Kết quả kinh doanh những năm gần đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Tổng công ty CP Bưu chính Viettel (Trang 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1.3 Kết quả kinh doanh những năm gần đây:

Năm 2006: đạt 91 tỷ đồng (tăng 36.6 lần so với năm 2000). Thu nhập bình quân đạt 2.5 triệu đồng/ ngƣời/ tháng.

Năm 2011: đạt 597 tỷ đồng tăng gấp 6,5 lần so với 2006 nhƣng quân số chỉ tăng 0,2 lần so với năm 2006. Thu nhập bình quân lên 7,9 triệu/ngƣời/tháng tăng hơn 3 lần so 2006.

Năm 2012: doanh thu 860 tỷ đồng, thu nhập bình quân đạt 11,7tr/ng/tháng.

Năm 2013: Mục tiêu doanh thu 1.100 tỷ đồng, Viettelpost bƣớc vào câu lạc bộ doanh nghiệp 1.000 tỷ. 6 tháng đầu năm ƣớc đạt 45%-46% KH năm, cao nhất trong vòng 5 năm gần đây.

Năm 2015: Mục tiêu phấn đấu đạt trên 2.200 tỷ đồng (đƣợc đặt ra trong Nghị quyết Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015).

Để đánh giá khái quát tình hình kinh doanh của Tổng Công ty cổ phần Bƣu chính Viettel (viết tắt là: VTP) những năm gần đây, chúng ta nghiên cứu sơ bộ về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của VTP thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 04 năm liền kề, từ 2010 đến 2013.

Bảng 3.2: Báo cáo kết quả kinh doanh (rút gọn) từ 2010-2013 của VTP

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 432.095,1 530.553,6 629.560,4 846.132,5 2. Doanh thu thuần về bán hàng và

cung cấp dịch vụ 432.094,6 530.553,6 629.560,4 846.132,5 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 45.927,5 62.890,7 69.171,6 85.083,4

4. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 21.192,5 23.923,9 25.891,5 31.027,8

5. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 21.070,8 24.375,2 26.304,3 30.996,4 6. Lợi nhuận sau thuế 15.917,4 18.236,5 19.279,6 22.651,4

Bảng 3.2 cho thấy tƣơng ứng với quy mô sản xuất, kinh doanh; ta thấy doanh thu của Tổng Công ty từ 2010 – 2013 liên tục tăng với tốc độ trên 15%/năm. Cùng với việc doanh thu của Tổng Công ty tăng lên hàng năm lợi nhuận cũng liên tục tăng trong giai đoạn 2010-2013. Năm 2010, lợi nhuận của Tổng Công ty là 15.917,4 triệu đồng; năm 2011 tăng 15%; năm 2012 lợi nhuận tăng thêm 6% và tốc độ tăng trƣởng này tiếp tục duy trì ở năm 2013 với tỷ lệ tăng thêm là 17,5%.

Bảng 3.3: Thị phần của Tổng công ty CP Bƣu chính Viettel năm 2013

Nguồn: Sách trắng Công nghệ thông tin 2013

(Tổng thị phần VTP: 10.08%, trong đó: thị phần chuyển phát quốc tế:3% và chuyển phát trong nước 19%)

Bảng 3.4: Giá trị tài sản, nguồn vốn của VTP

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng tài sản (= Tổng

Bảng 3.4 cho thấy quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của VTP tăng lên từ 2010 sang 2011, nhƣng năm 2012 có chậm lại và năm 2013 lại tiếp tục đà tăng. Điều này đƣợc thể hiện qua tổng tài sản năm 2011 tăng 19,7% so với năm 2010; năm 2012 tổng tài sản giảm 6,1% so với năm 2011, năm 2013 tăng 41,2% so với năm 2012.

