Định hƣớng nâng cao chất lƣợng quản lý ngoại hối

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 109)

1.4.2 .Thái Lan

3.1.Định hƣớng nâng cao chất lƣợng quản lý ngoại hối

3.1.1. Định hƣớng đổi mới

Tại Đề án phát triển ngành Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/05/2006, một trong những mục tiêu của NHNN, định hƣớng đổi mới chính sách quản lý ngoại hối trong thời gian tới đó là:

- Tăng cƣờng khả năng và mức độ bao quát của NHNN trong việc quản lý, giám sát các giao dịch ngoại hối trong nƣớc và quốc tế, đồng thời có biện pháp hữu hiệu hạn chế, kiểm soát hiện tƣợng đào thoát vốn đầu tƣ ra nƣớc ngoài.

- Thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai và từng bƣớc nới lỏng kiểm soát các giao dịch vốn một cách thận trọng, phù hợp với lộ trình mở cửa thị trƣờng tài chính.

- Từng bƣớc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam và tạo nền tảng cho đồng tiền Việt Nam trở thành đồng tiền tự do chuyển đổi sau năm 2010 theo hƣớng trƣớc mắt bảo đảm đồng tiền Việt Nam đƣợc tự do chuyển đổi trên các giao dịch vãng lai và từng bƣớc đƣợc chuyển đổi trên các giao dịch vốn.

- Thu hẹp phạm vi sử dụng đồng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam và giảm dần tình trạng đô la hóa. Nâng cao trách nhiệm và khả năng của các NHTM trong việc đáp ứng nhu cầu về ngoại tệ đi đôi với việc nới lỏng hạn chế và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tiếp cận thị trƣờng ngoại hối.

- Tăng nhanh dự trữ ngoại hối nhà nƣớc. Thực hiện các biện pháp quản lý tập trung, thống nhất dự trữ ngoại hối nhà nƣớc tại NHNN. Tập trung các nguồn ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng. Thực hiện chính sách ngoại hối mở để khuyến khích xuất khẩu và thu hút nguồn ngoại tệ chảy vào nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng.

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cơ chế tỷ giá hối đoái linh hoạt, theo cơ chế thị trƣờng và theo hƣớng gắn với một rổ các đồng tiền của các đối tác thƣơng mại, đầu tƣ quan trọng của Việt Nam. Nới lỏng dần biên độ giao dịch của tỷ giá chính thức, tiến tới sử dụng các công cụ gián tiếp để điều hành tỷ giá hối đoái.

- Giảm mạnh và tiến tới xoá bỏ sự can thiệp hành chính vào thị trƣờng ngoại hối. Phát triển mạnh thị trƣờng ngoại hối và các thị trƣờng tiền tệ phái sinh theo các thông lệ quốc tế. NHNN chỉ can thiệp thị trƣờng và đáp ứng nhu cầu ngoại tệ thiết yếu của đất nƣớc chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu CSTT và bình ổn thị trƣờng tiền tệ. Nâng cao năng lực quản lý và can thiệp thị trƣờng ngoại tệ của NHNN thông qua các nghiệp vụ thị trƣờng. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về ngoại hối để tạo điều kiện thuận lợi cho thị trƣờng ngoại hối phát triển, các TCTD mở rộng hoạt động ngoại hối và các tổ chức, cá nhân tiếp cận một cách thuận lợi các nguồn ngoại hối. Thu hẹp đáng kể hoạt động ngoại hối không chính thức.

3.1.2. Định hƣớng nâng cao chất lƣợng quản lý ngoại hối

Quan điểm định hƣớng để nâng cao chất lƣợng quản lý ngoại hối đƣợc xuất phát từ định hƣớng đổi mới chính sách quản lý ngoại hối đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt. Đó là quản lý ngoại hối đáp ứng mục tiêu nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam và hạn chế tình trạng đô la hóa trên lãnh thổ Việt Nam

Nâng cao khả năng chuyển đổi của Việt Nam đồng là xu hƣớng tất yếu

của nền kinh tế thị trƣờng trong quá trình hội nhập và mở cửa. Thực hiện theo mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ toàn quốc lần thứ IX đã đề ra: Chính phủ và các Bộ, Ngành có liên quan xem xét có các giải pháp và biện pháp cụ thể tạo ra các điều kiện cần và đủ, tạo ra sự chín muồi các nhân tố chủ quan và khách quan để đồng tiền Việt Nam sớm có khả năng chuyển đổi, trên đất nƣớc Việt Nam chỉ sử dụng đồng Việt Nam, đồng thời hạn chế tiến tới xóa bỏ tình trạng đô la hóa. Vì vậy, quản lý ngoại hối của NHNN trong thời gian tới phải đáp ứng đƣợc mục tiêu nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam và hạn chế tình trạng đô la hóa trên lãnh thổ Việt Nam.

