Phần I : MỞ ĐẦU
Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.2. Tố cáo, giải quyết tố cáo
1.2.7. Xác minh nội dung tố cáo
Theo Luật Tố cáo số 25/2018/QH14: Ngƣời giải quyết tố cáo tiến hành xác minh hoặc giao cho cơ quan thanh tra cùng cấp hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác xác minh nội dung tố cáo (gọi chung là ngƣời xác minh nội dung tố cáo). Việc giao xác minh nội dung tố cáo phải thực hiện bằng văn bản.
Văn bản giao xác minh nội dung tố cáo có các nội dung chính sau đây: Ngày, tháng, năm giao xác minh;
Ngƣời đƣợc giao xác minh nội dung tố cáo;
Họ tên, địa chỉ của ngƣời bị tố cáo; tên gọi, trụ sở của cơ quan, tổ chức bị tố cáo;
Nội dung cần xác minh;
Thời gian tiến hành xác minh;
Quyền và trách nhiệm của ngƣời đƣợc giao xác minh nội dung tố cáo. Ngƣời xác minh nội dung tố cáo phải tiến hành các biện pháp cần thiết để thu thập thông tin, tài liệu, làm rõ nội dung tố cáo. Thông tin, tài liệu thu thập phải đƣợc ghi chép thành văn bản, khi cần thiết thì lập thành biên bản, đƣợc lƣu giữ trong hồ sơ vụ việc tố cáo.
Trong quá trình xác minh, ngƣời xác minh nội dung tố cáo phải tạo điều kiện để ngƣời bị tố cáo giải trình, đƣa ra các chứng cứ để chứng minh tính đúng, sai của nội dung cần xác minh.
Ngƣời xác minh nội dung tố cáo đƣợc thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 1 và các điểm a, b, c khoản 2 Điều 11 của Luật này theo phân công của ngƣời giải quyết tố cáo.
Kết thúc việc xác minh nội dung tố cáo, ngƣời đƣợc giao xác minh phải có văn bản báo cáo ngƣời giải quyết tố cáo về kết quả xác minh nội dung tố cáo và kiến nghị biện pháp xử lý.
1.2.8. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
Theo Luật Tố cáo số 25/2018/QH14: Ngƣời tố cáo có các quyền sau đây:
Thực hiện quyền tố cáo theo quy định của Luật này;
Đƣợc bảo đảm bí mật họ tên, địa chỉ, bút tích và thông tin cá nhân khác;
Đƣợc thông báo về việc thụ lý hoặc không thụ lý tố cáo, chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết, gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo, kết luận nội dung tố cáo;
Tố cáo tiếp khi có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không đúng pháp luật hoặc quá thời hạn quy định mà tố cáo chƣa đƣợc giải quyết;
Rút tố cáo;
Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ ngƣời tố cáo;
Đƣợc khen thƣởng, bồi thƣờng thiệt hại theo quy định của pháp luật. Ngƣời tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
Trình bày trung thực về nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có đƣợc;
Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về nội dung tố cáo; Hợp tác với ngƣời giải quyết tố cáo khi có yêu cầu;
Bồi thƣờng thiệt hại do hành vi cố ý tố cáo sai sự thật của mình gây ra.
1.2.9. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
Theo Luật Tố cáo số 25/2018/QH14, ngƣời bị tố cáo có các quyền sau đây:
Đƣợc thông báo về nội dung tố cáo, việc gia hạn giải quyết tố cáo, đình chỉ, tạm đình chỉ việc giải quyết tố cáo, tiếp tục giải quyết tố cáo;
Đƣợc giải trình, đƣa ra chứng cứ để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
Đƣợc nhận kết luận nội dung tố cáo;
Đƣợc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp khi chƣa có kết luận nội dung tố cáo của ngƣời giải quyết tố cáo;
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý ngƣời cố ý tố cáo sai sự thật, ngƣời giải quyết tố cáo trái pháp luật;
Đƣợc phục hồi danh dự, khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm, đƣợc xin lỗi, cải chính công khai, đƣợc bồi thƣờng thiệt hại do việc tố cáo, giải quyết tố cáo không đúng gây ra theo quy định của pháp luật;
Khiếu nại quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Theo Luật Tố cáo số 25/2018/QH14, ngƣời bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
Có mặt để làm việc theo yêu cầu của ngƣời giải quyết tố cáo;
Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định xử lý theo kết luận nội dung tố cáo của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
Bồi thƣờng thiệt hại, bồi hoàn do hành vi trái pháp luật của mình gây ra.
