PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về đất đai trên địa bàn
bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn tới.
3.2.1. Giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường.
- UBND huyện cần đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho ngƣời dân và các tổ chức, doanh nghiệp về việc hiểu, thực hiện nghiêm các chính sách, pháp luật đất đai; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng. Nâng cao vai trò của chính quyền địa phƣơng trong công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai, tài nguyên, môi trƣờng trên địa bàn.
- UBND huyện Tân Sơn cần tăng cƣờng công tác quản lý, bảo vệ môi trƣờng, điều tra đánh giá và sử dụng hợp lý tài nguyên đất theo hƣớng hiệu quả và bền vững.
- UBND huyện cần duy trì, phát triển và bảo vệ diện tích đất nông nghiệp, đất trồng trọt, đất trồng cây lâu năm và đất rừng. Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện việc đƣa diện tích đất chƣa sử dụng vào sử dụng và khai thác để đạt hiệu quả nhất; ngăn chặn tình trạng đất bị xâm hại, lấn chiếm; phát triển quỹ đất theo hƣớng khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, mở rộng diện tích đất ở những nơi có điều kiện.
- UBND huyện cần nghiên cứu, đánh giá, xây dựng quy chế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ trang thiết bị, áp dụng thành tựu khoa học, kỹ
thuật trong việc sử dụng, cải tạo, bồi bổ, bảo vệ, làm tăng độ phì của đất để nâng cao hiệu quả kinh tế đầu tƣ trên đất; khuyến khích các doanh nghiệp và ngƣời dân đầu tƣ phát triển vào nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao.
3.2.2. Giải pháp về công tác quản lý.
- UBND huyện cần có sự đầu tƣ, nghiên cứu, rà soát, đối chiếu số lƣợng cán bộ quản lý đất đai ở cấp huyện, cán bộ địa chính các xã; bởi vẫn còn đó một vài cán bộ địa chính chƣa đáp ứng với nhiệm vụ ngày càng nhiều trong tình hình hiện nay. Từ đó, tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về đất đai, cán bộ địa chính xã bằng các hình thức nhƣ mời chuyên gia của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Sở Tài nguyên và Môi trƣờng về giảng giải, tập huấn các quy định của Nhà nƣớc về công tác Tài nguyên và Môi trƣờng để nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ để làm tốt công tác tham mƣu; đồng thời mời lãnh đạo chủ chốt của huyện, xã cùng tham gia để biết rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mình đối với việc quản lý và sử dụng đất đai của các địa phƣơng.
- UBND huyện cần thực hiện công bố, công khai toàn bộ phƣơng án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng nhƣ việc điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt để các tổ chức, cá nhân biết và thực hiện theo đúng quy định. Lấy quy hoạch sử dụng đất làm căn cứ để kế hoạch hóa việc sử dụng đất của các ban, ngành, địa phƣơng trong huyện. Nhu cầu sử dụng đất chỉ đƣợc giải quyết khi đã có trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- UBND huyện cần tăng cƣờng hơn nữa trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch (hoặc điều chỉnh quy hoạch), kế hoạch sử dụng đất thƣờng xuyên, liên tục tại địa phƣơng. Kiên quyết xử lý các trƣờng hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt.
Thƣờng xuyên kiểm tra tiến độ đầu tƣ dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai, đảm bảo quỹ đất sử dụng có hiệu quả, tránh lãng phí.
- Nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan “đại diện” và các tổ chức xã hội đối với việc quản lý đất đai của UBND các cấp và các cơ quan nhà nƣớc khác. Bên cạnh đó, cần có chế tài kiểm soát đủ mạnh để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đất đai, nhất là việc giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi, bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ không phù hợp với quy định của pháp luật.
- Tiếp tục kiện toàn các cơ quan quản lý và các tổ chức thực hiện dịch vụ công về đất đai trong việc cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nƣớc các tổ chức và công dân khi có nhu cầu, nhất là trong việc xác lập các giao dịch dân sự (mua bán, cho thuê, giá cả, hoạt động môi giới, v.v..) về nhà đất, nhằm thiết lập một thị trƣờng bất động sản lành mạnh bảo đảm cân bằng lợi ích giữa ngƣời sử dụng và nhà quản lý trên cơ sở những thông tin công khai, minh bạch và độ tin cậy cao.
3.2.3. Giải pháp về cơ chế chính sách * Chính sách về đất đai: * Chính sách về đất đai:
- UBND huyện cần tiếp tục cụ thể hóa các điều khoản của Luật Đất đai, các văn bản của Trung ƣơng, của tỉnh phục vụ cho quá trình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh hơn nữa công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng quy định của nhà nƣớc và pháp luật.
- UBND huyện cần có chính sách ƣu tiên phát triển nông nghiệp theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong quản lý đất trên địa bàn. Có chính sách hỗ trợ, bồi thƣờng thỏa đáng để có thể khai hoang, tăng vụ bù sản lƣợng do mất đất trồng lúa, đảm bảo an sinh
xã hội để ngƣời dân yên tâm sản xuất khi thực hiện thu hồi đất để thực hiện các công trình, dự án của huyện.
* Chính sách ưu đãi:
UBND huyện cần có các chính sách tạo điều kiện về thủ tục, về những điều kiện đảm bảo nhằm thu hút vốn đầu tƣ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc thực hiện dự án đầu tƣ trên địa bàn huyện.
3.2.4. Giải pháp về nguồn nhân lực.
- Trƣớc tiên cần coi trọng hệ thống giáo dục, đào tạo cho các thế hệ tƣơng lai, từ giáo dục mẫu giáo, mầm non đến giáo dục phổ thông và đào tạo chuyên nghiệp dạy nghề gắn với các chƣơng trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của huyện Tân Sơn nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung.
- UBND huyện cần đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, trách nhiệm và tâm huyết trong công việc, đặc biệt là đối với vị trí việc làm liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trƣờng để sẵn sàng đáp ứng cho sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế của huyện.