Tổ chức các phong trào, cuộc vận động và mô hình giúp phụ nữ phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh hải dương (Trang 52 - 62)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Phân tích thực trạng hỗ trợ phụ nữ phát triên kinh tế hộ gia đình của Hội liên

3.2.1. Tổ chức các phong trào, cuộc vận động và mô hình giúp phụ nữ phát triển

triển kinh tế, giảm nghèo

3.2.1.1. Tổ chức các phong trào, cuộc vận động giúp phụ nữ phát triển kinh tế

Trải qua các thời kỳ đấu tranh cách mạng, phụ nữ Hải Dƣơng góp phần cùng với phụ nữ cả nƣớc làm nên nhiều chiến công hiển hách. Trong thời kỳ đổi mới, phụ nữ tỉnh lại ra sức thi đua lao động, sản xuất, thực hành tiết kiệm, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Đặc biệt trong 10 năm trở lại đây, Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng đã năng động, sáng tạo, hoạt động có hiệu quả trên các mặt, đƣợc các ngành, các cấp ghi nhận...

Điển hình trong công tác hội là phát huy mạnh mẽ phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và 6 nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó, khởi sắc nhất là vận động phụ nữ tham gia phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa, giúp nhau phát triển kinh tế và tích cực hưởng ứng công tác xã hội”.

Để phong trào đạt kết quả cao, mỗi lĩnh vực đƣợc các cấp Hội LHPN tỉnh cụ thể hóa bằng chƣơng trình hành động.

Riêng đối với phong trào Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế ngày càng đƣợc các cấp hội quan tâm, coi đây là nhiệm vụ xuyên suốt trong mọi thời kỳ, nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lƣợng đời sống. Tinh thần “Tương thân, tương ái” đƣợc các cấp hội thƣờng xuyên phổ biến, quán triệt trong mỗi kỳ họp, sinh hoạt hội. Trung bình mỗi năm các cấp hội vận động đƣợc hơn 15 nghìn phụ nữ có điều kiện kinh tế giúp hơn 10 nghìn hội viên nghèo, khó khăn vay không lấy lãi bằng tiền, vàng, cây con, giống, vật tƣ sản xuất, phân bón, hỗ trợ công lao động, trị giá hơn 20 tỷ đồng.

Bảng 3.5. Kết quả phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tê gia đình tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: người; triệu VND

Tên đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số PN tham gia giúp Số PN đƣợc giúp Trị giá thành tiền Số PN tham gia giúp Số PN đƣợc giúp Trị giá thành tiền Số PN tham gia giúp Số PN đƣợc giúp Trị giá thành tiền TP H.Dƣơng 209 208 1.872 168 147 987 132 148 445 TX Chí Linh 104 48 78 68 82 650 58 72 66 Nam Sách 806 439 1.753 158 156 1.200 192 444 1.798 Thanh Hà 1.638 1.775 2.500 799 824 1.816 1.392 1.400 3.950 Tứ Kỳ 3.306 2.228 4.984 1.420 1.393 2.617 1.884 1.996 3.700 Gia Lộc 821 845 2.900 398 466 1.805 729 693 1.866 Cẩm Giàng 1.832 482 1.560 22 15 3.000 1.102 323 115 Bình Giang 221 110 42 83 58 432 62 58 35 Ninh Giang 695 244 516 467 190 256 354 337 757 Thanh Miện 230 355 1.106 105 137 650 93 127 95 Kim Thành 909 1.072 5.182 459 528 2.631 1.220 1.291 6.150 Kinh Môn 4.712 3.893 4.718 1.068 1.124 2.563 2.420 1.575 2.930 Tổng cộng 15.483 11.699 27.211 5.215 5.107 18.607 9.638 8.464 21.908

Nguồn: Báo cáo của Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Hội LHPN tỉnh Hải Dương từ năm 2012 - 2014

Xác định nhiệm vụ hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế gia đình là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần giúp hội viên xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; từ đó, giúp hội viên thêm tin tƣởng, gắn bó với tổ chức Hội, thời gian qua, Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng đã có nhiều hoạt động thiết thực, giúp hội viên phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Những năm trƣớc đây đời sống của chị em còn gặp nhiều khó khăn, đa số cán bộ, hội viên phụ nữ trong diện đói nghèo, thiếu vốn sản xuất, nhiều chị em là lao động chính trong gia đình nên bản thân phải lam lũ để làm ra của cải vật chất đắp đổi cuộc sống hàng ngày, do đó chị em ít có cơ hội tham gia sinh hoạt, chƣa hăng hái tham gia học tập, thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc.

