Trái dừa sẽ được làm sạch cuống bằng đầu phun nước áp lực cao, tác động trực tiếp vào phần cuống và làm ướt bề mặt vỏ trái dừa. Sau đó, được chuyển qua rulo lau để làm sạch bụi bẩn và phân tách nước trên bề mặt vỏ trái dừa. Cuối cùng, lượng nước còn động lại sẽ được đầu chổi lau đánh bay ra khỏi các rãnh trên cuống.
2.3. Đánh giá chất lượng
Đánh giá chất lượng trái dừa nhằm mục đích kiểm tra chất lượng bên trong của trái. Cụ thể hơn, nhận biết bên trong trái dừa có nước, ít nước hay khơng có nước. Tại các cơ sở hiện nay, người thợ kiểm tra trái dừa đạt chất lượng hay khơng bằng cách dùng lịng bàn tay đập vào phần vỏ của trái, sau đó nghe âm thanh phát ra. Nếu âm thanh phát ra thanh thì trái dừa đạt chất lượng (có nước, khơng có vết nứt bên trong sọ dừa), âm thanh phát ra khác thường thì có khả năng trái đó bị nứt bên trong hoặc bị ít nứt. Phương pháp này đòi hỏi người thợ phải giàu kinh nghiệm mới đánh giá được chất lượng trái dừa. Như vậy, việc đánh giá chất lượng trái dừa quá phụ thuộc vào yếu tố con người. Để có thể nâng cao tính chính xác và khơng phụ thuộc vào yếu tố con người, nhóm chúng tơi đã đề xuất ra một số ý tưởng để đánh giá chất lượng trái dừa.
2.3.1. Cân
Nguyên lý: Dùng phương pháp thống kê để phân tích khối lượng đạt chuẩn của trái dừa. Cân sẽ được bố trí gắn liền với phễu, trái dừa khi nằm trên phễu sẽ được
xác định khối lượng. So sánh khối lượng của trái dừa với khối lượng chuẩn đã tìm trước đó để đánh giá chất lượng trái dừa.