5.2. Nguyên công 2: Phay rãnh then
CHƯƠNG 6. KẾT QUẢ THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO6.1. Kết quả thiết kế 6.1. Kết quả thiết kế
Hình 6.1: Mơ hình 3D hệ thống làm sạch và kiểm tra chất lượng dừa
(phần mềm Inventor)
Dừa sau khi đã được cắt cuống theo yêu cầu, người công nhân đặt dừa lên băng chuyền để chuyển đến bộ phận phun nước. Băng chuyền sẽ di chuyển và dừng lại trong 6 giây để các bộ phận làm việc đồng thời với nhau.
Bộ phận phun nước có nhiệm vụ đánh bật các vết bẩn, sâu bọ bám trên cuống, phần dưới và xung quanh trái dừa. Đầu phun tự động quay làm tăng khả năng đánh bật vết bẩn bám trên dừa. Trong 6 giây làm việc, bộ phận phun nước chỉ phun ra 5ml nước. Vì vậy, lượng nước bám trên trái dừa khơng đủ thời gian để thấm.
Bộ phận làm sạch cơ học bao gồm 2 phần làm sạch xung quanh và làm sạch phần cuống, phần dưới trái dừa. Nhiệm vụ của bộ phận là làm sạch các vết bẩn, sâu bọ bám chặt trên cuống và vỏ, đồng thời phân tách nước trên trái dừa. Nhằm mục đích làm cho phần nước trên trái dừa mỏng để dừa nhanh khô.
Bộ phận đánh giá chất lượng có nhiệm vụ phân loại trái dừa có nước và khơng nước hoặc nứt. Bộ phận làm việc dựa vào việc so sánh tỷ trọng của quả dừa so với tỷ trọng chuẩn. Tỷ trọng chuẩn là tỷ trọng được lấy mẫu, phân tích số liệu thực tế tại các cơ sở sản xuất dừa xuất khẩu theo tháng. Bộ phận gồm cân động và xử lý ảnh. Phần xử lý ảnh cho ra các kích thước dài và rộng của trái dừa. Riêng phần cân động,
được đặt ở phần đầu của băng chuyền, nhờ vào cơ cấu trục vít nâng phần cân động lên trên ngay lúc băng chuyền dừng lại. Như vậy, người cơng nhân khi đặt trái dừa lên thì hệ thống đã thu nhận được giá trị khối lượng của trái dừa. Từ đó, bộ phận tự động phân tích và đưa ra tính hiệu trái dừa loại 1 (đạt chất lượng), loại 2 (nghi ngờ) và loại 3 (không đạt chất lượng).
STT Đặc tính
1 Kích thước máy (Dài x Rộng x Cao)
2 Khối lượng
3 Năng suất
4 Động cơ băng truyền
5 Động cơ lau
6 Thời gian hoạt động của máy
7 Tốc độ di chuyển của băng truyền
8 Loadcell
9 Camera