Xuất phát từ thực tế nêu trên, Hội LHPN tỉnh đã tập trung củng cố tổ chức Hội, lấy nhiệm vụ phát triển kinh tế gia đình làm đòn bẩy của phong trào và là mũi nhọn trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Hội đã bám sát Nghị quyết Đại Hội Đảng bộ tỉnh Hải Dƣơng lần thứ XV nhiệm kỳ 2010 - 2015, đặc biệt là Chƣơng trình hành động thực hiện Nghị quyết Tỉnh ủy về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, Nghị quyết Đại hội phụ nữ các cấp. Hàng năm Hội xây dựng Chƣơng trình, Kế hoạch cụ thể chỉ đạo 12/12 huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đề ra.

Thực hiện 6 nhiệm vụ trọng tâm và phong trào thi đua yêu nƣớc “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây xây gia đình hạnh phúc” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Những năm qua, Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng đã xây dựng nhiều mô hình mới để tập hợp, thu hút hội viên tham gia hoạt động hội. Để làm đƣợc điều đó, Hội tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể liên quan để tích cực vận động chị em tham gia các hoạt động vì mục tiêu xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian qua, nhiều chị em đã tham gia thực hiện các đề án, dự án phát triển kinh tế, xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lƣợng, rau an toàn, phát triển

cây vụ đông, chuyển đổi những diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là Hội phụ nữ huyện Gia Lộc đứng ra đảm nhiệm xây dựng mô hình chuyên canh rau quả cho hiệu quả kinh tế cao hoặc mô hình chuyên canh dƣa hấu, gia vị ở huyện Kim Thành; mô hình nuôi trồng thuỷ sản ở các huyện: Tứ Kỳ, Ninh Giang; nuôi con đặc sản của thị xã Chí Linh; mô hình trồng hành, mủa huyện Kinh Môn…

Phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”:

Những năm vừa qua, Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng đã tích cực xây dựng phong trào “Giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ”, nhằm cụ thể hoá phong trào thi đua “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” do TW Hội LHPN Việt Nam phát động.

Để thực hiện phong trào đạt hiệu quả, Ban Thƣờng vụ Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng đã đề ra những biện pháp chỉ đạo tích cực: tổ chức khảo sát, xác định đối tƣợng, phân loại hộ nghèo để có hình thức giúp đỡ cụ thể, thiết thực, hiệu quả. Với phƣơng châm: phát huy nội lực, đảm bảo tính bền vững của phong trào, tỉnh Hội đã khai thác vốn từ các nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ Hội, Ngày tiết kiệm vì phụ nữ nghèo... từ đó tạo điều kiện cho vay mức lãi suất ƣu đãi đối với những hộ thiếu vốn sản xuất. Hội phụ nữ các cấp còn vận động hội viên, phụ nữ giúp nhau giống, vốn, vật tƣ sản xuất, ngày công lao động và tìm đầu ra cho sản phẩm.

Bảng 3.6. Kết quả phong trào giúp phụ nữ nghèo có địa chỉ 2012-2014

Đơn vị: người

TT Tên đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng số PN nghèo Tổng số PN nghèo đƣợc giúp thoát nghèo Tổng số PN nghèo Tổng số PN nghèo đƣợc giúp thoát nghèo Tổng số PN nghèo Tổng số PN nghèo đƣợc giúp thoát nghèo 1 TP H.Dƣơng 1.696 25 1.671 50 1.621 109 2 TX Chí Linh 2.282 124 2.158 135 2.023 155 3 Nam Sách 2.053 267 1.786 250 1.536 290 4 Thanh Hà 3.119 175 2.944 113 2.831 103