3.1.4 Các thành tích đạt được:

Năm 2009, 2011 đạt giải “Doanh nghiệp vì cộng đồng” do Tạp chí Thƣơng mại cùng Công ty TNHH Văn hóa Thông tin Việt Nam (VINACINCO), Tòa soạn Doanh nhân và Thƣơng hiệu, Cổng thông tin điện tử trang vàng doanh nghiệp phối hợp tổ chức

Năm 2009 đạt giải: “Tin và Dùng” do ngƣời tiêu dùng bình chọn

Bộ TT&TT tôn vinh với Giải thƣởng VICTA 2010 cho “Doanh nghiệp vừa và nhỏ ứng dụng CNTT hiệu quả nhất”.

Giải “Thƣơng hiệu nổi tiếng nhất ngành hang Bƣu chính tại Việt Nam năm 2010” do Ngƣời tiêu dùng bình chọn.

Huân chƣơng lao động Hạng 3 do Nhà nƣớc trao tặng ( 2012).

Giải “Thƣơng hiệu mạnh và phát triển bền vững năm 2012” do Bộ Công thƣơng phối hợp với VCCI chứng nhận.

Năm 2013, lọt vào danh sách 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển nhất Việt Nam và là doanh nghiệp duy nhất trong lĩnh vực bƣu chính chuyển phát.

Giải thƣởng "Sao Vàng đất Việt" cho ngành hàng bƣu chính chuyển phát năm 2013, “Sản phẩm dịch vụ đƣợc ngƣời tiêu dùng yêu thích”; và “Thƣơng hiệu Việt Nam phát triển bền vững”.

3.2 Phân tích thực trạng chiến lƣợc kinh doanh dịch vụ Bƣu chính chuyển phát của Tổng Công ty CP Bƣu chính Viettel chuyển phát của Tổng Công ty CP Bƣu chính Viettel

3.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược của Tổng Công ty

3.2.1.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô

Nhân tố thuộc môi trường kinh tế

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) bình quân thời kỳ 2006-2010 đạt 7,02%/năm. Trong 3 khu vực, khu vực nông nghiệp tăng trung bình 3,5%/năm; khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ đều tăng trung bình trên 7,5%/năm.

Kết quả trên đã đƣa GDP năm 2010 (giá so sánh) cao gấp 2 lần so với năm 2000; GDP năm 2010 (giá thực tế) đạt trên 101 tỷ USD; GDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 1.160 USD, vƣợt mục tiêu kế hoạch và đƣa Việt Nam trở thành nƣớc đang phát triển có mức thu nhập trung bình.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2006 đến nay thấp hơn khá nhiều so với mức bình quân 7,38%/năm giai đoạn 2000-2005 và có xu hƣớng giảm dần : từ mức bình quân 8,34%/năm giai đoạn 2006-2007 xuống mƣ́c 6,14%/năm giai đoạn 2008-2010 và đạt 5,89% năm 2011.

Đơn vị: %

Trong giai đoa ̣n 2006 đến nay, mă ̣c dù nền kinh tế gă ̣p nhiều khó khăn nhƣng Viê ̣t Nam tiếp tu ̣c huy đô ̣ng đƣợc lƣợng vốn đầu tƣ lớn , góp phần vào viê ̣c duy trì tốc đô ̣ tăng trƣởng ở mƣ́c khá cao . Năm 2012, tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội đạt 877,9 nghìn tỷ đồng, tăng gấp 2,2 lần so với năm 2006 (398,9 nghìn tỷ đồng) . Với tốc độ tăng cao nhƣ vậy, tỷ lệ vốn đầu tƣ/GDP tiếp tục duy trì ở mức cao (trên 40%) trong cả giai đoạn 2006-2010.

Đơn vị: %

Hình 3.3: Tỷ lệ vốn đầu tƣ toàn xã hội/GDP giai đoạn 2006-2011

(Nguồn: Tổng cụ thống kê (TCTK))

Trong giai đoạn 2006 đến nay, lạm phát của Việt Nam nhìn chung đều ở mức 2 con số (ngoại trừ năm 2009) với mức tăng trung bình là 11,5%/năm, cao gấp hơn 2 lần mức tăng 5,2%/năm của giai đoạn 2001-2005. Nhìn vào đồ thị có thể thấy, lạm phát trong vòng hơn 10 năm trở lại đây phân chia thành hai giai đoạn khá rõ nét.

