Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Phân tích thực trạng hỗ trợ phụ nữ phát triên kinh tế hộ gia đình của Hội liên
3.2.3. Thực trạng hỗ trợ về chuyển giao khoa học, kỹ thuật
Trong những năm qua, Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng đã bám sát sự chỉ đạo của Hội LHPN Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng. Hội đã tích cực tham gia lao động sản xuất, mạnh dạn cùng hộ gia đình đầu tƣ, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hƣớng tập trung, mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Nhiều chị đã đạt danh hiệu “lao động giỏi”, “Chiến sỹ thi đua”…, góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp phát triển nông thôn, làm giàu cho gia đình và quê hƣơng.
Các cấp hội phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng đã kết hợp nhiều biện pháp giúp chị em thoát nghèo bền vững nhƣ hỗ trợ vốn vay, giúp ngày công lao động, kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi, phối hợp tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, hƣớng dẫn chị em ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất chăn nuôi đem lại hiệu quả, giá trị kinh tế cao.
Cùng với khai thác các nguồn vốn, các cấp hội từ tỉnh đến cơ sở còn tích cực phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức hàng trăm lớp tập huấn, chuyển giao
khoa học kỹ thuật (KHKT), khuyến nông, khuyến ngƣ, chăn nuôi thú y, xây dựng mô hình trình diễn, tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm, đồng thời khuyến khích các cơ sở hội đăng ký xây dựng mô hình thực hiện đề án phát triển kinh tế địa phƣơng.
Kết quả các hoạt động hỗ trợ phụ nữ về khoa học kỹ thuật từ năm 2011-2014 đƣợc tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 3.10. Kết quả hỗ trợ phụ nữ về chuyển giao khoa học kỹ thuật của Hội LHPN tỉnh từ 2012-2014
Đơn vị: lớp, người
TT Tên đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số lớp Số PN tham gia tập huấn Số lớp Số PN tham gia tập huấn Số lớp Số PN tham gia tập huấn 1 TP Hải Dƣơng 72 18.054 70 13.367 79 20.134 2 TX Chí Linh 74 4.038 77 5.345 111 10.014 3 Nam Sách 148 12.644 155 17.235 187 14.551 4 Thanh Hà 82 8.595 88 10.329 95 21.267 5 Tứ Kỳ 165 16.287 150 13.987 176 19.219 6 Gia Lộc 105 9.936 122 11.764 143 14.200 7 Cẩm Giàng 34 3.916 48 6.231 55 7.864 8 Bình Giang 66 9.195 60 7.463 88 11.543 9 Ninh Giang 94 15.200 120 20.857 156 27.342 10 Thanh Miện 103 5.815 83 11.385 165 16.231 11 Kim Thành 102 7.833 124 10.644 132 13.781 12 Kinh Môn 53 6.649 55 9.689 74 8.243 Cộng 1.106 118.162 1.152 138.296 1.461 184.389
Nguồn: Báo cáo các hoạt động chuyển giao KHKT của Ban hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Hội LHPN tỉnh Hải Dương từ năm 2012 - 2014
Tổng số lớp tập huấn cho hội viên phụ nữ từ năm 2012 đến 2014 là 3.719 lớp, trung bình mỗi năm có 1.239 lớp. Số lớp tập huấn năm sau tăng hơn so với năm trƣớc. Số lƣợng phụ nữ tham gia tập huấn ngày càng tăng.
Từ các hoạt động trên đã giúp cho chị em phụ nữ đƣợc nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt, đặc biệt đƣợc trang bị những kiến thức KHKT mới, đƣợc giao lƣu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với các địa phƣơng khác, giúp chị em mạnh dạn ứng dụng KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, từng bƣớc chuyển biến tập quán canh tác không hiệu quả theo hƣớng sản xuất hàng hoá cho giá trị kinh tế cao, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ở mỗi địa phƣơng.