TT Tên đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số PN nghèo Tổng số PN nghèo đƣợc giúp thoát nghèo Tổng số PN nghèo Tổng số PN nghèo đƣợc giúp thoát nghèo Tổng số PN nghèo Tổng số PN nghèo đƣợc giúp thoát nghèo 5 Tứ Kỳ 7.414 186 7.228 95 7.133 89 6 Gia Lộc 2.898 155 2.743 120 2.623 112 7 Cẩm Giàng 1.692 82 1.610 90 1.520 37 8 Bình Giang 1.084 121 963 77 886 76 9 Ninh Giang 3.220 107 3.113 121 2.992 167 10 Thanh Miện 3.086 90 2.996 96 2.900 71 11 Kim Thành 2.295 105 2.190 100 2.090 81 12 Kinh Môn 1.648 185 1.463 189 1.274 191 Tổng cộng 32.487 1.622 30.865 1.436 29.429 1.481

Nguồn: Báo cáo của Ban Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế Hội LHPN tỉnh Hải Dương từ năm 2012 - 2014

Cuộc vận động xây dựng gia đình “5 không, 3 sạch” gắn với phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”:

Hội LHPN tỉnh đã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện cuộc vận động lồng ghép các nội dung của cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” với các nhiệm vụ trọng tâm của Hội và nhiệm vụ chính trị của địa phƣơng để tạo nguồn lực, nâng cao chất lƣợng, hiệu quả cuộc vận động. Chỉ đạo các cấp Hội tiến hành rà soát thực hiện các tiêu chí của cuộc vận động thông qua phát phiếu tự đánh giá cho các hộ gia đình. Kết quả trong năm 2014 có 1.585/1.585=100% chi hội tổ chức sinh hoạt hội viên tuyên truyền nội dung của sách lật và phát phiếu tới các hộ gia đình.

Các phong trào thi đua do Hội LHPN phát động đáp ứng đƣợc nhu cầu, khơi dậy ý thức trách nhiệm, tinh thần tƣơng thân tƣơng ái, khích lệ tính sáng tạo trong chị em phụ nữ và lan toả tới cộng đồng, tạo đƣợc sự hƣởng ứng tích cực; qua đó đã vận động đƣợc nguồn lực xã hội to lớn giúp nhau vƣợt qua khó khăn, xoá đói, giảm

nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai, giúp các cháu nhỏ có hoàn cảnh khó khăn không phải bỏ học...

Công tác tuyên truyền, giáo dục đƣợc các cấp Hội triển khai sâu rộng với nhiều thông tin mà chị em quan tâm. Nhƣ kiến thức pháp luật, truyền thống, đạo đức, phẩm chất, chuẩn mực của ngƣời phụ nữ thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc; kỹ năng sống, xây dựng gia đình hạnh phúc; kiến thức về sản xuất kinh doanh; kiến thức về hoạt động của Hội trong việc giúp đỡ chị em phụ nữ phát triển kinh tế cũng nhƣ tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ trong tỉnh tham gia vào các phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế.

Trong công tác tuyên truyền các cấp Hội luôn chú trọng việc đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả của công tác tuyên truyền nhƣ: Tổ chức gặp mặt vào các dịp lễ, tết, ngày quốc tế phụ nữ 8/3, ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/10, ngày Gia đình Việt Nam 28/6... với các loại hình nhƣ sinh hoạt câu lạc bộ, giao lƣu văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, nói chuyện chuyên đề, tọa đàm, diễn tiểu phẩm, biểu dƣơng ngƣời tốt việc tốt, tổ chức chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng... Bên cạnh đó các cấp Hội tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng chuyển tải nhiều nội dung tuyên truyền, hoạt động của Hội đến với phụ nữ vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để họ cùng nhau làm kinh tế.

Các cấp Hội phụ nữ luôn chú ý xây dựng và mở rộng mạng lƣới báo cáo viên, tuyên truyền viên là cán bộ Hội và các ban ngành có liên quan. Đến nay, Hội đã xây dựng đƣợc 389 báo cáo viên, tuyên truyền viên từ huyện đến cơ sở, thƣờng xuyên tuyên truyền cung cấp thông tin, tài liệu tuyên truyền, tổ chức tập huấn kỹ năng tuyên truyền, nhằm nâng cao chất lƣợng hiệu quả của công tác tuyên truyền.

