1.2. Cơ sở lý luận và thực tiến về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của
1.2.2.4. Nội dung hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ
1.2.2.4. Nội dung hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh phụ nữ tỉnh
a) Tổ chức các phong trào, cuộc vận động, mô hình giúp phụ nữ phát triển kinh tế
Trong từng giai đoạn cách mạng, Hội LHPN Việt Nam đã có những hình thức vận động phù hợp, thu hút đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia. Bƣớc vào thời kỳ đổi mới đất nƣớc, Hội LHPN đã đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động với nhiều phong trào thi đua hƣớng về cơ sở.
Đối với Hội Liên hiệp phụ nữ ở các tỉnh trong những năm qua đã và đang vận động phụ nữ đẩy mạnh việc thực hiện các phong trào:
- Phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình”: Phát huy truyền thống tƣơng thân, tƣơng ái, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tổ chức vận động chị em tham gia hỗ trợ, giúp đỡ nhau bằng nhiều hình thức, biện pháp trong phạm vi khả năng của mình nhƣ giúp giống, vốn, ngày công, kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi...
- Phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ” với phƣơng châm: chị em thiếu gì, yếu về mặt nào giúp mặt đó và giúp cho tới khi chị em thoát nghèo, thoát nghèo bền vững. Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh phối hợp, chỉ đạo các cấp Hội phụ nữ cơ sở phân công các cán bộ Hội là uỷ viên ban chấp hành, cán bộ chi, tổ phụ nữ ở từng khu vực theo dõi, hƣớng dẫn, giúp đỡ thƣờng xuyên, giúp các hộ phụ nữ thoát nghèo từng bƣớc vƣơn lên ổn định cuộc sống..
- Mô hình “Tổ phụ nữ tín dụng tiết kiệm”, “Tổ phụ nữ góp vốn cho vay luân chuyển”, “Tổ phụ nữ tình nghĩa, tình thƣơng”...: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh phối hợp, chỉ đạo các cấp Hội phụ nữ cơ sở tuyên truyền, xây dựng các tổ phụ nữ góp vốn cho vay luân chuyển để giúp các hộ gia đình khó khăn có điều kiện vật chất phát triển kinh tế, cải thiện cuộc sống.
- Phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”: Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI đã tiếp tục phát động các cấp Hội , cán bộ , hội viên và các tầng lớp phụ nữ tích cực hƣởng
ứng phong trào thi đua ”Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Nhằm giúp hội viên, phụ nữ hiểu rõ và phấn đấu thực hiện các tiêu chí thi đua, Trung ƣơng Hội LHPN Việt Nam biên soạn tài liệu học tập về phong trào thi đua ”Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” dành cho hội viên, phụ nữ. Đây là một trong những cơ sở giúp nâng cao chất lƣợng thực hiện phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thƣởng của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.
- Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”: Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là một chƣơng trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng đƣợc bắt đầu triển khai từ năm 2010. Với các tiêu chí phù hợp với nhiều tiêu chí của Chƣơng trình xây dựng nông thôn mới, Trung ƣơng Hội LHPN Việt Nam đã quyết định lấy Cuộc vận động xây dựng Gia đình 5 không 3 sạch làm nòng cốt nhằm thực hiện có hiệu quả Chƣơng trình này.
8 tiêu chí của Gia đình 5 không 3 sạch: (1) Không đói nghèo; (2) Không vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; (3) Không có bạo lực gia đình; (4) Không sinh con thứ ba trở lên; (5) Không có trẻ em suy dinh dƣỡng và trẻ em bỏ học; (6) Sạch nhà; (7) Sạch bếp; (8) Sạch ngõ.
Các tiêu chí của “Gia đình 5 không, 3 sạch” phù hợp với một số tiêu chí của Xây dựng Nông thôn mới, đều hƣớng tới xây dựng gia đình và cộng đồng với mục tiêu là nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống của gia đình và cộng đồng.