Có thể khẳng định rằng hoạt động khuyến nông của Hội phụ nữ đã làm chuyển biến nhận thức của phụ nữ trong việc mạnh dạn áp dụng KHKT vào sản xuất, đầu tƣ giống vốn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Các hoạt động khuyến nông thƣờng xuyên tập trung vào việc nâng cao kiến thức KHKT cho phụ nữ - những ngƣời trực tiếp sản xuất và thực hiện các mô hình mới. Từ đó đã góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi. Vận động chị em phụ nữ mạnh dạn đầu tƣ chăn nuôi theo hƣớng sản xuất hàng hoá, tham gia có hiệu quả vào chƣơng trình xoá đói giảm nghèo.
Hình 3.4. Đánh giá của hội viên Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng về vai trò hỗ trợ về khoa học, kỹ thuật của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng năm 2014
Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động về hỗ trợ chuyển giao KHKT của Ban hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Hội LHPN tỉnh Hải Dương năm 2014
Qua hình vẽ ta thấy, tỷ lệ hội viên đánh giá thấp về hoạt động hỗ trợ khoa học, kỹ thuật của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng là 11,89%, đây là một con số không hề nhỏ, cộng với đó là 33,13% hội viên chỉ đánh giá hoạt động này ở mức trung bình,
do đó, có thể thấy rằng hoạt động này đƣợc Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng thực hiện chƣa tốt.
3.2.4. Thực trạng hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm
Trong những năm qua, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh luôn xác định công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm và xuyên suốt. Qua đó giúp chị em có thêm kiến thức khoa học kỹ thuật, kỹ năng áp dụng vào sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Đây là một trong những giải pháp quan trọng giúp phụ nữ nông thôn thoát nghèo, vƣơn lên làm giàu chính đáng, đồng thời tạo cơ hội cho chị em nâng cao vị thế trong xã hội.
Năm 2010, đề án "Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010- 2015 " (gọi tắt là Đề án 295) đƣợc chính phủ phê duyệt. Việc gắn kết thực hiện Đề án 295 của Hội với đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" (gọi tắt là Đề án 1956) của chính phủ đã tạo thêm nhiều cơ hội tiếp cận học nghề, tạo việc làm cho phụ nữ. Trên cơ sở đó, Hội LHPN tỉnh đã phối hợp với Sở LĐ- TB&XH, các ngành có liên quan triển khai công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nữ nông thôn.
Hội đã chủ động tuyên truyền, phổ biến các chủ trƣơng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc, quy định của địa phƣơng về dạy nghề, tạo việc làm cho ngƣời lao động, trong đó tập trung các chế độ chính sách đối với lao động nông thôn, hộ nghèo, dân tộc thiểu số, ngƣời tàn tật và lao động nữ kịp thời, sâu rộng. Đƣợc sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, thời gian qua, các cấp hội phụ nữ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng đã tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên thấy đƣợc vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc học nghề, việc làm đối với ngƣời lao động cũng nhƣ thấy đƣợc những chính sách ƣu đãi của các Đề án dành cho ngƣời lao động, đặc biệt là lao động nữ. Do đó, đã thu hút nhiều chị em tham gia các lớp đào tạo nghề; góp phần nâng cao năng lực, tạo việc làm, tăng thu nhập cho chị em và vƣơn lên làm giàu chính đáng.
cấp Hội phụ nữ đã phối hợp đào tạo cho trên 30.000 phụ nữ là lao động nông thôn các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp thông qua các lớp nhƣ: Trồng rau an toàn, trồng lúa năng suất cao, nhân giống cây ăn quả, nuôi và trị bệnh cho gà, vịt, lợn, trâu bò, kỹ thuật nuôi cá nƣớc ngọt, đan lát thủ công … Qua các lớp đào tạo nghề, nhiều chị em đã biết áp dụng những kiến thức, kỹ năng đƣợc học vào thực tiễn sản xuất, không những làm giàu cho bản thân mà còn giúp nhiều chị em phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống.
Trung tâm dịch vụ việc làm 8/3 là một trong những kênh phối hợp tổ chức đào tạo nghề cho phụ nữ hiệu quả. Thời gian qua, Trung tâm tích cực đi sâu, đi sát cơ sở để nắm bắt những mục tiêu, định hƣớng phát triển kinh tế cũng nhƣ thế mạnh, đặc thù của từng địa phƣơng. Đồng thời, hàng năm, Trung tâm phối hợp với Hội LHPN các cấp tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề của chị em, xây dựng kế hoạch mở lớp dạy nghề tại cơ sở cho phù hợp với nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, hƣớng đến việc đào tạo những công việc mà chị em có thể làm tại nhà hoặc tại địa phƣơng. Đến nay, nhiều nghề đã phát triển đi lên, đóng góp quan trọng vào công tác xóa đói, giảm nghèo ở địa phƣơng.
