1.4.2 .Thái Lan
2.2. Thực trạng quản lý ngoại hối của NHNN trong thời gian qua
2.2.1. Quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vãng lai
2.2.1.1. Nới lỏng dần tiến tới tự do hoá hoàn toàn các giao dịch vãng lai
Tuân thủ Điều VIII của Điều lệ Quỹ Tiền tệ quốc tế về tự do hóa các giao dịch vãng lai là một trong những điều kiện tiên quyết để Việt Nam đƣợc chính thức gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO). Với chính sách tự do hóa giao dịch vãng lai và sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO năm 2007, hoạt động thƣơng mại quốc tế của Việt Nam trong các năm qua tăng đáng kể so với giai đoạn trƣớc đó. Tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình năm 2007 – 2008 đạt khoảng 30%, tăng mạnh so với mức 15 – 20% của giai đoạn 2000 – 2006. Sau đó, do chịu ảnh hƣởng từ hậu
khủng hoảng năm 2008, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 đã giảm đáng kể, chỉ đạt 57,1 tỷ USD, giảm 8,9% so với kim ngạch xuất khẩu năm 2008. Tuy nhiên, ngay trong năm 2010, con số này đã có những cải thiện đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế của các thị trƣờng xuất lớn của Việt nam nhƣ Mỹ, Nhật Bản, EU … phục hồi chậm chạp, cụ thể: tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 72,2 tỷ USD, tăng 26,4% so với năm 2009; của năm 2011 là 96,9 tỷ USD, tăng 34,2% so với năm 2010. (Nguồn: Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính)
Chính vì vậy, quan điểm chủ đạo của Chính phủ trong quản lý ngoại hối giai đoạn này là từng bƣớc nới lỏng các giao dịch vãng lai, tăng khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam. Các nội dung cơ bản của quản lý ngoại hối đối với giao dịch vãng lai đó là:
Một là, mức độ kiểm soát các giao dịch vãng lai đƣợc thay đổi theo
hƣớng nới lỏng dần các giao dịch, tiến tới tự do hoá hoàn toàn vào năm 2005 nhằm thực hiện mục tiêu tăng khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam trong các giao dịch vãng lai và hạn chế tình trạng đô la hoá.
Trong giai đoạn 1998-2005, một số giao dịch vãng lai đã đƣợc tự do hoá, tuy nhiên, sau khi Pháp lệnh ngoại hối ra đời, toàn bộ các giao dịch vãng lai đã đƣợc tự do hoá. Đó là việc chuyển ngoại tệ từ nƣớc ngoài vào Việt Nam không hạn chế; trong khi đó việc chuyển ngoại tệ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đƣợc thực hiện theo các mục đích đƣợc phép. C¸ nh©n là công dân Việt Nam đƣợc mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nƣớc ngoài thông qua tổ chức tín dụng đƣợc phép cho các mục đích ở nƣớc ngoài: học tập, chữa bệnh; công tác, du lịch, thăm viếng; trả các loại phí, lệ phí; trợ cấp cho thân nhân; chuyển tiền thừa kế cho ngƣời hƣởng thừa kế ở nƣớc ngoài; chuyển tiền trong trƣờng hợp định cƣ ở nƣớc ngoài và cho các mục đích chuyển tiền một chiều khác.
Hai là, không hạn chế số lƣợng tài khoản ngoại tệ của các tổ chức kinh tế mở tại các tổ chức tín dụng đƣợc phép hoạt động ngoại hối.
Với quan điểm tự do hoá, các qui định về quản lý ngoại hối đã cho phép các tổ chức kinh tế đƣợc tự do mở tài khoản ở các tổ chức tín dụng mà không hạn chế số lƣợng, việc thu chi, thanh toán qua tài khoản đƣợc thực hiện theo qui định của pháp luật. Qui định này đã tháo gỡ khó khăn cho các tổ chức kinh tế trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là khi đất nƣớc chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng.
Ba là, yêu cầu các tổ chức kinh tế có nguồn thu ngoại tệ phải thực hiện
bán ngoại tệ có đƣợc từ các nguồn thu vãng lai cho tổ chức tín dụng theo tỷ lệ do Thủ tƣớng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.
Trong những năm 1998-1999, cầu về ngoại tệ của nền kinh tế tăng cao; trong khi đó nguồn cung ngoại tệ không đủ đáp ứng, do đó, đã xảy ra tình trạng các tổ chức kinh tế có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ hoặc có nguồn thu từ viện trợ đã giữ lại ngoại tệ trên tài khoản, không bán cho các ngân hàng thƣơng mại trong khi các ngân hàng thƣơng mại vẫn phải đáp ứng ngoại tệ cho nhu cầu nhập khẩu. Tình trạng này làm mất cân đối nghiêm trọng cung cầu ngoại tệ. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu các tổ chức kinh tế phải bán lại ngoại tệ từ nguồn thu vãng lai cho các tổ chức tín dụng.