Việc nâng cao vị thế của đồng Việt Nam là điều kiện có tính chất quyết định để thực hiện có hiệu quả các chính sách về quản lý ngoại hối, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, tăng nguồn vốn đầu tƣ... và là tín hiệu đối với thị trƣờng tài chính quốc tế về việc loại bỏ các rào cản trong chuyển đổi tiền tệ và mức độ mở cửa của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng tiền khi chƣa đủ các điều kiện hoặc thiếu các biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể gây ra những tác hại to lớn cho nền kinh tế.

Trong thời gian qua, đồng Việt Nam đã dần lấy lại đƣợc vị thế của mình, tuy nhiên xét về cơ bản, uy tín của đồng Việt Nam vẫn chƣa cao, chƣa ổn định để có thể đánh tan kỳ vọng của thị trƣờng về khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam.

3.1.2.1. Tiếp tục thực hiện tốt chủ trƣơng tự do hoá vãng lai, nâng cao đƣợc khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam:

(i) Đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các thanh toán vãng lai, xuất nhập khẩu hàng hoá:

Ngƣời cƣ trú, ngƣời không cƣ trú đƣợc quyền mua ngoại tệ tại các ngân hàng thƣơng mại để đáp ứng các nhu cầu vãng lai là một trong những nội

dung của tự do hoá vãng lai. Tuy nhiên, một trong những vấn đề quan trọng là nguồn cung ứng ngoại tệ của ngân hàng thƣơng mại. Mặc dù qui định là tổ chức, cá nhân đƣợc quyền tiếp cận ngoại tệ để thanh toán các giao dịch vãng lai, nhƣng trong nhiều thời kỳ, khi ngoại tệ khan hiếm, hầu hết các ngân hàng thƣơng mại đều từ chối đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng với lý do không đủ nguồn cung. Đây là một hạn chế trong quá trình nâng cao khả năng chuyển đổi của Việt Nam đồng và thực hiện tự do hoá các giao dịch vãng lai.

Chính vì vậy, để thực hiện nội dung tự do hoá vãng lai, trong bất kỳ trƣờng hợp nào, Ngân hàng thƣơng mại cũng phải đáp ứng đủ nguồn ngoại tệ để cung ứng cho các nhu cầu vãng lai, thanh toán xuất nhập khẩu. NHNN phải có biện pháp hỗ trợ cung ứng nguồn ngoại tệ cho NHTM nhƣ : kịp thời can thiệp bán ngoại tệ cho khách hàng hoặc mua lại nguồn ngoại tệ dƣ thừa của NHTM. Hỗ trợ thanh khoản ngoại tệ cho các NHTM ...

(ii) Quản lý ngoại hối đối với hoạt động chi trả kiều hối:

Việc chuyển ngoại tệ vào Việt Nam dƣới hình thức kiều hối đƣợc khuyến khích và không hạn chế. Tuy nhiên, việc các tổ chức muốn hoạt động chi trả kiều hối chỉ đƣợc thực hiện khi có sự chấp thuận của NHNN.

Việc cấp giấy phép nhằm quản lý hoạt động nhận và chi trả ngoại tệ là cần thiết để bảo đảm hoạt động này tuân thủ các quy định hiện hành, đảm bảo quyền lợi cho ngƣời gửi và nhận tiền nhằm thực hiện chủ trƣơng của Chính phủ là thu hút ngày càng nhiều nguồn ngoại tệ này chuyển về nƣớc. Tuy nhiên, trong thời gian tới việc cấp phép sẽ đƣợc uỷ quyền cho Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh các tỉnh, thành phố để việc kiểm soát theo dõi hoạt động này đƣợc thực hiện sát sao hơn nữa.

(iii) Tạo điều kiện cho Việt Nam đồng tham gia quan hệ thanh toán

Hiện nay đồng Việt Nam đã đƣợc sử dụng trong thanh toán với các nƣớc có chung biên giới. Tuy nhiên, gần nhƣ 100% hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đƣợc thanh toán bằng ngoại tệ do nhu cầu và tâm lý e ngại sự mất giá của đồng Việt Nam. NHNN cần ban hành qui định tiếp tục hạn chế cho vay bằng ngoại tệ của ngân hàng đối với doanh nghiệp, tiến tới chỉ cho vay bằng ngoại tệ đối với các doanh nghiệp có nguồn thu trực tiếp bằng ngoại tệ. Không cho phép các doanh nghiệp đƣợc nhận thanh toán bằng ngoại tệ tiền mặt đối với thanh toán biên giới.

