất và lập trích lục đo vẽ bổ sung thửa đất; gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế đối với trƣờng hợp hộ gia đình, cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ tài chính để xác định mức nghĩa vụ tài chính

theo quy định của pháp luật;

Thứ tƣ, Sau khi hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tổ chức in GCNQSDĐ, chuyển phòng Tài nguyên và môi trƣờng kiểm tra hồ sơ và trình UBND huyện ra quyết định cấp GCNQSDĐ.

Nhìn chung, thủ tục liên quan đến cấp GCNQSDĐ đƣợc tiến hành đơn giản, giảm sự phiền hà cho nhân dân. Thời gian từ khi ngƣời sử dụng đất nộp hồ sơ đến khi nhận GCNQSDĐ tại huyện Tân Sơn không quá 30 ngày theo quy định.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện tân sơn, tỉnh phú thọ (Trang 59 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)