Chính sách này đã góp phần tập trung ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng để phục vụ nhu cầu nhập khẩu, giảm tình trạng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ của các tổ chức, giảm sức ép lên tỷ giá. Trong thời gian đầu thực hiện chính sách kết hối ngoại tệ, tỷ lệ ngoại tệ phải kết hối của các tổ chức kinh tế là 80% và các tổ chức phi kinh tế là 100%.
Tuy nhiên, để thực hiện xu hƣớng tự do hóa cán cân vãng lai, chính sách kết hối đã có nhiều thay đổi. Cụ thể, tỷ lệ kết hối đã giảm dần từ mức
80% đối với các tổ chức kinh tế năm 1998 giảm xuống còn 50% năm 1999, 40% năm 2001, 30% năm 2002 và 0% năm 2003. Tỷ lệ kết hối 0% của năm 2003 đã đánh dấu bƣớc tiến hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thông qua việc tự do hóa hoàn toàn các giao dịch vãng lai theo tiêu chuẩn của IMF.
Hình 2.1: Tỷ lệ kết hối qua các thời kỳ
Nguồn: Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, 1998 - 2003
Bốn là, ngƣời cƣ trú là tổ chức đƣợc mua ngoại tệ để đáp ứng các nhu
cầu thanh toán vãng lai trên cơ sở xuất trình đầy đủ chứng từ chứng minh tính hợp pháp của giao dịch đó. Trên cơ sở nguồn ngoại tệ của mình, tổ chức tín dụng sẽ đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho tổ chức.
Ngoài đối tƣợng trên, ngƣời cƣ trú là cá nhân cũng đƣợc quyền mua ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu vãng lai của mình nhƣ: chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, mua ngoại tệ để sử dụng vào các mục đích ở nƣớc ngoài đó là học tập, du lịch, chữa bệnh, trả các loại phí hội viên, công tác .v.v.
Việc mang ngoại tệ theo ngƣời của cá nhân khi xuất nhập cảnh cũng đƣợc qui định cụ thể theo hƣớng đơn giản thuận tiện. Cá nhân mang ngoại tệ khi xuất nhập cảnh vào Việt Nam đƣợc đơn giản thủ tục: chỉ khai báo Hải quan khi mang ngoại tệ vƣợt mức qui định (đối với nhập cảnh) hoặc có sự xác nhận của ngân hàng thƣơng mại đối với số ngoại tệ vƣợt mức quy định (đối với xuất cảnh).
Các hoạt động chuyển tiền cá nhân cho các mục đích vãng lai hợp pháp khác đƣợc tự do hóa và tạo điều kiện qua việc phân cấp quản lý tới tổ chức tín dụng đƣợc phép hoạt động ngoại hối. Các cá nhân có nhu cầu mua, mang, chuyển ngoại tệ ra nƣớc ngoài cho các mục đích vãng lai chủ động liên hệ với các tổ chức tín dụng đƣợc phép để đƣợc phục vụ trên cơ sở xuất trình những chứng từ chứng minh nhu cầu hợp pháp của mình. Tổ chức tín dụng đƣợc phép đƣợc quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc xác định tính hợp pháp, hợp lệ của các giao dịch.
2.2.1.2. Sử dụng ngoại tệ trong nƣớc
Với mục tiêu trên lãnh thổ Việt Nam chỉ lƣu hành đồng Việt Nam, các qui định về quản lý ngoại hối hạn chế tối đa các giao dịch trong nƣớc đƣợc sử dụng ngoại tệ. Ngƣời cƣ trú, ngƣời không cƣ trú không đƣợc thực hiện thanh toán, mua bán, chuyển nhƣợng cho nhau bằng ngoại tệ. Việc thanh toán bằng ngoại tệ chỉ đƣợc thực hiện thông qua các tổ chức tín dụng, các tổ chức, các cá nhân đƣợc phép hoạt động ngoại hối.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nƣớc luôn tích cực thực hiện các giải pháp để thu hút các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, góp phần ổn định thị trƣờng, đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Chẳng hạn, đối với hoạt động quản lý việc thu đổi ngoại tệ: Theo Quy chế đại lý đổi ngoại tệ ban hành kèm theo Quyết định số 21/2008/QĐ-NHNN ngày 11/7/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc, hoạt động thu đổi ngoại
tệ đƣợc thực hiện qua mạng lƣới thu đổi trực tiếp của hệ thống ngân hàng và các tổ chức kinh tế làm dịch vụ đại lý đổi ngoại tệ đƣợc các ngân hàng thƣơng mại uỷ nhiệm.
