Đánh giá hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội liên hiệp phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh hải dương (Trang 79)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội liên hiệp phụ nữ

phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng

3.3.1. Đánh giá theo tiêu chí

Nội dung này sẽ đánh giá dựa trên 04 tiêu chí cơ bản đƣợc xây dựng ở chƣơng 1. Cụ thể là:

Hình 3.6. Tốc độ tăng trƣởng số hộ gia đình làm kinh tế có phụ nữ là thành viên Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012-2014

Nguồn: Tính toán của tác giả

Giai đoạn 2012-2013 do chịu ảnh hƣởng của khung hoảng kinh tế thế giới và trong nƣớc nên sản xuất của nền kinh tế nói chung, sản xuất của các hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng nói riêng cũng bị chững lại, nhiều hộ phải ngƣng sản xuất do không có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay từ phía ngân hàng. Điều đó thể hiện ở tốc độ tăng trƣởng của số hộ gia đình làm kinh tế có phụ nữ là thành viên Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng trong năm này có sự sụt giảm so với giai đoạn 2011-2012. Tuy nhiên, đến năm 2014, nền kinh tế vĩ mô bắt đầu phục hồi và có sự tăng trƣởng trở lại, cộng với việc Chính phủ áp dụng nhiều biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế, sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng về nhiều mặt: vốn, kỹ thuật, thị trƣờng đã thúc đẩy sự phát triển của các hộ gia đình. Tăng trƣởng của năm này là 0,21%, rất cao so với các năm trƣớc. Qua đó có thể thấy rằng, sự hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng đối với phụ nữ đã và đang phát huy tác dụng theo chiều hƣớng tích cực lên sự phát triển kinh tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh.

* Tiêu chí thu nhập của các hộ gia đình có phụ nữ nhận được sự hỗ trợ:

Tiêu chí này hiện chƣa có một chuẩn tắc nào để so sánh, do đó, luận văn sẽ dựa vào kết quả khảo sát của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng để xây dựng các mốc thu nhập khác nhau phục vụ cho quá trình phân tích:

Bảng 3.12. Cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình có phụ nữ nhận đƣợc sự hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng giai đoạn 2012-2014

Đơn vị: hộ; % Năm Phân loại 2012 2013 2014 Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Dƣới 15 triệu/năm 170.874 44.7 170.573 44,6 170.984 44,6 Từ 15 đến 30 triệu/năm 110.523 28,9 109.675 28,7 111.244 29,0 Từ 30 đến 45 triệu/năm 81.740 21,4 83.326 21,8 82.428 21,5 Trên 45 triệu/năm 18.920 5,0 18.701 4,9 18.420 4,9 Tống số 382.057 100 382.275 100 383.076 100

Nguồn: Báo cáo giảm nghèo của Hội LHPN tỉnh Hải Dương và tính toán của tác giả

Qua bảng số liệu có thể nhận thấy, phần lớn các hộ gia đình có phụ nữ nhận đƣợc sự hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng có thu nhập vẫn ở mức thấp: nhóm hộ có thu nhập dƣới 15 triệu/năm luôn đạt trên 44%; nhóm hộ có thu nhập từ 15 đến 30 triệu/năm cũng luôn chiếm khoảng 29%; chỉ có khoảng 25% số hộ có thu nhập khá từ 30 triệu/năm trở lên, trong đó, số hộ thu nhập cao từ 45 triệu/năm trở lên rất hạn chế. Điều này cho thấy trong thời gian tới, Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng phải tích cực đẩy mạnh các chƣơng trình hỗ trợ phụ nữ nhằm cải thiện kinh tế hộ và chất lƣợng đời sống nhân dân trên địa bàn tỉnh.

* Tiêu chí số lượng việc làm mới được tạo ra:

Việc làm mới đƣợc tạo ra bao gồm số lƣợng việc làm do các hộ gia đình mở rộng quy mô sản xuất và số việc làm mới đƣợc tạo ra trong quá trình dạy nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ. Tuy nhiên, không thể lƣợng hóa đƣợc chính xác số lƣợng việc làm mới đƣợc tạo ra chỉ do tác động hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng, do đó, số liệu sử dụng cho phân tích phía dƣới chỉ sử dụng số liệu việc làm mới đƣợc tạo ra trong hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề và giới thiệu việc làm của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng đối với phụ nữ tỉnh trong giai đoạn 2011-2014. Đây là nhóm số liệu có khả năng thu thập đƣợc một cách chính xác, khách quan, do đó, nó có ý nghĩa biểu đạt tốt trong việc thể hiện kết quả tác động của hoạt động hỗ trợ phụ nữ của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng.

Hình 3.7. Số lƣợng việc làm mới đƣợc tạo ra trong giai đoạn 2011-2014

Nguồn: Tính toán của tác giả

Trong giai đoạn 2011-2014, số lƣợng việc làm mới đƣợc tạo ra qua vai trò hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng đối với phụ nữ về dạy nghề và giới thiệu việc làm có sự tăng trƣởng khá tốt. Tốc độ tăng trƣởng nhanh và ổn định, thể hiện sự hỗ trợ hoạt động này đã đạt đƣợc hiệu quả cao. Năm 2012 tăng 4,4% so với năm 2011; Năm 2013 tăng 5,5% so với năm 2012; Năm 2014 tăng 7,6% so với năm 2013.