Bên cạnh đó, mới đặc thù của mỗi địa phƣơng, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh tự xây dựng cho địa phƣơng mình những phong trào, mô hình giúp phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình riêng biệt của mình.
b) Hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng
Tiếp cận tín dụng là điều kiện quan trọng hàng đầu giúp phụ nữ phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, giảm nghèo bền vững. Vì vậy, vận động hỗ trợ phụ nữ có nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh luôn đƣợc các cấp Hội LHPN chú trọng, có nhiều giải pháp sáng tạo. Đối với Hội LHPN cấp tỉnh, hỗ trợ phụ nữ
phát triển kinh tế hộ gia đình về mặt tài chính thƣờng bao gồm các công việc sau: - Hội LHPN tỉnh thành lập Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh; thực hiện các biện pháp mở rộng các nguồn vốn tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn vay sản xuất kinh doanh của phụ nữ; tuyên truyền, vận động hội viên, phụ nữ thực hành tiết kiệm nhằm phát huy nội lực, giúp phụ nữ nghèo, khó khăn có vốn để phát triển kinh tế.
- Hội LHPN tỉnh thực hiện hoạt động ủy thác Ngân hàng Chính sách xã hội và tín chấp Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn nhằm triển khai các chính sách của Chính phủ về hỗ trợ tín dụng cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác ở nông thôn.
- Hội LHPN tỉnh tổ chức thực hiện các biện pháp hỗ trợ tài chính khác phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phƣơng nhƣ: hỗ trợ cho gia đình hội viên, phụ nữ đi lao động xuất khẩu; phối hợp với Ngân hàng thực hiện chƣơng trình vốn vay học sinh, sinh viên gắn với tổ chức tuyên truyền, tƣ vấn để chị em có thể định hƣớng cho con em mình trong việc lựa chọn ngành học; triển khai mở rộng chƣơng trình vốn vay giải quyết việc làm cho đối tƣợng chủ doanh nghiệp là nữ hoặc doanh nghiệp có đông lao động nữ để họ giúp cho phụ nữ có việc làm tăng thu nhập; tín chấp để chị em vay vốn thông qua Chƣơng trình liên tịch với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bên cạnh đó, Hội LHPN tỉnh xây dựng và phát triển một số chƣơng trình tài chính vi mô nhƣ: Quỹ tình thƣơng... với mỗi chƣơng trình, dự án đều có quy định cụ thể về đối tƣợng tham gia, mức vay và lãi suất khác nhau, nhƣng nhìn chung sẽ tạo điều kiện cho chị em tiếp cận với nguồn vốn một cách dễ dàng, hạn chế đƣợc hiện tƣợng vay nặng lãi ở địa phƣơng đồng thời giúp chị em phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống gia đình.
c) Hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật
Nền nông nghiệp nƣớc ta mang tính tự túc tự cấp, manh mún nên hiệu quả còn thấp. Với chức năng chăm lo và bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, chính vì vậy Hội LHPN các cấp đã hỗ trợ hội viên của mình thành lập tổ hợp tác liên hết với nhau lại trong từng thôn, xã, cùng ngành nghề… để cùng nhau đẩy mạnh sản xuất. Thực
hiện chính sách đổi mới trong nông nghiệp đã phát huy đƣợc tính sáng tạo, khắc phục sự ỷ lại, trông chờ của hội viên phụ nữ, hỗ trợ phụ nữ về khoa học, kỹ thuật nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình đƣợc thể hiện nhƣ sau:
- Hội LHPN tỉnh phối hợp, chỉ đạo Hội LHPN cơ sở thành lập các câu lạc bộ khuyến nông, các nhóm cùng sở thích đƣợc hình thành và đi vào hoạt động có hiệu quả. Đó là nơi tập trung, hội tụ phụ nữ cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật, giúp đỡ nhau về công lao động, vốn... và cũng từ đây giữa những phụ nữ có mối quan hệ càng gắn bó, tình làng nghĩa xóm ngày càng tốt đẹp hơn.
- Hội LHPN tỉnh phối hợp, chỉ đạo Hội LHPN cơ sở hƣớng dẫn phụ nữ địa phƣơng mình xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình tổ phụ nữ liên kết sản xuất nhằm tạo việc làm, tăng tính liên kết trong sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững; chỉ đạo điểm để nhân rộng mô hình đề xuất chính sách hỗ trợ tạo việc làm cho phụ nữ.