Bảng 3.11. Kết quả hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012-2014
Đơn vị: lớp, người
Tên đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
Số lớp Số PN đƣợc đào tạo Số PN có việc làm sau đào tạo Số lớp Số PN đƣợc đào tạo Số PN có việc làm sau đào tạo Số lớp Số PN đƣợc đào tạo Số PN có việc làm sau đào tạo TP H.Dƣơng 70 2.450 1.225 72 2.520 1.260 74 2.246 1,272 TX Chí Linh 3 105 53 4 140 70 5 127 85 Nam Sách 39 1.365 683 44 1.540 770 43 1.297 468 Thanh Hà 22 770 385 25 875 438 28 826 320 Tứ Kỳ 57 1.995 998 60 2.100 1.050 63 1.902 1.351 Gia Lộc 16 560 280 19 665 333 22 665 221 Cẩm Giàng 14 490 245 18 630 315 18 532 135
Tên đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lớp Số PN đƣợc đào tạo Số PN có việc làm sau đào tạo Số lớp Số PN đƣợc đào tạo Số PN có việc làm sau đào tạo Số lớp Số PN đƣợc đào tạo Số PN có việc làm sau đào tạo Bình Giang 2 70 35 5 175 88 6 175 97 Ninh Giang 71 2.485 1.243 73 2.555 1.278 78 2.314 1.210 Thanh Miện 8 280 140 10 350 175 12 350 130 Kim Thành 2 70 35 4 140 70 4 107 65 Kinh Môn 5 175 88 7 245 123 9 291 106 Cộng 309 10.815 5.408 341 11.935 5.968 362 10.832 5.460
Nguồn: Báo cáo dạy nghề của Ban hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Hội LHPN tỉnh Hải Dương từ năm 2012 - 2014
Trong 3 năm, từ năm 2012-2014, Trung tâm đã tuyển và mở đƣợc trên 1000 lớp dạy nghề sơ cấp tại 12 huyện, thành, thị cho trên 30.000 phụ nữ. Sau học nghề, đa số các học viên đã áp dụng các kiến thức, kỹ năng nghề đƣợc học vào mô hình sản xuất của gia đình và cho hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể số học viên làm đúng nghề đƣợc đào tạo là trên 10.000 ngƣời, số áp dụng nghề vào thực tiễn có hiệu quả trên 8.500 ngƣời. Phần lớn các mô hình phát triển kinh tế của chị em tập trung vào các lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều chị đã mạnh dạn đầu tƣ theo quy mô lớn và đã cho hiệu quả.
Kết quả hoạt động dạy nghề (2012-2014): Dạy nghề cho 33.582 ngƣời với 1.012 lớp đƣợc tổ chức. Ở lớp đào tạo dài ngày có lồng ghép kiến thức về giới. Trong tổng số phụ nữ đƣợc đào tạo, tập huấn kiến thức có trên 35% phụ nữ tham dự. Họ tham gia nhiều ở các nội dung về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt... Đối với các lớp tập huấn về quản lý kinh tế hộ và kiến thức giới thì hầu nhƣ chỉ có phụ nữ tham dự chiếm trên 51,4%. Tuy nhiên, sau khi kết thúc các lớp học, việc ứng dụng các kiến thức vào trong quản lý và tổ chức sản xuất chƣa cao. Qua đó, vấn đề cần quan tâm trong việc đƣa kiến thức cho ngƣời dân không chỉ là số lƣợng ngƣời tham dự, số phụ nữ đƣợc tham dự mà đặc biệt quan tâm tới chất lƣợng nội dung đào tạo, tập huấn. Vì vậy phải nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết thực tế cho cán bộ truyền
đạt kiến thức cho ngƣời dân.