Với mục tiêu vừa thu hút ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng, vừa đảm bảo sự thống nhất trong quản lý, chính sách quản lý ngoại hối đối với đại lý đổi ngoại tệ đã chuyển hƣớng sang quản lý về chất và đặc biệt chú trọng công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng khác để đảm bảo hoạt động thu đổi ngoại tệ đƣợc thực hiện hiệu quả, đúng pháp luật. Trong năm 2007, mặc dù số đại lý đổi ngoại tệ chỉ tăng 20% so với năm 2006, song doanh số ngoại tệ thu đổi đƣợc và bán lại cho hệ thống NHNN đã tăng 120% so với năm 2006; lƣợng ngoại tệ thu đổi và bán lại cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại đủ để bù đắp khoảng 25% thâm hụt cán cân thƣơng mại trong năm này.
Trong năm 2008 và 2009, NHNN đã tăng cƣờng phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan thực hiện việc kiểm tra, xử lý các trƣờng hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy chế đại lý đổi ngoại tệ, góp phần chấn chỉnh, ổn định thị trƣờng ngoại hối trong nƣớc.
Trong thực tế, hoạt động đổi ngoại tệ đƣợc thực hiện với hai mạng lƣới: một là các bàn đổi trực tiếp của hệ thống ngân hàng, hai là các tổ chức kinh tế là dịch vụ đại lý đổi ngoại tệ đƣợc các ngân hàng thƣơng mại ủy nhiệm. Với hành lang pháp lý tƣơng đối đầy đủ, hoạt động đổi ngoại tệ đã thu hút đƣợc một khối lƣợng đáng kể ngoại tệ tiền mặt, góp phần tăng nguồn cung ngoại tệ cho các TCTD và đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu về ngoại tệ của nền kinh tế. Lƣợng ngoại tệ thu đổi tăng dần qua các năm: năm 2001 tăng gấp 2,3 lần so với năm 2000, năm 2007 tăng gấp 2,2 lần so với năm 2006 khi đạt con số đáng kinh ngạc là trên 3,6 tỷ USD. Tuy nhiên, vào năm 2008, lƣợng ngoại tệ thu đổi đƣợc đã có bƣớc sụt giảm đáng kể, chỉ còn 1,2 tỷ USD (giảm đến 2/3). Sau đó, con số này đã bắt đầu phục hồi và tăng dần trong thời
gian gần đây. Mạng lƣới đổi ngoại tệ rộng rãi trên khắp toàn quốc, đáp ứng đƣợc nhu cầu đổi ngoại tệ của khách du lịch nƣớc ngoài, mặc dù số đại lý liên tục giảm từ sau 2009 đến nay và vẫn giữ đƣợc tình trạng ổn định.
2.2.1.3. Thu hút kiều hối
Nguồn kiều hối hàng năm chuyển về Việt Nam đã góp phần đáng kể vào nguồn ngoại tệ của đất nƣớc, góp phần cân đối cung cầu ngoại tệ, đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Trƣớc những năm 1990, Việt Nam đã có chính sách khuyến khích kiều hối chuyển về Việt Nam. Tuy nhiên, chính sách kiều hối giai đoạn này mang tính chất của nền kinh tế tập trung và chƣa thực sự khuyến khích kiều hối chuyển về. Cụ thể, ngoài việc cho phép ngƣời thụ hƣởng đƣợc gửi tiết kiệm ngoại tệ với lãi suất ƣu tiên và đƣợc cấp giấy chứng nhận mua hàng tại các cửa hàng miễn thuế thì ngƣời thụ hƣởng không đƣợc phép giữ ngoại tệ và phải bán cho ngân hàng ngoại thƣơng; đồng thời chỉ giới hạn ở các loại ngoại tệ nhƣ: đồng France Pháp (FRF), đồng France Thuỵ Sỹ, đồng Mark của Đức (DM), đồng Bảng Anh, đồng Đô la Hồng kông và đồng đô la Mỹ (USD).
Sau khi Nghị định 63 ra đời, nhằm mục đích khuyến khích ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài chuyển ngoại tệ về nƣớc, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 170/1999/QĐ-TTG ngày 19/8/1999. Tiếp theo đó, Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành Thông tƣ số 02/2000/TT-NHNN7 ngày 24/2/2000 để hƣớng dẫn thi hành Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg.