Trong suốt thời gian qua, lạm phát là vấn đề dai dẳng và gây tổn thƣơng nhiều nhất tới kinh tế Việt Nam khi thƣờng xuyên cao hơn, kéo dài lâu hơn và dao động mạnh hơn so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới.

Nhìn chung nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trƣởng khá cao, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các cân đối lớn đƣợc đảm bảo và ổn định đƣợc nền kinh tế vĩ mô. Đây chính là cơ hội phát triển thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia thị trƣờng dịch vụ Bƣu chính chuyển phát vì khi nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu dịch vụ chuyển phát, thƣơng mại điện tử, logistic tăng lên rất nhanh, thị trƣờng sẽ phát triển nhanh chóng.

Cùng với những biến động về giá là sự biến động của lãi suất cũng ảnh hƣởng không nhỏ tới các chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay các ngân hàng thi nhau ồ ạt tăng lãi suất huy động tạo ra những lợi thế cho ngƣời gửi tiền nhƣng lại làm cho chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng lên, gây khó khăn trong việc tìm nguồn vốn đầu tƣ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì thế trong khi xây dựng chiến lƣợc, Tổng Công ty luôn quan tâm đến các biến cố thuộc môi trƣờng kinh tế để có thể đƣa ra một chiến lƣợc phù hợp với từng thời kỳ chiến lƣợc.

Nhân tố thuộc môi trường chính trị, luật pháp

Việt Nam đi theo nguyên mẫu xã hội chủ nghĩa độc đảng. Dƣới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong những năm qua đất nƣớc không ngừng đổi mới, chính trị xã hội luôn ổn định, đời sống vật chất tinh thần đƣợc nâng cao. Hiện nay Việt Nam đƣợc đánh giá là một thị trƣờng hấp dẫn và tin cậy của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Với bối cảnh nhƣ vậy tạo ra nhiều thuận lợi cho các ngành kinh tế phát triển mạnh đặc biệt là ngành bƣu chính viễn thông.

Tình hình chính trị, an ninh ổn định. Hệ thống pháp luật ngày càng đƣợc sửa đổi phù hợp với nền kinhtế hiện nay, do vậy nền kinh tế mở sau khi nƣớc

doanh nghiệp Việt Nammà còn với cả doanh nghiệp nƣớc ngoài muốn đầu tƣ vào nƣớc ta.

Về xu hƣớng quản lý giá cho thấy giá cƣớc sử dụng dịch vụ bƣu chính liên tục giảm để đảm bảo phù hợp với sự phát triển của thị trƣờng.

Khi thị trƣờng bƣu chính Việt Nam chƣa bão hoà, các doanh nghiệp chạy đua để giành giật thị phần, phát triển gia tăng doanh thu, sản lƣợng thì công cụ hữu hiệu nhất mà các nhà cung cấp dịch vụ bƣu chính đang sử dụng hiện nay là giảm giá cƣớc dịch vụ vì mức cƣớc hiện nay vẫn còn có thể giảm đƣợc nữa (khi giá xăng dầu liên tục giảm).

Xu hƣớng giảm giá cƣớc chuyển phát vừa là cơ hội, nhƣng cũng vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp tham gia khai thác thị trƣờng bƣu chính chuyển phát. Cùng với hội nhập kinh tế nhƣ hiện nay thì sẽ có nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài vào khai thác thị trƣờng bƣu chính đầy tiềm năng của chúng ta và do đó cạnh tranh sẽ càng khốc liệt hơn. Doanh nghiệp nào không có chiến lƣợc đúng đắn sẽ bị đào thải khỏi cuộc chơi trên thƣơng trƣờng.