1.2.10. Kết luận nội dung tố cáo
Theo Luật Tố cáo số 25/2018/QH14, việc kết luận nội dung tốt cáo đƣợc quy định:
Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của ngƣời bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, ngƣời giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.
Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây: Kết quả xác minh nội dung tố cáo;
Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;
Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;
Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;
Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, ngƣời giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến ngƣời bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý ngƣời bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến ngƣời tố cáo.
1.2.11. Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo
Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 quy đinh: Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, ngƣời giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý nhƣ sau:
Trƣờng hợp kết luận ngƣời bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý ngƣời cố ý tố cáo sai sự thật;
Trƣờng hợp kết luận ngƣời bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Trƣờng hợp hành vi vi phạm của ngƣời bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho ngƣời giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.
1.2.12. Việc tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo
Việc tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo đƣợc quy định trong Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 cụ thể:
Trƣờng hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật thì ngƣời tố cáo có quyền tố cáo tiếp với ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của ngƣời đã giải quyết tố cáo.
Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đƣợc tố cáo tiếp, ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của ngƣời đã giải quyết tố cáo phải
xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trƣớc đó; trƣờng hợp cần thiết, làm việc trực tiếp với ngƣời tố cáo về nội dung tố cáo tiếp, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để quyết định xử lý đối với tố cáo tiếp. Việc xử lý đƣợc thực hiện nhƣ sau:
Trƣờng hợp việc giải quyết tố cáo trƣớc đó là đúng quy định của pháp luật thì không giải quyết lại vụ việc tố cáo, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho ngƣời tố cáo về việc không giải quyết lại;
Trƣờng hợp việc giải quyết tố cáo trƣớc đó là không đúng thẩm quyền thì tiến hành giải quyết tố cáo theo thẩm quyền hoặc chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
Trƣờng hợp việc giải quyết tố cáo trƣớc đó có một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều này thì ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết lại vụ việc tố cáo theo thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo quy định tại Chƣơng này.
Việc giải quyết lại vụ việc tố cáo đƣợc thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:
Kết quả xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo thiếu chính xác hoặc thiếu khách quan;
Bỏ sót, bỏ lọt thông tin, tài liệu, chứng cứ quan trọng trong khi xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo;
Áp dụng không đúng pháp luật trong quá trình xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo.
Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:
Nội dung quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật Tố cáo;
Kết luận về những nội dung vi phạm trong quá trình giải quyết tố cáo của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dƣới;
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết tố cáo trƣớc đó;
Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc giải quyết tố cáo.
1.3. Giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo về đất đai
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2013 quy định:
Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai: Ngƣời sử dụng đất, ngƣời
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Giải quyết tố cáo về đất đai : Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp
luật về quản lý và sử dụng đất đai. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
* Công tác tiếp dân, xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, phản ánh.
Công tác tiếp công dân đƣợc thực hiện theo quy định của Luật tiếp công dân số: 42/2013/QH13 ngày 25/11/2013, Nghị định 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân quy định cụ thể về trách nhiệm tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của ngƣời đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân. Cụ thể nhƣ sau:
Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hƣớng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.
Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thƣờng xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất.
Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý
kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.
Nơi tiếp công dân bao gồm Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công
dân hoặc nơi làm việc khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân bố trí và phải đƣợc thông báo công khai hoặc thông báo trƣớc cho ngƣời đƣợc tiếp.
Nguyên tắc tiếp công dân:
Việc tiếp công dân phải đƣợc tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho ngƣời tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì ngƣời tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh hoặc hƣớng dẫn ngƣời đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc.
Nội dung trình bày phải đƣợc ghi vào sổ tiếp công dân gồm; số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có); yêu cầu, đề nghị của ngƣời đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếp nhận, xử lý vụ việc.
Trƣờng hợp ngƣời đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chƣa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì ngƣời tiếp công dân hƣớng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ; trƣờng hợp nội dung trình bày chƣa rõ ràng, đầy đủ thì ngƣời tiếp công dân đề nghị ngƣời đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ.
Trƣờng hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì ngƣời tiếp công dân hƣớng dẫn ngƣời đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng