Phần I : MỞ ĐẦU
Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.3. Giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo về đất đai
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11
năm 2013 quy định:
Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai: Ngƣời sử dụng đất, ngƣời
có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
Giải quyết tố cáo về đất đai : Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp
luật về quản lý và sử dụng đất đai. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
* Công tác tiếp dân, xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, phản ánh.
Công tác tiếp công dân đƣợc thực hiện theo quy định của Luật tiếp công dân số: 42/2013/QH13 ngày 25/11/2013, Nghị định 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân quy định cụ thể về trách nhiệm tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của ngƣời đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân. Cụ thể nhƣ sau:
Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hƣớng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.
Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thƣờng xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất.
Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý
kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.
Nơi tiếp công dân bao gồm Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công
dân hoặc nơi làm việc khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân bố trí và phải đƣợc thông báo công khai hoặc thông báo trƣớc cho ngƣời đƣợc tiếp.
Nguyên tắc tiếp công dân:
Việc tiếp công dân phải đƣợc tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho ngƣời tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.
Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.
Tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì ngƣời tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo,
kiến nghị, phản ánh hoặc hƣớng dẫn ngƣời đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc.
Nội dung trình bày phải đƣợc ghi vào sổ tiếp công dân gồm; số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có); yêu cầu, đề nghị của ngƣời đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếp nhận, xử lý vụ việc.
Trƣờng hợp ngƣời đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chƣa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì ngƣời tiếp công dân hƣớng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ; trƣờng hợp nội dung trình bày chƣa rõ ràng, đầy đủ thì ngƣời tiếp công dân đề nghị ngƣời đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ.
Trƣờng hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì ngƣời tiếp công dân hƣớng dẫn ngƣời đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
Thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, ngƣời tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến ngƣời đã đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một trong các nội dung sau đây:
Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã đƣợc thụ lý để giải quyết; Việc xem xét khiếu nại, tố cáo để thụ lý cần kéo dài thời gian do cần xác minh thêm theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo;
Từ chối thụ lý đối với khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc không đủ điều kiện thụ lý;
Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã đƣợc chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.
Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo cho ngƣời khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
* Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đào tạo, bồi dƣỡng, thực hiện các chế độ, chính sách về khiếu nại, tố cáo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi địa phƣơng, đơn vị.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức và nhân dân ở xã, phƣờng, thị trấn, góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Giúp ngƣời dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo và trách nhiệm của mình khi thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.
* Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo: Trách nhiệm thông tin, báo cáo trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:
Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chủ tịch nƣớc và gửi báo cáo đến Ủy ban trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác giải quyết khiệu nại, tố cáo.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý của cơ quan mình theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Chính phủ.
Hằng năm, Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan cấp trên trực tiếp và thông báo đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
cùng cấp về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa phƣơng và lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình.
* Vai trò kiểm tra, giám sát và thanh tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; động viên nhân dân nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo; khi nhận đƣợc khiếu nại, tố cáo thì nghiên cứu, hƣớng dẫn ngƣời khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.
Khiếu nại, tố cáo do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận chuyển đến phải đƣợc ngƣời giải quyết khiếu nại, tố cáo xem xét, giải quyết và trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đã chuyển đơn biết kết quả giải quyết; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết đó thì tổ chức đã chuyển đơn có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết; cơ quan, tổ chức nhận đƣợc kiến nghị có trách nhiệm trả lời kiến nghị đó trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết.
1.4 Mục tiêu Quản lý nhà nƣớc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị xã Phú Thọ.
Hạn chế phát sinh đơn thƣ khiếu nại, tố cáo về đất đai, đặc biệt là tố cáo đông ngƣời, phức tạp, kéo dài, vƣợt cấp về các cơ quan cấp tỉnh, Trung ƣơng.
Không phát sinh điểm nóng về khiếu nại, tố cáo;
Tập trung tiếp nhận, xử lý, giải quyết các đơn thƣ khiếu nại, tố cáo về đất đai đảm bảo 100% theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định;
Rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, kéo dài còn tồn đọng.
1.5 Bộ máy giải quyết khiếu nại, tố cáo tại UBND thị xã Phú Thọ
1.5.1 Trong giải quyết khiếu nại
- Chủ tịch UBND xã, phƣờng (sau đây gọi chung là cấp xã), các cán bộ, công chức giúp việc thực hiện xác minh, tham mƣu giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của ngƣời có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp.
- Thủ trƣởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân thị xã Phú Thọ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, giải quyết tố cáo đối với của ngƣời có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp
- Chủ tịch UBND thị xã Phú Thọ: Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình; Giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trƣởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân thị xã đã giải quyết lần đầu nhƣng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhƣng chƣa đƣợc giải quyết…
- Thanh tra thị xã thực hiện tham mƣu giúp Chủ tịch UBND thị xã tiến hành kiểm tra, xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết khiếu nại thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã khi đƣợc giao.
1.5.2 Trong giải quyết tố cáo
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, các cán bộ công chức giúp việc cho Chủ tịch UBND cấp xã giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Phú Thọ có thẩm quyền giải quyết tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, ngƣời đứng đầu, cấp phó của ngƣời đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thị xã và cán bộ, công chức do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.
- Thanh tra thị xã thực hiện tham mƣu giúp Chủ tịch UBND thị xã tiến hành xác minh, kết luận, kiến nghị việc giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND thị xã khi đƣợc giao.
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ PHÚ THỌ, TỈNH PHÚ THỌ 2.1. Khái quát về thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ
2.1.1. iều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Phú Thọ nằm trong vùng đồi trung du của tỉnh Phú Thọ cách thành phố Việt Trì 35 km về Phía Tây. Có tọa độ địa lý từ 21024' đến 21028' độ vĩ Bắc và từ 105020' đến 105030' độ kinh Đông. Thị xã có phía Bắc giáp huyện Phù Ninh và huyện Thanh Ba, phía Đông giáp huyện Phù Ninh, phía Tây giáp huyện Thanh Ba, phía Nam giáp huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao.
Với vai trò là một trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hội lớn thứ 2 của tỉnh, đô thị Phú Thọ hiện nay và trong tƣơng lai sẽ trở thành đô thị có nền kinh tế phát triển, có dịch vụ hạ tầng tốt, có nhiều điều kiện thu hút đầu tƣ. Chất lƣợng sống đô thị và nông thôn nâng cao, từ đây thu hút đƣợc lƣợng lớn lực lƣợng lao động về làm việc và sinh sống.
Địa hình: Nằm trên vùng giáp giữa đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi, hƣớng dốc thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Với địa hình bán sơn địa điển hình, chia cắt nhiều, địa hình khá đa dạng, đó vừa là những khó khăn và những thuận lợi cho việc đầu tƣ và phát triển kinh tế - xã hội.
Khí hậu: thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa lƣợng bức xạ cao, có nền nhiệt độ cao, lƣợng mƣa tập trung chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ không khí trung bình 23o1. Lƣợng mƣa ngày lớn nhất 701,2 mm, trung bình năm 1.850mm. Số giờ nắng trung bình năm 1.571 giờ.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính thị xã Phú Thọ
2.1.1.2. Đất đai
Theo số liệu thống kê năm 2014, Thị xã Phú Thọ có tổng diện tích tự nhiên: 6.460,07 ha, trong đó chia ra:
Bảng 2.1 : Tình hình sử dụng đất thị xã Phú Thọ
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)
Đất nông, lâm nghiệp 4.198,98 65,0
Đất giao thông 580,34 8,98
Đất thủy lợi, mặt nƣớc chuyên dùng 557,2 8,63
Đất an ninh – Quốc phòng 250,6 3.88
Đất ở 408 6,32
Đất CN, TTCN, khai thác khoáng sản 72,57 1,12
Đất khác 11,26 0,17
Đất chƣa sử dụng 218,74 3,39
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Phú Thọ
Đối với thị xã Phú Thọ, trong những năm qua, về diện tích đất nông nghiệp đang có chiều hƣớng thu hẹp do một số dự án quy hoạch khu công nghiệp, đấu giá, làm đƣờng giao thông… Kết quả kiểm kê cho thấy trong 3 năm 2016 - 2018, diện tích đất phải thu hồi để xây dựng những dự án, công trình trọng điểm của 03 xã, phƣờng của thị xã Phú Thọ vào khoảng 223 ha với số hộ bị thu hồi là 1.822 hộ gia đình, cá nhân. Ƣớc tính tổng kinh phí bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng hơn 110,4 tỉ đồng, tập trung thu hồi lớn nhất là vào năm 2017, 2018 do ở đây có dự án khu công nghiệp Phú Hà đƣợc quy hoạch khoảng hơn 350 . Trong vòng 3 năm trở lại đây bình quân một hộ bị thu hồi đất là 1124,5 m2
đất nông nghiệp (năm 2017 là 613,8 m2; năm 2018 là: 435 m2
; năm 2019 là: 2945,4 m2)
Hiện tại, trên địa bàn thị xã Phú Thọ đang thực hiện việc bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ theo Quyết định số 11/2014/QĐ- UBND của UBND tỉnh