3.1.2.2. Tiếp tục tự do hoá có lựa chọn một phần giao dịch vốn Tự do hóa giao dịch vốn là một xu hƣớng tất yếu của cuộc chơi toàn cầu hóa và bản thân nó mang lại những ích lợi không nhỏ cho một quốc gia khi đã hội tủ đầy đủ các điều kiện cần thiết. Tuy nhiên, là một nƣớc đang phát triển, tự do hoá quá nhanh giao dịch vốn có thể gây nguy hiểm cho thị trƣờng vốn đang non trẻ của Việt Nam. Vì vậy, NHNN cần tự do hoá giao dịch vốn với từng bƣớc cụ thể. Đó là:

(i) Trong ngắn hạn:

- Tiếp tục nới lỏng một số các hạn chế đối với các dòng FDI nhƣ tăng mức vốn đầu tƣ của các NH nƣớc ngoài, cho phép hoạt động rộng hơn với tiền gửi VNĐ nhƣng vẫn ở mức chƣa cao.

- Nới lỏng các điều kiện với vay nợ nƣớc ngoài của doanh nghiệp tƣ nhân

- Xây dựng khuôn khổ pháp lý về cho vay ra nƣớc ngoài, đầu tƣ ra nƣớc ngoài và đầu tƣ gián tiếp ở thị trƣờng quốc tế theo cơ chế chọn lọc theo khu vực ƣu tiên.

- Tiếp tục bãi bỏ các hạn chế còn lại về kiểm soát ngoại hối đối với các dòng FDI vào và ra vì đây là những luồng vốn an toàn nhất và mang lại lợi ích rõ ràng nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cho phép nhà đầu tƣ nƣớc ngòai tham gia thị trƣờng chứng khoán ở mức cao hơn và mua cổ phần đến 100% ở một số ngành quan trọng

- Nới lỏng các điều kiện về cho vay ra nƣớc ngoài, đầu tƣ ra nƣớc ngoài và đầu tƣ gián tiếp ở thị trƣờng quốc tế. Cho phép các doanh nghiệp vay vốn nƣớc ngoài đƣợc tự do chuyển tiền ra nƣớc ngoài để trả nợ gốc và lãi các khoản vay vốn nƣớc ngoài.

- Tăng cƣờng cơ chế quản lý và giám sát thông qua việc thực hiện các cải cách cơ cấu, pháp lý và tài chính cần thiết cho việc tự do hóa các luồng vốn và các chƣơng trình tự do hóa khác.

- Tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nƣớc, đặc biệt là các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh.

Các định hƣớng nêu trên sẽ đƣợc cụ thể hoá nhƣ sau:

(i). Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vốn

Mặc dù, lộ trình tự do hoá và các hình thức quản lý, kiểm soát giao dịch vốn đã đƣợc định hình tƣơng đối rõ ràng trong những văn bản quy phạm pháp luật, nhƣng trƣớc những biến đổi liên tục và sự phát triển mạnh mẽ của thực tế quá trình hội nhập, nhiều yêu cầu mới đã phát sinh và đòi hỏi cần sớm có nghiên cứu sâu để giải quyết, nhƣ: (i) đánh giá và phân tích khả năng thích ứng của nền kinh tế trên cơ sở các điều kiện hiện nay đối với mức độ tự do hoá các dòng vốn, (ii) đề xuất các bƣớc đi, biện pháp quản lý phù hợp hơn, (iii) nguy cơ rủi ro tiềm ẩn và khả năng chịu đựng của nền kinh tế của nhƣ khả năng phòng chống của cơ quan quản lý trƣớc sự linh hoạt của các dòng vốn vào, ra; (iv) phân tích và cảnh báo sớm rủi ro cũng nhƣ cơ chế phối hợp