Nhân tố thuộc môi trường khoa học công nghệ

Ngày nay khoa học công nghệ có bƣớc phát triển nhƣ vũ bão, mỗi ngày thế giới lại chứng kiến một loạt những phát minh mới hoặc những cải tiến mới làm thay đổi toàn cảnh khoa học công nghệ của thế giới.

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet, công nghệ không dây đã làm thay đổi căn bản phƣơng thức kinh doanh. Các doanh nghiệp chú trọng nhiều tới việc ứng dụng công nghệ trong sản xuất và dịch vụ để giảm chi phí quản lý, nâng cao tốc độ phát hiện và cảnh báo, giao dịch giảm lƣợng hàng hóa tồn kho, chỉ tập kết đúng thời điểm, số lƣợng khi cần. Kết quả điều tra năm 2011 của Bộ Công thƣơng cho thấy 73% doanh nghiệp vừa và nhỏ, 93% doanh nghiệp lớn sử dụng email trong kinh doanh từ trao đổi thông tin đến quảng cáo, giao kết hợp đồng. Nhu cầu sử dụng dịch vụ chuyển

phát phục vụ trao đổi thông tin, giao kết hợp đồng có xu hƣớng giảm.

Thƣơng mại điện tử ngày càng phát triển năm 2011 có 32% trang web có chức năng đặt hàng trực tuyến, mua hàng trực tuyến ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu bán lẻ ở các nƣớc, năm 2010 ở Mỹ doanh thu bán hàng trực tuyến chiếm tỷ trọng 8,6% tổng doanh thu bán lẻ, ở Nhật doanh thu bán hàng trực tuyến chiếm tỷ trọng 7,8% tổng doanh thu bán lẻ, tại Việt Nam doanh thu bán hàng trực tuyến chiếm tỷ trọng 0,63% tổng doanh thu bán lẻ (Nguồn: nghiên cứu thị trƣờng của Nielsen 2011). Theo đánh giá của Bộ công thƣơng 5 tháng đầu năm 2012 nếu loại trừ yếu tố giá thì thị trƣờng bán lẻ tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2011, dự đoán quy mô thị trƣờng bán lẻ năm 2012 khoảng 113 tỷ đô la (http://bocongthuong.com.vn). Nhƣ vậy, xuất hiện nhu cầu cung ứng hậu cần trong lĩnh vực bán hàng trực tuyến tại Việt Nam với quy mô doanh thu bán hàng trực tuyến vào khoảng 1 tỷ đô la tạo ra cơ hội mới cho các doanh nghiệp chuyển phát. Ngoài ra xu hƣớng tiếp thị trực tiếp từ doanh nghiệp đến khách hàng vẫn tiếp tục phát triển và có hiệu quả cùng với sự phát triển của ngành bán lẻ và thƣơng mại điện tử.

Dịch vụ thƣ lai ghép ngày càng phát triển, dịch vụ này sẽ cho phép khách hàng gửi tài liệu kỹ thuật số, bƣu thiếp tự thiết kế trên Iphone sau đó nén bức ảnh và thông tin cá nhân thành các tầm bƣu thiếp dƣới dạng vật lý và gửi thông qua cổng thông tin web của doanh nghiệp Bƣu chính, chuyển phát, tới chi nhánh, bƣu cục nơi sau đó các tài liệu này sẽ lần lƣợt đƣợc in, gấp lại và chuyển phát tiếp đến tay khách hàng. Khách hàng sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian và chi phí "đáng kể" khi sử dụng dịch vụ mới này. Các tùy chọn có sẵn cho ngƣời sử dụng bao gồm việc sử dụng danh sách gửi thƣ, cá nhân thƣ tín và thƣ bảo đảm.

Môi trường văn hoá xã hội

Môi trƣờng văn hoá của chúng ta tƣơng đối đa dạng nhƣng cơ bản vẫn là văn hoá dựa trên nền sản xuất nông nghiệp. Việt Nam là nƣớc có dân số đông đứng thứ 13 trên thế giới với khoảng gần 90 triệu dân, 72% dân số sống ở nông thôn. Với sự phát triển dân số nhƣ hiện nay sẽ dẫn đến sự tăng mạnh lực lƣợng lao động ( từ 53 triệu ngƣời độ tuổi 15-59 lên khoảng 60 triệu ngƣời năm 2010), những ngƣời đƣa ra quyết định tiêu thụ và kiểu hộ gia đình nhỏ sẽ kích thích tiêu dùng.

