Phần I : MỞ ĐẦU
Phần II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2. Thực trạng vấn đề công tác quản lý nhà nƣớc trong giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất
2.2.3. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.2.3.1. Tồn tại, hạn chế
Trong công tác tiếp dân: Trên địa bàn thị xã Phú Thọ trong những năm vừa qua nhìn chung công tác tiếp công dân đã có những chuyển biến theo hƣớng tích cực. Song vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhƣ:
Một số xã, phƣờng chƣa bố trí đƣợc phòng tiếp dân riêng, còn sử dụng chung với phòng làm việc của một số bộ phận nhƣ Tƣ pháp, Văn phòng…;
Chủ tịch UBND một số xã, phƣờng trực tiếp tiếp công dân còn ít, đa số ủy quyền cho Phó Chủ tịch hoặc cán bộ chuyên môn tiếp công dân.
Việc mở sổ, ghi chép sổ tiếp dân hầu hết các xã, phƣờng chƣa đầy đủ thông tin theo yêu cầu.
Nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác của cán bộ thực hiện công tác tiếp công dân, tham mƣu về giải quyết khiếu nại, tố cáo còn hạn chế, chƣa đáp ứng yêu cầu, tƣơng xứng với trách nhiệm đƣợc giao, khả năng giải thích pháp luật của cán bộ còn hạn chế, cán bộ tiếp dân kiêm nhiệm nhiều việc.
Việc thực hiện chế độ đối với cán bộ làm công tác tiếp dân, giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo ở một số xã, phƣờng chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ theo quy định.
Công tác quản lý Nhà nƣớc về tiếp công dân còn nhiều hạn chế, công tác thanh tra, kiểm tra công vụ trong việc tiếp công dân chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên.
Trong công tác giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo
Việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thƣ khiếu nại, tranh chấp, phản ảnh ở Ban tiếp công dân thị xã và một số xã, phƣờng còn lúng túng.
Có tình trạng công dân gửi đơn thƣ vƣợt cấp tới các cơ quan ở Tỉnh, Trung ƣơng.
Công tác giải quyết đơn thƣ ở một số phòng, ban, đơn vị, UBND các xã phƣờng đôi khi còn chậm;
Công tác phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị có nhiều việc chƣa kịp thời.
2.2.3.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan:
Hệ thống chính sách pháp luật nói chung, về đất đai, thu hồi, bồi thƣờng tính ổn định không cao, thiếu nhất quán, một số văn bản áp dụng thiếu cụ thể, có sự chênh lệch chính sách giữa các địa phƣơng khi thực hiện cùng một dự án.
Giải quyết chƣa tốt mối quan hệ giữa quyền của Nhà nƣớc với tƣ cách là đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai và quyền của ngƣời sử dụng đất đã đƣợc pháp luật công nhận, nên chƣa quan tâm đầy đủ lợi ích chính đáng của ngƣời sử dụng đất.
Giải quyết chƣa thỏa đáng mối quan hệ giữa lợi ích của xã hội với lợi ích của những ngƣời có đất bị thu hồi, thƣờng chỉ nhấn mạnh đến tính cấp thiết của việc giải phóng mặt bằng để có đƣợc dự án; chƣa chú ý những vấn đề xã hội nảy sinh sau khi thu hồi đất, dẫn tới không bảo đảm điều kiện tái định cƣ, không có phƣơng án tích cực về giải quyết việc làm cho ngƣời có đất bị thu hồi. Việc quy định giá đất quá thấp so với giá chuyển nhƣợng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trƣờng gây ra những phản ứng gay gắt của ngƣời có đất bị thu hồi.
Quy hoạch thu hồi đất nông nghiệp chƣa đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng, tính khả thi thấp. Không chấp hành đúng các quy định của Nhà nƣớc về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ ...
Quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp, khiếu nại liên quan đến đất đai chƣa đủ rõ dẫn đến công tác xét xử, giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về đất đai còn nhiều hạn chế; chế tài xử lý chƣa đủ mạnh để ngăn ngừa các hành vi vi phạm.
Do hiểu biết pháp luật của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, vẫn có trƣờng hợp lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để cố tình gây khó khăn cho địa phƣơng. Tổ chức và cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai thiếu ổn định và bất cập so với yêu cầu thực tế.
Công tác quản lý đất đai, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn một số xã, phƣờng còn nhiều tồn tại, hạn chế; số liệu sổ sách, hồ sơ địa chính lƣu trữ không đầy đủ gây khó khăn cho công tác quản lý và giải quyết đơn thƣ công dân, tạo nên những vụ việc khiếu kiện mới về đất đai.
Trên địa bàn đang tiếp tục triển khai thực hiện các dự án phải thu hồi đất, đặc biệt việc thu hồi đất của dự án khu công nghiệp Phú Hà có liên quan đến quyền lợi của ngƣời dân; việc tồn đọng, vƣớng mắc từ nhiều năm trƣớc chƣa đƣợc giải quyết.
Nguyên nhân chủ quan:
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng trên địa bàn thị xã Phú Thọ chƣa thƣờng xuyên, liên tục, nội dung, hình thức chƣa phong phú nên hiệu quả không cao.