* Tiêu chí cải thiện mức sống người dân:

Hình 3.8. Đánh giá về sự cải thiện mức sống của ngƣời dân

Nguồn: Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương

Tiêu chí này một phần có thể đánh giá theo thu nhập của hộ gia đình có phụ nữ nhận đƣợc sự hỗ trợ của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng, một phần phản ánh qua sự thay đổi về đời sống tinh thần của các hộ gia đình. Để đánh giá đƣợc vấn đề này,

năm. Kết quả khảo sát năm 2014 đƣợc thể hiện ở hình 3.8 phía trên. Qua kết quả có thể nhận thấy rằng: có 42,16% hội viên đánh giá rằng đời sống của gia đình họ có sự cải thiện rõ rệt dƣới tác động hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng; có 31,59% hội viên cho rằng họ có thể cảm nhận đƣợc sự thay đổi trong đời sống nhƣng chƣa thật sự rõ ràng; 26,25% hội viên thì chƣa nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong đời sống của gia đình họ. Nhƣ vậy, tác động lan tỏa của sự hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng thời gian qua chƣa cao.

3.3.2. Đánh giá theo nội dung hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dƣơng

3.3.2.1. Điểm mạnh trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương

- Về tổ chức các phong trào, cuộc vận động, mô hình giúp phụ nữ phát triển kinh tế

Triển khai các chƣơng trình, chính sách hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Chính phủ, của Hội LHPN Việt Nam, trong thời gian qua, Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng đã tích cực thực hiện nhiều phong trào, mô hình thiết thực, góp phần tạo ra những tiền về vật chất, kỹ năng cho ngƣời phụ nữ để họ có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh hoặc tìm kiếm cho mình công việc phù hợp để có thể phát triển kinh tế gia đình.

- Về hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng

Với việc đẩy mạnh xúc tiến và tiến tới thành lập Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển tỉnh Hải Dƣơng hứa hẹn sẽ là nguồn cung tài chính tốt đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của chị em phụ nữ ở hiện tại và tƣơng lai.

Bên cạnh đó, trong những năm qua, Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng đã tích cực nhận ủy thác vốn từ phía NHCSXH và thực hiện tín chấp giúp chị em phụ nữ tỉnh nhà có thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn của NHNN&PTNT. Cùng với đó là việc đẩy mạnh các quỹ tài chính vi mô giúp mở rộng nguồn vốn vay hỗ trợ sản xuất cho chị em phụ nữ.

Kết quả đạt đƣợc của sự hỗ trợ về tài chính của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng rất khả quan, qua khảo sát của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng thì cho thấy có trên 50% hội viên đánh giá tốt và rất tốt về vai trò này.

- Về hỗ trợ chuyển giao khoa học, kỹ thuật

Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng đã tranh thủ tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến của thế giới cũng nhƣ học hỏi các phƣơng pháp, kỹ thuật sản xuất tiến bộ từ các địa phƣơng khác trong cả nƣớc để đƣa vào các chƣơng trình tập huấn, chuyển giao khoa học, công nghệ cho chị em phụ nữ, giúp họ nâng cao năng xuất lao động, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống gia đình.

- Về hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm

Công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm cũng đã đƣợc triển khai một cách tích cực trên tất cả 12 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Hải Dƣơng. Hàng năm số lƣợng chị em phụ nữ đƣợc tham gia các khóa đào tạo rất lớn. Số chị em phụ nữ tìm kiếm đƣợc việc làm mới phù hợp hơn cũng luôn chiếm trên 50% tổng số tham gia các khóa đào tạo, số còn lại thì đƣợc củng cố, bổ sung kiến thức để phát triển công việc sản xuất kinh doanh hiện tại của gia đình.

3.3.2.2. Điểm yếu và nguyên nhân của điểm yếu trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hải Dương

a) Điểm yếu

- Về tổ chức các phong trào, cuộc vận động, mô hình giúp phụ nữ phát triển kinh tế

Trong những năm qua, Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng đã triển khai nhiều chƣơng trình, hoạt động nhằm mục đích hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hội viên. Tuy nhiên khi triển khai xuống cơ sở thì hiệu quả của các chƣơng trình, hoạt động hỗ trợ không cao. Các mô hình phát triển kinh tế tuy phong phú nhƣng số lƣợng lại hạn chế, do đó, số lƣợng hội viên đƣợc tham gia các mô hình đó cũng ít, hiệu quả tác động lên tổng thể hạn chế.

