Kết luận nội dung tố cáo

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 35)

Phần I : MỞ ĐẦU

Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.2. Tố cáo, giải quyết tố cáo

1.2.10. Kết luận nội dung tố cáo

Theo Luật Tố cáo số 25/2018/QH14, việc kết luận nội dung tốt cáo đƣợc quy định:

Căn cứ vào nội dung tố cáo, giải trình của ngƣời bị tố cáo, kết quả xác minh nội dung tố cáo, tài liệu, chứng cứ có liên quan, ngƣời giải quyết tố cáo ban hành kết luận nội dung tố cáo.

Kết luận nội dung tố cáo phải có các nội dung chính sau đây: Kết quả xác minh nội dung tố cáo;

Căn cứ pháp luật để xác định có hay không có hành vi vi phạm pháp luật;

Kết luận về nội dung tố cáo là đúng, đúng một phần hoặc tố cáo sai sự thật; xác định trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến nội dung tố cáo;

Các biện pháp xử lý theo thẩm quyền cần thực hiện; kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác áp dụng các biện pháp xử lý theo thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luật;

Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, ngƣời giải quyết tố cáo gửi kết luận nội dung tố cáo đến ngƣời bị tố cáo, cơ quan, tổ chức quản lý ngƣời bị tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến ngƣời tố cáo.

1.2.11. Việc xử lý kết luận nội dung tố cáo của người giải quyết tố cáo

Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 quy đinh: Chậm nhất là 07 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo, ngƣời giải quyết tố cáo căn cứ vào kết luận nội dung tố cáo tiến hành việc xử lý nhƣ sau:

Trƣờng hợp kết luận ngƣời bị tố cáo không vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị tố cáo bị xâm phạm do việc tố cáo không đúng sự thật gây ra, đồng thời xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý ngƣời cố ý tố cáo sai sự thật;

Trƣờng hợp kết luận ngƣời bị tố cáo vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ thì áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Trƣờng hợp hành vi vi phạm của ngƣời bị tố cáo có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ vụ việc đến Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả xử lý, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý kiến nghị trong kết luận nội dung tố cáo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho ngƣời giải quyết tố cáo về kết quả xử lý.

1.2.12. Việc tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo

Việc tố cáo tiếp, giải quyết lại vụ việc tố cáo đƣợc quy định trong Luật Tố cáo số 25/2018/QH14 cụ thể:

Trƣờng hợp có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo là không đúng quy định của pháp luật thì ngƣời tố cáo có quyền tố cáo tiếp với ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của ngƣời đã giải quyết tố cáo.

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đƣợc tố cáo tiếp, ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp của ngƣời đã giải quyết tố cáo phải

xem xét hồ sơ giải quyết vụ việc tố cáo trƣớc đó; trƣờng hợp cần thiết, làm việc trực tiếp với ngƣời tố cáo về nội dung tố cáo tiếp, thu thập thông tin, tài liệu, chứng cứ có liên quan để quyết định xử lý đối với tố cáo tiếp. Việc xử lý đƣợc thực hiện nhƣ sau:

Trƣờng hợp việc giải quyết tố cáo trƣớc đó là đúng quy định của pháp luật thì không giải quyết lại vụ việc tố cáo, đồng thời thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho ngƣời tố cáo về việc không giải quyết lại;

Trƣờng hợp việc giải quyết tố cáo trƣớc đó là không đúng thẩm quyền thì tiến hành giải quyết tố cáo theo thẩm quyền hoặc chuyển tố cáo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo;

Trƣờng hợp việc giải quyết tố cáo trƣớc đó có một trong các căn cứ quy định tại khoản 3 Điều này thì ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp giải quyết lại vụ việc tố cáo theo thời hạn, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo quy định tại Chƣơng này.

Việc giải quyết lại vụ việc tố cáo đƣợc thực hiện khi có một trong các căn cứ sau đây:

Kết quả xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo thiếu chính xác hoặc thiếu khách quan;

Bỏ sót, bỏ lọt thông tin, tài liệu, chứng cứ quan trọng trong khi xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo;

Áp dụng không đúng pháp luật trong quá trình xác minh hoặc kết luận nội dung tố cáo.

Kết luận nội dung giải quyết lại vụ việc tố cáo bao gồm các nội dung chính sau đây:

Nội dung quy định tại khoản 2 Điều 35 của Luật Tố cáo;

Kết luận về những nội dung vi phạm trong quá trình giải quyết tố cáo của ngƣời đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dƣới;

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc giải quyết tố cáo trƣớc đó;

Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong việc giải quyết tố cáo.

1.3. Giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo về đất đai

Luật Đất đai số 45/2013/QH13 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29 tháng 11

năm 2013 quy định:

Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai: Ngƣời sử dụng đất, ngƣời

có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Giải quyết tố cáo về đất đai : Cá nhân có quyền tố cáo vi phạm pháp

luật về quản lý và sử dụng đất đai. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

* Công tác tiếp dân, xử lý đơn thƣ khiếu nại, tố cáo, phản ánh.