Số lƣợng phụ nữ đƣợc giới thiệu và có việc làm sau khi tham gia đào tạo là 16.836 ngƣời, đạt 50,1% so với tổng số phụ nữ tham gia đào tạo nghề.
Bên cạnh việc duy trì các nghề truyền thống, các cấp Hội còn quan tâm đến việc dạy nghề mới, tạo việc làm tại chỗ cho chị em để đảm bảo “ly nông bất ly hƣơng”, đồng thời, giúp chị em có điều kiện gần gũi, dạy dỗ con, giúp con phát triển đầy đủ cả về thể chất và tinh thần. Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc khuyến khích ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào mô hình kinh tế tập thể. Các mô hình đã đƣợc hội viên, phụ nữ và chính quyền các cấp trong tỉnh đánh giá cao đặc biệt trong xây dựng nông thôn mới, góp phần tạo thêm việc làm nhiều phụ nữ và thu hút nhiều thành viên trong gia đình cùng làm nghề. Đây là phƣơng thức mới trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hiệu quả. Bên cạnh đó, ở một số địa phƣơng, các cấp Hội đã xây dựng mô hình dạy nghề và giới thiệu việc làm cho phụ nữ yếu thế, khuyết tật, hỗ trợ thành lập các nhóm tự lực của phụ nữ nhằm thúc đẩy, hỗ trợ những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn này hòa nhập và tự khẳng định mình trong cuộc sống.
Ngoài ra, Hội LHPN tỉnh đã liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp sản xuất tại địa phƣơng, nhằm giải quyết nguồn lao động đã đƣợc đào tạo nghề. Hội cũng phối hợp với Phòng Thƣơng binh xã hội huyện giới thiệu lao động nữ làm việc tại các công ty, xí nghiệp trong và ngoài tỉnh, cũng nhƣ xuất khẩu lao động, từ đó đã giải quyết việc làm cho số lƣợng lớn lao động nữ vùng nông thôn.
Nhƣ vậy có thể nói, công tác đào tạo nghề và việc làm cho phụ nữ nông thôn thời gian qua đã đƣợc các cấp hội phụ nữ trong toàn tỉnh triển khai đồng bộ, toàn diện; là đòn bẩy tạo đà cho chị em phát triển kinh tế, vƣơn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, việc đào tạo nghề, việc làm cho phụ nữ trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế. Một bộ phận lao động nữ chƣa xác định đƣợc nghề để học và làm cũng nhƣ không xác định học để có nghề và làm nghề đã học; sự nhận biết về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, tạo việc làm ở một bộ phận còn chƣa đầy đủ. Vì vậy số lƣợng chị em tham
gia chƣa nhiều, còn thờ ơ với việc học nghề.
Một số chị em sau khi học nghề còn lúng túng, chƣa biết lựa chọn hay áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Đối với những nghề phi nông nghiệp, việc phối hợp tổ chức dạy nghề ở cơ sở còn ít, do đó chƣa phát huy đƣợc hết khả năng của chị em, cũng nhƣ chƣa thu hút đƣợc nhiều đối tƣợng, thành phần tham gia. Trình độ, năng lực của lao động nữ nông thôn còn hạn chế và hoàn cảnh gia đình… dẫn đến khả năng học nghề và cơ hội việc làm, phát huy tay nghề chƣa cao.
Thời gian tới, bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc, Hội LHPN các cấp tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông nâng cao nhận thức về học nghề và việc làm cho phụ nữ về các chủ trƣơng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc về đào tạo nghề và việc làm cho đối tƣợng nữ; vai trò, vị trí, tầm quan trọng của việc học nghề và việc làm đối với phụ nữ; khuyến khích phụ nữ chủ động tham gia học nghề... Hội LHPN tỉnh là cơ quan đầu mối tăng cƣờng tham mƣu với tỉnh về các chính sách dạy nghề, học nghề liên quan đến phụ nữ. Cùng với đó đẩy mạnh việc khảo sát nhu cầu học nghề, việc làm của phụ nữ sát với nhu cầu thực tiễn của ngƣời lao động; vận động thu hút phụ nữ tham gia học nghề. Chủ động phối hợp với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ phụ nữ học