Quyết định số 170 và Thông tƣ số 02 ra đời đã thực sự tạo ra bƣớc chuyển biến quan trọng trong công tác quản lý nguồn kiều hối. Ngƣời thụ hƣởng đƣợc quyền nhận bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam tùy theo yêu cầu của họ. Đƣợc gửi ngoại tệ vào tài khoản tiền gửi cá nhân, tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ và sử dụng vào các mục đích theo qui định của pháp luật.
950 1757 17542153 2600 3400 4400 4700 5500 7200 6283 8000 9000 6300 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 1998 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 6T/2 012 triệu USD
Điều quan trọng của các qui định này là ngƣời thụ hƣởng không phải đóng thuế thu nhập đối với các khoản ngoại tệ nhận đƣợc của ngƣời gửi tiền. Chính sách mới này đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả ngƣời gửi tiền lẫn ngƣời nhận tiền, cả về thủ tục lẫn kinh tế. Nhờ đó, nguồn ngoại tệ do ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài chuyển về Việt nam liên tục tăng, góp phần đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế. Điều này đƣợc thể hiện qua đồ thị 2.2.1.3, nguồn kiều hối liên tục tăng từ năm 1998 đến năm 2012. Từ con số 950 triệu USD vào năm 1998, sau 10 năm, đến năm 2008, lƣợng kiều hối chuyển về nƣớc đã là 7,2 tỷ USD, gấp 7,5 lần. Riêng năm 2009, do ảnh hƣởng chung từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thu nhập từ nguồn kiều hối cũng đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, năm 2010 sau đó, kiều hối đã lấy lại đƣợc tốc độ tăng trƣởng đáng khích lệ khi đạt con số 8 tỷ USD. 6 tháng đầu năm 2012, lƣợng kiều hối đã thu đƣợc 6,3 tỷ USD. Các chuyên gia dự đoán năm 2012 kiều hối ƣớc đạt đƣợc một mốc mới là khoảng 10 – 11 tỷ USD, cao hơn tốc độ tăng trƣởng của những năm gần đây khoảng 10 – 15%.
Ngoài chính sách thông thoáng trong việc nhận và gửi tiền của cá nhân, trong thời gian này, chủ trƣơng mở rộng mạng lƣới hoạt động chi trả kiều hối cũng đƣợc thực hiện. Ngoài hệ thống ngân hàng thƣơng mại là kênh chi trả thông thƣờng, Ngân hàng Nhà nƣớc cũng cho phép các tổ chức kinh tế đƣợc làm đại lý chi trả kiều hối với các ngân hàng thƣơng mại hoặc trực tiếp thực hiện dịch vụ chi trả kiều hối trên cơ sở hợp đồng ký kết với đối tác nƣớc ngoài. Hoạt động của các tổ chức này rất hiệu quả và tạo ra mạng lƣới rộng khắp trong hoạt động chi trả kiều hối.
Có thể nói, kiều hối vẫn là một nguồn ngoại tệ quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế đất nƣớc, góp phần giảm thâm hụt cán cân vãng lai, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, cải thiện sống nhân dân.
Trong các năm từ 1999 đến 2008, hạng mục chuyển tiền trong cán cân vãng lai luôn luôn dƣơng và bù đắp phần lớn cho thâm hụt cán cân thƣơng mại: năm 2006 thâm hụt cán cân thƣơng mại là 2,7 tỷ, tuy nhiên chuyển tiền đạt mức 4 tỷ USD; năm 2007 thâm hụt cán cân thƣơng mại là 10 tỷ và đƣợc bù đắp bằng 6,4 tỷ ngoại tệ chuyển về; năm 2008 thâm hụt cán cân thƣơng mại là 17 tỷ USD và đƣợc bù đắp bằng 7,2 tỷ USD; năm 2009 thâm hụt cán cân thƣơng mại là 8,3 tỷ USD và đƣợc bù đắp bằng 6,5 tỷ USD từ kiều hối. Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nƣớc, lƣợng kiều hối chuyển về trong năm 2011 dự kiến cả năm có thể đạt khoảng 9 tỷ USD, cao hơn con số 8 tỷ USD của năm 2010; của năm 2012 dự kiến đạt trên 10 tỷ USD. Đây là một nguồn ngoại tệ đáng kể bổ sung quan trọng cho cán cân thanh toán và dự trữ ngoại hối của Việt Nam, nhất là trong bối cảnh vốn đầu tƣ trực tiếp (FDI) và