Công tác tiếp công dân đƣợc thực hiện theo quy định của Luật tiếp công dân số: 42/2013/QH13 ngày 25/11/2013, Nghị định 64/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tiếp công dân quy định cụ thể về trách nhiệm tiếp công dân; quyền và nghĩa vụ của ngƣời đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tổ chức hoạt động tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị và điều kiện bảo đảm cho hoạt động tiếp công dân. Cụ thể nhƣ sau:

Tiếp công dân là việc cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân quy định tại Điều 4 của Luật này đón tiếp để lắng nghe, tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hƣớng dẫn cho công dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định của pháp luật.

Tiếp công dân bao gồm tiếp công dân thƣờng xuyên, tiếp công dân định kỳ và tiếp công dân đột xuất.

Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý

kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.

Nơi tiếp công dân bao gồm Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công

dân hoặc nơi làm việc khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân bố trí và phải đƣợc thông báo công khai hoặc thông báo trƣớc cho ngƣời đƣợc tiếp.

Nguyên tắc tiếp công dân:

Việc tiếp công dân phải đƣợc tiến hành tại nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Việc tiếp công dân phải bảo đảm công khai, dân chủ, kịp thời; thủ tục đơn giản, thuận tiện; giữ bí mật và bảo đảm an toàn cho ngƣời tố cáo theo quy định của pháp luật; bảo đảm khách quan, bình đẳng, không phân biệt đối xử trong khi tiếp công dân.

Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định của pháp luật.

Tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì ngƣời tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo,

kiến nghị, phản ánh hoặc hƣớng dẫn ngƣời đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc.

Nội dung trình bày phải đƣợc ghi vào sổ tiếp công dân gồm; số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có); yêu cầu, đề nghị của ngƣời đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếp nhận, xử lý vụ việc.

Trƣờng hợp ngƣời đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chƣa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì ngƣời tiếp công dân hƣớng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ; trƣờng hợp nội dung trình bày chƣa rõ ràng, đầy đủ thì ngƣời tiếp công dân đề nghị ngƣời đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ.

Trƣờng hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì ngƣời tiếp công dân hƣớng dẫn ngƣời đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.

Thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, ngƣời tiếp công dân có trách nhiệm trả lời trực tiếp hoặc thông báo bằng văn bản đến ngƣời đã đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một trong các nội dung sau đây:

Khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã đƣợc thụ lý để giải quyết; Việc xem xét khiếu nại, tố cáo để thụ lý cần kéo dài thời gian do cần xác minh thêm theo quy định của Luật khiếu nại, Luật tố cáo;

Từ chối thụ lý đối với khiếu nại, tố cáo không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình hoặc không đủ điều kiện thụ lý;

Nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đã đƣợc chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo cho ngƣời khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

* Thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đào tạo, bồi dƣỡng, thực hiện các chế độ, chính sách về khiếu nại, tố cáo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi địa phƣơng, đơn vị.

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức và nhân dân ở xã, phƣờng, thị trấn, góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Giúp ngƣời dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo và trách nhiệm của mình khi thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.

* Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo: Trách nhiệm thông tin, báo cáo trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo:

Hằng năm, Chính phủ báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, Chủ tịch nƣớc và gửi báo cáo đến Ủy ban trung ƣơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về công tác giải quyết khiệu nại, tố cáo.

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Chính phủ về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý của cơ quan mình theo định kỳ hoặc theo yêu cầu của Chính phủ.

Hằng năm, Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan cấp trên trực tiếp và thông báo đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

cùng cấp về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi địa phƣơng và lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của mình.

* Vai trò kiểm tra, giám sát và thanh tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách về giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.

Giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận:

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm giám sát việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; động viên nhân dân nghiêm chỉnh thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo; khi nhận đƣợc khiếu nại, tố cáo thì nghiên cứu, hƣớng dẫn ngƣời khiếu nại, tố cáo đến cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết.

Khiếu nại, tố cáo do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận chuyển đến phải đƣợc ngƣời giải quyết khiếu nại, tố cáo xem xét, giải quyết và trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đã chuyển đơn biết kết quả giải quyết; nếu không đồng ý với kết quả giải quyết đó thì tổ chức đã chuyển đơn có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức cấp trên trực tiếp xem xét, giải quyết; cơ quan, tổ chức nhận đƣợc kiến nghị có trách nhiệm trả lời kiến nghị đó trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày có quyết định giải quyết.

1.4 Mục tiêu Quản lý nhà nƣớc giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị xã Phú Thọ.

Hạn chế phát sinh đơn thƣ khiếu nại, tố cáo về đất đai, đặc biệt là tố cáo đông ngƣời, phức tạp, kéo dài, vƣợt cấp về các cơ quan cấp tỉnh, Trung ƣơng.

Không phát sinh điểm nóng về khiếu nại, tố cáo;

Tập trung tiếp nhận, xử lý, giải quyết các đơn thƣ khiếu nại, tố cáo về đất đai đảm bảo 100% theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định;

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)