Tình hình kinh tế hộ gia đình do phụ nữ làm chủ tại tỉnh Hải Dƣơng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh hải dương (Trang 49 - 52)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Tình hình kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng

3.1.3. Tình hình kinh tế hộ gia đình do phụ nữ làm chủ tại tỉnh Hải Dƣơng

Trong những năm qua mặc dù tình hình trong nƣớc và khu vực có những diễn biến phức tạp ảnh hƣởng đến đời sống, tƣ tƣởng của nhân dân nói chung, phụ nữ nói riêng, xong phát huy bản tính cần cù, chịu thƣơng chịu khó, nữ nông dân trong tỉnh đã khắc phục mọi khó khăn thi đua lao động, sản xuất tích cực tham gia thực hiện các chƣơng trình, đề án phát triển kinh tế của địa phƣơng, tham gia xây dựng nông thôn mới, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng các vùng chuyên canh rau quả, sản xuất hàng hóa tập trung gắn với thị trƣờng, đầu tƣ thâm canh tăng vụ, mạnh dạn cùng gia đình ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất,

chăn nuôi, tạo ra những sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Cùng với nữ nông dân, nữ công nhân lao động luôn mạnh dạn phát huy sáng kiến, cải tiến công nghệ, rèn luyện kỹ năng, tác phong công nghiệp; tích cực hƣởng ứng các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo” chủ động nắm bắt khoa học kỹ thuật, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, góp phần tạo ra các sản phẩm hàng hóa có chất lƣợng cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc và mở rộng thị trƣờng xuất khẩu sang nhiều nƣớc trên thế giới. Nữ chủ doanh nghiệp, nữ doanh nhân vững vàng, tự tin vƣợt qua khó khăn, đổi mới phƣơng thức kinh doanh; mở rộng quy mô hoạt động và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, đã tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động đồng thời tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội

Tuy nhiên trong sản xuất nông nghiệp còn gặp không ít khó khăn nhƣ: thời tiết diễn biến thất thƣờng, dịch bệnh ở đàn gia súc gia cầm, giá cả nông sản thấp trong khi đó giá cả các mặt hàng, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng gây ảnh hƣởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp...dẫn đến tình trạng nông dân ở một số địa phƣơng không thiết tha với đồng ruộng. Đặc biệt do ảnh hƣởng của lạm phát, một số công ty, doanh nghiệp việc làm không ổn định, các chế độ của công nhân chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ, kịp thời nhƣ tiền tăng ca, chế độ ốm đau, thai sản… do vậy đã xảy ra tình trạng công nhân dừng việc tập thể ở một số công ty ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của lao động nữ tại các khu công nghiệp. Mặt khác một số nữ công nhân lao động trong các khu công nghiệp xa nhà phải ở trọ, đời sống còn nhiều khó khăn cả về vật chất và tinh thần.

Trong công cuộc đổi mới đất nƣớc, dƣới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đã đạt đƣợc nhiều thành tựu to lớn. Kinh tế tăng trƣởng và chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát huy đƣợc thế mạnh của các thành phần kinh tế, tạo đƣợc nhiều việc làm cho ngƣời lao động. Đặc biệt những năm gần đây nhiều khu công nghiệp phát triển ở các địa phƣơng trong tỉnh. Đây là những điều kiện thuận lợi để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần cải thiện và từng bƣớc nâng cao chất lƣợng cuộc sống cho nhân dân nói chung, trong đó có phụ nữ, trẻ em.

Bảng 3.3. Tình hình hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng phân theo ngành nghề giai đoạn 2012 - 2014 Đơn vị: hộ; % Năm Tiêu chí 2012 2013 2014 Số lƣợng Tỷ lệ lƣợng Số Tỷ lệ lƣợng Số Tỷ lệ Hộ NN-LN-TS 309.466 81,0 306.504 80,2 298.759 78,0 Hộ CN-XD 22.159 5,8 24.747 6,5 28.510 7,4 Hộ DV 40.498 10,6 40.541 10,6 41.480 10,8 Hộ khác 9.934 2,6 10.483 2,7 14.327 3,8 Tổng số hộ 382.057 100 382.275 100 383.076 100

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương năm 2014

Bảng 3.4. Tỷ lệ hộ nghèo và hộ nghèo do phụ nữ làm chủ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012 - 2014

Đơn vị: hộ; % Năm Tiêu chí 2012 2013 2014 Tổng số hộ 493,466 499,578 543,891 Số hộ nghèo 46,809 40,532 30,955 Số hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ 32,765 28,329 23,767 Tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ 6,6 5,6 4,3

Nguồn: Báo cáo giảm nghèo của Sở lao động - Thương binh & Xã hội tỉnh Hải Dương và Hội LHPN tỉnh từ năm 2012 - 2014

Qua hai bảng số liệu có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Thứ nhất, cơ cấu hộ đã có sự chuyển dịch theo hƣớng hiện đại. Điều này đƣợc thể hiện ở sự giảm xuống khá nhanh cả về số lƣợng và tỷ trọng của nhóm hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản (NN, LN, TS) và sự tăng lên của nhóm hộ công nghiệp- xây dựng (CN-XD) và dịch vụ (DV).

đó cơ cấu thu nhập của hộ cũng có sự thay đổi theo hƣớng bền vững hơn. Ngoài những ngành nghề truyền thống nhƣ trồng lúa và các loại cây ăn trái, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm..., các hộ đã chủ động chuyển đổi ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để tạo nguồn thu nhập cao và ổn định hơn.

- Thứ ba, tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ giảm nhanh và bền vững, cho thấy chính sách kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của Hội LHPN tỉnh nói riêng đã phát huy tác dụng tốt. Tuy nhiên, toàn tỉnh vẫn còn nhiều hộ nghèo do phụ nữ làm chủ. Đây là những hộ khó khăn về nhiều mặt do không có điều kiện, khả năng đƣợc làm việc ở các khu công nghiệp, đồng thời chƣa có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn, vì vậy đời sống của các đối tƣợng này gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh hải dương (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)