Với kết quả đạt đƣợc trong công tác tuyên truyền những năm qua, thời gian tới Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục. Phấn đấu, trên 80% cán bộ, hội viên, công chức, viên chức, nữ công nhân, phụ nữ ngoài hội đƣợc tuyên truyền giáo dục về phát triển kinh tế hộ gia đình; trên 95% cán bộ lãnh đạo nữ, cán bộ hội, cán bộ làm công tác tuyên truyền đƣợc tập huấn kỹ năng

tuyên truyền. Với mục tiêu xây dựng hình ảnh ngƣời phụ nữ “Đoàn kết, sáng tạo, trung hậu, đảm đang” tin tƣởng rằng công tác tuyên truyền giáo dục của các cấp Hội phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng tiếp tục gặt hái đƣợc nhiều kết quả, khẳng định vai trò vị thế của ngƣời phụ nữ trên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm công tác Hội.

3.2.1.2. Tổ chức các mô hình giúp phụ nữ phát triển kinh tế

Xuất phát từ chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về phát triển kinh tế tập thể và xây dựng nông thôn mới, từ yêu cầu nâng cao chất lƣợng, hiệu quả về hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình. Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng đã vận động, hỗ trợ hội viên phụ nữ xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, nhằm giúp chị em nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo bền vững. Hầu hết các mô hình xây dựng đều có đặc điểm là tác động theo hộ gia đình, liên kết các hộ dƣới hình thức câu lạc bộ hoặc tổ/nhóm; nội dung liên kết chủ yếu là hỗ trợ vốn vay, nâng cao kiến thức sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ nhau khi có khó khăn. Các mô hình này đã có tác động tích cực trong phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Từ thực tiễn hoạt động, một số huyện đã chủ động thí điểm xây dựng mô hình sản xuất kinh doanh dƣới hình thức tổ liên kết sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã và có đƣợc thành công bƣớc đầu, tạo cơ sở, tiền đề cho việc rút kinh nghiệm nhân rộng. Tuy mức độ thành công của các mô hình có khác nhau, nhƣng các mô hình này có đặc điểm nổi bật là:

+ Các thành viên tham gia tự nguyện; hợp tác tƣơng trợ nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và trong cuộc sống; tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động; bình đẳng, dân chủ trong quản lý và quyết định các công việc chung.

+ Thành viên tham gia mô hình chủ yếu trong địa bàn (thôn hoặc xã) có chung loại sản phẩm hàng hóa, quy trình kỹ thuật, công nghệ sản xuất, thống nhất quản lý chất lƣợng sản phẩm đầu ra.

đƣợc chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng giá trị sản phẩm.

Từ thực tế cho thấy, các mô hình này đã bƣớc đầu khắc phục tình trạng làm ăn nhỏ lẻ, manh mún; có khả năng thúc đẩy sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phù hợp với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển nông thôn mới; có điều kiện để Hội LHPN tác động đồng bộ các giải pháp hỗ trợ: dạy nghề, chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ, vốn tín dụng, xúc tiến thƣơng mại, tạo việc làm...; nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình theo tinh thần Nghị quyết Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ XI.

Hiện nay, phƣơng thức sản xuất của ngƣời dân chủ yếu vẫn mang tính truyền thống, nhỏ lẻ, manh mún và thiếu tính liên kết nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, chi phí đầu vào cao, không tạo đƣợc thƣơng hiệu và sức cạnh tranh trên thị trƣờng của sản phẩm hàng hoá dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp. Nếu liên kết lại trong các khâu của quá trình sản xuất, kinh doanh thì sẽ giải quyết đƣợc những khó khăn, bất cập mà các hộ nông dân đang gặp phải nhƣ thiếu vốn, thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất.

Để nâng cao hiệu quả của việc đạo tạo nghề thì việc thay đổi hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh là hết sức quan trọng. Đó là thành lập mô hình tạo việc làm tại chỗ cho phụ nữ trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thƣơng mại, dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh hải dương (Trang 52 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)