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

Tổng dân số (triệu dân) 84,15 85,16 86,09 87,00 87,85 Mật độ dân số (ngƣời/km2) 254 257 260 262 265

(Nguồn: Dự báo dân số Việt Nam đến năm 2010)

Ngày nay giới trẻ có lối sống ngày càng cao và những nhu cầu ngày càng tăng lên liên quan đến thời trang, sức khoẻ và du lịch. Ngƣời tiêu dùng đang tập trung vào cuộc sống hiện đại và sống thuận tiện, do đó họ thích các sản phẩm hoặc dịch vụ có thể đem lại những hình ảnh về địa vị xã hội hoặc vai trò quan trọng. Đồng thời ngày nay sự bình đẳng nam nữ đã khiến cho ngày càng nhiều phụ nữ có địa vị cao trong xã hội và họ cũng trở thành lực lƣợng kiếm tiền nuôi sống gia đình, đó là một bộ phận không nhỏ của thị trƣờng.

Mặt khác văn hoá truyền miệng ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp thị sản phẩm và dịch vụ mới. Vì vậy các doanh nghiệp cần chú ý làm hài lòng khách hàng của mình bằng chất lƣợng dịch vụ, đó chính là cách quảng cáo tốt nhất và hữu hiệu nhất mà doanh nghiệp nên áp dụng.

Trong thời đại toàn cầu hóa, mỗi dân tộc đều phải nhận thức một cách sâu sắc và rõ ràng rằng muốn đạt đƣợc sự phát triển bền vững và ổn định thì phải có những điều kiện tiên quyết, đó là phải xây dựng văn hoá làm cơ sở, làm nền tảng, phải gắn kết tăng trƣởng kinh tế với việc phát triển văn hoá và

ổn định chính trị xã hội.

Vai trò của kinh doanh nói chung và doanh nhân nói riêng đã đƣợc cải thiện đáng kể trong con mắt xã hội. Trong cuộc điều tra xã hội học ở thành phố Hồ Chí Minh tháng 5.2003, số ngƣời đƣợc hỏi đã cho rằng, "Kinh doanh là một nghề có ích cho xã hội" chiếm 94%, "Ngƣời biết làm giàu là ngƣời đáng quý trọng" chiếm 74%. Việc nhiều ngƣời có bằng cấp cao, thậm chí từng làm cán bộ quản lý trong cơ quan nhà nƣớc vẫn chọn nghề kinh doanh, chứng tỏ xã hội đã thừa nhận tầm quan trọng của nghề này. Đây là một chuyển biến đáng kể so với quan niệm truyền thống "nhất sĩ, nhì nông" của Việt Nam.

Đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng đƣợc trẻ hoá, phần lớn đang ở độ tuổi sung sức. Theo kết quả điều tra của nhóm tác giả Trƣờng Đại học Ngoại thƣơng tiến hành trong hai năm 1999 và 2000, số ngƣời tiến hành đàm phán (bao gồm các giám đốc và trƣởng phòng kinh doanh) ở độ tuổi 40-50 chiếm tới 63,06%; dƣới 40 tuổi là 25,23% và chỉ có 11,71% ở độ tuổi trên 50.

Động cơ kinh doanh và nhận thức của doanh nhân đã đƣợc cải thiện đáng kể. Kết quả nghiên cứu về tinh thần kinh doanh do Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ƣơng phối hợp với tổ chức JICA (Nhật Bản) tiến hành trong khuôn khổ dự án Ishikawa năm 2000 đã thể hiện rõ điều này. Khi đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện chiến lược kinh doanh dịch vụ Bưu chính tại Tổng công ty CP Bưu chính Viettel (Trang 65)