Nhận thức pháp luật của một bộ phận cán bộ, công chức chƣa thống nhất, nhất là việc xác định thẩm quyền giải quyết, hình thức văn bản giải quyết khiếu nại, dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm, chuyển đơn lòng vòng.
Việc tổ chức đối thoại đôi khi còn mang tính hình thức mà chƣa thực sự lắng nghe, hƣớng dẫn, giải thích thấu đáo cho ngƣời khiếu nại, tố cáo hiểu rõ chủ trƣơng, chính sách pháp luật. Do đó, mặc dù đơn đã đƣợc giải quyết theo đúng thẩm quyền nhƣng nhiều ngƣời dân vẫn tiếp tục khiếu nại, tố cáo lên cấp trên.
Công tác kiểm tra, thanh tra về đất đai chƣa nghiêm, chƣa đƣợc phát hiện và xử lý kịp thời. Kế hoạch kiểm tra, thanh tra thực hiện chế độ trong công tác quản lý và sử dụng đất đai chƣa đƣợc đặt ra một cách cụ thể, tích cực.
Nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh những tranh chấp, khiếu nại về đất đai còn xuất phát từ sự yếu kém, bất cập trong công tác quản lý đất đai, hành vi vụ lợi trong quản lý, sử dụng đất đai, nhũng nhiễu, thiếu công tâm của đội ngũ cán bộ.
Trách nhiệm của lãnh đạo một số phòng, ban, đơn vị, UBND xã, phƣờng về tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ảnh chƣa đƣợc coi trọng. Trong tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp,
khiếu nại, tố cáo lĩnh vực đất đai, một số xã, phƣờng chƣa làm tốt các việc tiếp dân, nhận đơn. Cấp ủy và chính quyền một số xã, phƣờng chƣa tập trung chỉ đạo để giải quyết kịp thời, dứt điểm các phát sinh khiếu kiện, còn né tránh, đùn đẩy trcsh nhiệm trong giải quyết phát sinh khiếu kiện.
Công tác hòa giải ở cấp cơ sở chƣa đƣợc định hƣớng đúng mức, cán bộ làm công tác hòa giải chƣa đáp ứng về năng lực, phẩm chất, kinh nghiệm. Việc thanh tra, kiểm tra chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, thiếu kiên quyết, thiếu chủ động trong việc xử lý các vi phạm vi phạm do thanh kiểm tra phát hiện.
2.2.3.3. Bài học kinh nghiệm.
Từ những kết quả đã đạt đƣợc và những tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân của cấp uỷ Đảng, chính quyền thị xã Phú Thọ. Rút ra một số bài học kinh nghiệm là:
Sự lãnh đạo thƣờng xuyên của các cấp ủy Đảng cùng với sự chỉ đạo sâu sát của Thủ trƣởng các cơ quan hành chính Nhà nƣớc trong công tác tiếp công dân, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo là yếu tố quyết định hiệu quả của công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong tình hình luật pháp còn bất cập, nơi nào cấp ủy Đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo sâu sát thì ở đó sẽ nắm chắc dự báo đƣợc tình hình, đề ra đƣợc nhiều biện pháp hữu hiệu hạn chế phát sinh tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và giải quyết tốt các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đã phát sinh.
Tăng cƣờng hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục về pháp luật nói chung, đặc biệt là Luật Khiếu nại, Luật tố cáo coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm và thƣờng xuyên của Thủ trƣởng các cơ quan Nhà nƣớc.
Thƣờng xuyên tổ chức thực hiện thanh tra công vụ. Trong quá trình triển khai, thực hiện xử lý nghiêm minh đối với cán bộ thiếu trách nhiệm, tham mƣu đề xuất sai làm ảnh hƣởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, của Nhà nƣớc.
Cần tăng cƣờng thực hiện tốt việc công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ, trong triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật, nhất là về đất đai, kịp thời chấn chỉnh, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc trên các lĩnh vực thì hạn chế phát sinh khiếu nại, tố cáo. Nơi nào thiếu công khai, minh bạch, quyết sách nào thiếu dân chủ, công bằng và buông lỏng công tác quản lý để xảy ra vi phạm, tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, thì sẽ gây ra bức xúc trong dƣ luận xã hội, làm phát sinh khiếu nại, tố cáo.
Cán bộ thực thi nhiệm vụ phải có, có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, trình độ chuyên môn phù hợp, tôn trọng, lắng nghe Nhân dân thì mới giải quyết thấu tình, đạt lý, dứt điểm vụ việc ngay từ khi mới phát sinh. Nếu giải quyết hời hợt, né tránh thì Nhân dân càng bức xúc, dẫn đến tình trạng đơn thƣ vƣợt cấp, làm cho tình hình thêm phức tạp, vấn đề giải quyết càng thêm khó khăn.
Vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, nhất là tham gia hòa giải, đối thoại, thuyết phục, giải thích thì vụ việc sẽ giải quyết hiệu quả hơn. Nếu thực hiện tốt sự phối hợp giữa các cấp chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thì nhiều vụ việc sẽ đƣợc giải quyết ngay tại cơ sở.
Đối với các vụ việc phức tạp, tồn đọng, kéo dài, đông ngƣời cần có sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, quan tâm, chủ động rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài, đông ngƣời, coi đây là việc làm thƣờng xuyên; tranh thủ sự hƣớng dẫn của các cơ quan cấp trên.