chính sách để đối phó; (v) cơ chế, phƣơng pháp thu thập, phân tích số liệu tổng hợp về các dòng vốn v.v. Trong từng lĩnh vực quản lý ngoại hối đối với các giao dịch vốn cũng đã đặt ra nhiều vấn đề then chốt cần giải quyết một cách phù hợp (việc xây dựng và quản lý hạn mức vay, trả nợ nƣớc ngoài, phƣơng pháp và cách thức quản lý cá nhân vay nƣớc ngoài; quản lý hoạt động đầu tƣ gián tiếp ra nƣớc ngoài của tổ chức, cá nhân; mức độ và biện pháp quản lý đối với hoạt động cho vay ra nƣớc ngoài; biện pháp quản lý, giám sát đối với luồng vốn đầu tƣ gián tiếp nƣớc ngoài vào Việt Nam...). Bên cạnh đó, khối lƣợng công việc hành chính vẫn còn rất lớn khi công tác quản lý vẫn sự dụng nhiều hình thức nhƣ đăng ký, cấp phép, xem xét hồ sơ điều kiện, thu thập số liệu báo cáo tổng hợp. Những yêu cầu này của thực tiễn ngày càng đòi hỏi công tác quản lý ngoại hối trong lĩnh vực này phải đƣợc tập trung nghiên cứu chuyên sâu, đầu tƣ và tăng cƣờng lực lƣợng chuyên trách.

Nhiệm vụ trƣớc mắt đặt ra cho công tác này là cần sớm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn các nội dung chính đã đƣợc Nghị định 160/2006/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh ngoại hối. Hệ thống các văn bản này sẽ là những cơ sở pháp lý quan trọng để thể hiện định hƣớng quản lý với các giao dịch vốn. Một mặt, các Thông tƣ hƣớng dẫn sẽ giúp xoá bỏ bớt một số công việc sự vụ; Mặt khác cũng là cơ sở quan trọng để "thiết kế" các kênh thu thập thông tin, số liệu tổng hợp liên quan đến các dòng vốn, xây dựng lộ trình tiếp theo để thực hiện tự do hoá các giao dịch vốn phù hợp và an toàn, xây dựng và kiện toàn cơ chế tổng hợp phân tích báo cáo thông tin (cần một giải pháp tổng hợp, chiết suất và phân tích thông tin, báo cáo hiệu quả), nghiên cứu cảnh báo và phòng ngừa rủi ro.

(ii). Kiểm soát chất lƣợng sử dụng vốn, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Tự do hóa tài khoản vốn, nhƣ đã đƣợc đề cập đến là một xu hƣớng tất yếu của cuộc chơi toàn cầu hóa và bản thân nó mang lại những ích lợi không nhỏ cho một quốc gia khi đã hội tủ đầy đủ các điều kiện cần thiết. Bắt đầu ở thời kỳ còn ”mới mẻ” với hội nhập với khá nhiều bất cập cả về cơ sở hạ tầng chƣa kịp thời phát triển tƣơng thích, đồng bộ và về nhân tố con nƣời, kỹ năng nghiệp vụ, khả năng quản trị điều hành, phân tích dự báo và cả về công nghệ thông tin..., Việt Nam còn cần có sự chuẩn bị kỹ càng cho quá trình tự do hóa kể cả với mức độ mở cửa rất thận trọng. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động (cuộc khủng hoảng tín dụng – bất động sản ở Mỹ, cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu), đã tạo ra những cú sốc về tài chính, ảnh hƣởng đến nền kinh tế, tài chính – tiền tệ của Mỹ và các nƣớc trong liên minh Châu Âu nói riêng; đồng thời gây ra những rủi ro, bất ổn lớn và tiềm ẩn đối với nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế trong nƣớc có nhiều biến động không lƣờng gây ra nhiều khó khăn cho khu vực sản xuất trên cả nƣớc. Điều này dẫn đến nguy cơ khó lƣờng về gánh nặng nợ đối với các dự án sử dụng vốn nƣớc ngoài và càng khó khăn hơn đối với những dự án mới. Do đó, cần thiết phải kiểm soát thận trọng hơn chất lƣợng sử dụng vốn, tiến độ giải ngân các dòng vốn vay, đặc biệt từ các hình thức vay thƣơng mại. Đồng thời, kế hoạch và các địa chỉ phân bổ vốn, mục tiêu cuối cùng của nơi nhận, sử dụng vốn cũng cần đƣợc đánh giá kỹ càng bởi sự tham gia đồng bộ và nhất quán của các cơ quan liên quan đối với các nguồn vốn vay ODA nhằm nâng cao khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế, tránh các nguy cơ rơi vào tình trạng nợ trầm trọng, khó đảm bảo các chỉ tiêu nợ bền vững và làm ảnh hƣởng đền uy tín quốc gia trên thị trƣờng quốc tế.

Trên tinh thần đó, cần cân nhắc việc hạn chế đối với các khoản vay thƣơng mại, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập có thể gia tăng nhiều giao dịch

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chất lượng quản lý ngoại hối của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Trang 109)