- Hội LHPN tỉnh phối hợp, chỉ đạo Hội LHPN cơ sở tổ chức chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho phụ nữ nông thôn, khuyến khích chị em ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Hội LHPN tỉnh phối hợp, chỉ đạo Hội phụ nữ cơ sở tổ chức tuyên truyền, tƣ vấn, nâng cao nhận thức cho ngƣời lao động về kiến thức, kỹ năng trong học nghề và việc làm.
Mỗi vùng, mỗi địa phƣơng khác nhau sẽ có những đặc trƣng về sản xuất, lao động khác nhau, do đó đòi hỏi mỗi cấp Hội cần tích cực triển khai các chƣơng trình hỗ trợ của nhà nƣớc, đồng thời, phải có kế hoạch chủ động xây dựng và triển khai các chƣơng trình, dự án hỗ trợ phụ nữ về mặt khoa học, kỹ thuật đảm bảo sự phù hợp với điều kiện của địa phƣơng, tạo tiền đề tốt nhất cho chị em phát triển kinh tế hộ gia đình.
d) Dạy nghề, giới thiệu việc làm
Đa phần phụ nữ ở nông thôn nƣớc ta đều gắn liền với công việc đồng áng, nội trợ, bên cạnh một phần phụ nữ có cơ hội học tập, tìm kiếm việc làm thì còn có
rất nhiều chị em phụ nữ không có đƣợc các điều kiện đó. Ngoài nông nghiệp, phần lớn họ không có thêm việc làm để gia tăng thu nhập. Chính vì vậy, hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ khu vực nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hội LHPN tỉnh cũng nhƣ Hội phụ nữ các cấp nhằm giúp chị em phụ nữ có thêm kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng áp dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đây là một trong những giải pháp quan trọng giúp phụ nữ nông thôn thoát nghèo, vƣơn lên làm giàu chính đáng, đồng thời tạo cơ hội cho chị em nâng cao vị thế trong xã hội. Thực hiện nhiệm vụ này, Hội LHPN tỉnh tiến hành các hoạt động chủ yếu sau:
- Hội LHPN tỉnh chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm 8/3 phối hợp với Hội LHPN cơ sở tiến hành khảo sát về nhu cầu, đối tƣợng tham gia học nghề. Đồng thời lựa chọn danh sách và lập hồ sơ học viên tham gia học nghề. Tổ chức dạy nghề lƣu động tại cơ sở, nhằm tạo điều kiện thuận lợi về thời gian học tập và giảm chi phí sinh hoạt cho học viên.
- Hội LHPN tỉnh chỉ đạo Trung tâm dịch vụ việc làm 8/3 và Hội LHPN cơ sở phối hợp với các công ty, doanh nghiệp hỗ trợ học viên tìm kiếm việc làm phù hợp nghề đƣợc học, tạo việc làm tại chỗ. Khai thác nguồn vốn vay, hƣớng dẫn kỹ năng quản lý và khởi sự doanh nghiệp nhỏ, để lao động nữ sau đào tạo, áp dụng đƣợc kiến thức trong phát triển kinh tế hộ và khởi sự doanh nghiệp
- Thành lập mô hình tạo việc làm tại chỗ cho phụ nữ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thƣơng mại, dịch vụ dƣới hình thức liên kết, tổ hợp tác hoặc hợp tác xã, ƣu tiên địa bàn nông thôn và vùng khó khăn. Cụ thể nhƣ: Tổ phụ nữ làm nghề thủ công mỹ nghệ; tổ phụ nữ làm may; tổ phụ nữ làm thêu; Mô hình trồng rau an toàn; mô hình trồng chuyên canh rau; mô hình cánh đồng năng suất cao, tổ phụ nữ nuôi trồng thủy sản… tùy theo loại hình phát triển kinh tế mà chọn tên mô hình cho phù hợp.
Trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ đã và đang thực hiện Đề án: Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015 (Quyết định Số Số: 295/QĐ-TTg ngày 26 tháng 02 năm 2010). Trong đó, xác định vai trò to lớn của Hội LHPN trong
quá trình thực hiện Đề án:
- Hội LHPN các cấp có kế hoạch truyền thông về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc học nghề và việc làm đối với phụ nữ trong chƣơng trình tuyên truyền, vận động của Hội; tăng cƣờng công tác tuyên truyền đối với phụ nữ, cộng đồng và các cơ sở dạy nghề nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi quan niệm về học nghề, ý thức về học nghề, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho phụ nữ và cho toàn xã hội.
- Phối hợp với các cơ sở dạy nghề, giới thiệu việc làm, tƣ vấn học nghề và tạo việc làm cho lao động nữ.
1.2.2.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh
Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội nói chung và trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế nói riêng có rất nhiều yếu tố ảnh hƣởng đến hỗ trợ phụ nữ. Các yếu tố đó có thể là do những yếu tố bên ngoài tác động, cũng có thể là những yếu tố bên trong, là những khả năng của chính bản thân phụ nữ tác động đến hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế. Dƣới đây là một số những tác nhân chủ yếu tác động đến hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình.
a) Nhóm yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô - Pháp luật, chính sách, quy định Nhà nước:
Mặc dù đã có những tiến bộ rõ rệt trong việc cải thiện địa vị của đại đa số dân cƣ ở nông thôn, song vẫn còn những chênh lệch giữa phụ nữ và nam giới trong việc tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực chủ yếu quyết định đến sinh kế của ngƣời làm nông nghiệp mà cụ thể là đất đai, nguồn vốn, sự tham gia công tác xã hội của phụ nữ…
+ Về đất đai: Đổi mới chính sách giao đất là nền tảng của quá trình cải cách kinh tế của đất nƣớc và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông- lâm nghiệp là một trong những thành công lớn của công cuộc đổi mới ở Việt Nam. Mặc dù Luật đất đai và luật hôn nhân- gia đình đảm bảo cho cả phụ nữ và nam giới đƣợc hƣởng các quyền nhƣ nhau đối với đất đai. Nhƣng trong thực tế (trƣớc năm 2000). Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình cũng nhƣ sổ địa chính
của địa phƣơng chỉ đăng ký tên chủ hộ mà đại đa số là nam giới. Tình trạng này đã gây khó khăn cho phụ nữ khi họ cần thế chấp để vay vốn. Việc phụ nữ không đƣợc thụ hƣởng các quyền mà lẽ ra họ phải đƣợc hƣởng từ chính sách giao đất đã làm hạn chế phần nào những tác động của chính sách đổi mới này trong sự tăng trƣởng của ngành nông nghiệp và năng lực phát triển của phụ nữ.
Từ năm 2003 cho đến nay, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới có chỗ để ghi tên cả ngƣời chồng và ngƣời vợ. Đây đƣợc coi là sự tiến bộ rõ rệt cải tạo khả năng tiếp cận nguồn lực sản xuất của phụ nữ, nhƣng phụ nữ hầu nhƣ vẫn chƣa nhận thức đƣợc việc đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không chỉ cho phép họ tiếp cận dễ dàng hơn với các nguồn vốn mà còn an toàn cho bản thân họ nhƣ trong trƣờng hợp ly hôn hoặc thừa kế.
+ Về thủ tục vay vốn: tại các địa phƣơng đặc biệt là vùng nông thôn còn rƣờm rà trong thủ tục vay vốn, cơ chế cho vay vốn không linh hoạt cộng thêm với dƣ nợ vốn vay cho mỗi phụ nữ không nhiều đã cản trở khả năng tiếp cận của phụ nữ với vốn, đó là một nguyên nhân làm cho phụ nữ nông thôn không có điều kiện mở rộng sản xuất để phát triển kinh tế.
Với gần 3/4 phụ nữ sống và làm việc ở nông thôn thì việc cải thiện hoạt động tiếp cận với các nguồn vốn của phụ nữ sẽ có ảnh hƣởng đáng kể đến vai trò của phụ