- Về hỗ trợ phụ nữ tiếp cận các nguồn vốn tín dụng

Tuy nhiên, mức hỗ trợ vẫn còn thấp là một hạn chế, mặt khác, do việc hƣớng dẫn, định hƣớng sản xuất cho chi em phụ nữ của Hội còn chậm, hạn chế, dẫn đến xảy ra tình tra có những hộ gia đình vay vốn nhƣng không biết cách sử dụng đồng vốn có hiệu quả dẫn đến điều kiện kinh tế gia đình chƣa đƣợc cải thiện. Việc này còn gây ra sự lãng phí về nguồn lực, gây ra sức ép trả nợ đối với hộ gia đình, gây ra rủi ro tín dụng đối với các tổ chức tín dụng.

- Về hỗ trợ chuyển giao khoa học, kỹ thuật

Việc tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho ngƣời phụ nữ tuy đã đƣợc đẩy mạnh trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, phƣơng pháp truyền đạt cho họ lại chƣa hợp lý. Số lƣợng giờ học lý thuyết còn chiếm tỷ trọng lớn (trên 70%), trong khi đó, khả năng tiếp thu lý thuyết cũng nhƣ khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tế sản xuất của đa phần chị em phụ nữ đều hạn chế. Chính điều này ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả thực hiện vai trò hỗ trợ này của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng.

- Về hỗ trợ dạy nghề, giới thiệu việc làm

Hiện nay, vai trò của Trung tâm DVVL 8/3 thuộc Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng còn hạn chế, tuy rằng số lớp đào tạo nghề cho phụ nữ có tăng lên trong giai đoạn 2011-2014, tuy nhiên, các chƣơng trình đào tạo vẫn cứng nhắc, ít có sự thay đổi cho phù hợp với sự biến động của môi trƣờng. Bên cạnh đó, việc hạn chế đội ngũ giáo việc giỏi kiến thức, vững tay nghề cũng là một hạn chế.

b) Nguyên nhân của điểm yếu

- Nhóm nguyên nhân khách quan:

+ Thứ nhất, do ảnh hƣởng của tƣ tƣởng cũ, chính bản thân ngƣời phụ nữ vẫn còn tƣ tƣởng tự ti, an phận và thụ động. Điều này đã hạn chế sự độc lập suy nghĩ, sáng tạo, khả năng cống hiến của phụ nữ, đó chính là lực cản bên trong kìm hãm họ. Nhiều phụ nữ ngại phát biểu ý kiến, không bộc bạch chính kiến, ngại tranh luận với nam giới, mặc dù ý kiến của họ có thể là chính xác. Nhiều phụ nữ không muốn học tập để nâng cao trình độ, từ chối tham gia các lớp tập huấn về khoa học, kỹ thuật… Tâm lý tự ti, mặc cảm, không vận động để tự mình thoát mình đã hạn chế vai trò của chính họ.

+ Thứ hai, trình độ học vấn, sự tiếp cận và tiếp thu các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất nông lâm nghiệp của đại bộ phận phụ nữ nông thôn còn chậm và hạn chế. Điều này ảnh hƣởng tới sự ra quyết định trong sản xuất, quản lý hộ và tham gia công tác quản lý cộng đồng. Trong những năm qua, cấp ủy Đảng và chính quyền đã quan tâm, chỉ đạo việc hỗ trợ cho phụ nữ nghèo tạo cơ hội và điều kiện phát triển cho phụ nữ, đặc biệt là hỗ trợ họ trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chính quyền địa phƣơng và các ban ngành đoàn thể mới chỉ tập trung quan tâm, trợ giúp đến nhóm hộ nghèo mà chƣa có sự quan tâm, hỗ trợ đúng mức cho nhóm phụ nữ nghèo có địa chỉ nói riêng. Mặt khác, năng lực của cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo cơ sở còn yếu kém; trình độ nhận thức của ngƣời nghèo còn nhiều hạn chế. Đa phần chị em làm nông nghiệp nhƣng khả năng tiếp cận và nắm bắt thông tin kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi và chƣa biết cách sử dụng nguồn vốn hợp lý dẫn đến hoàn cảnh gia đình vẫn rơi vào tình trạng khó khăn, nghèo đói. Một số chị em phụ nữ vẫn còn mang tâm lý tự ti, an phận, ỷ lại và thụ động, không có ý chí phấn đấu vƣơn lên thoát nghèo.

+ Thứ ba, cơ hội tiếp cận các nguồn lực của phụ nữ thấp, ở nông thôn khi đi lấy chồng, phụ nữ thƣờng không đƣợc bố mẹ chia đất cũng nhƣ thừa kế các tài sản. Nguồn vốn thế chấp tại ngân hàng, do đó, ít có cơ hội cho phụ nữ đứng tên vay vốn. Quỹ hỗ trợ PNPT tỉnh cho vay với mức rất thấp, không đủ để sản xuất.

+ Thứ tƣ, vấn đề đƣa ngành nghề vào nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, vì không có thị trƣờng tiêu thụ, nên một số hộ còn thiếu việc làm lúc thời vụ nông nhàn. Qua điều tra của Hội LHPN tỉnh Hải Dƣơng năm 2014 thì số hộ còn thiếu việc làm chiếm 46,7%, quỹ thời gia lao động của các hộ gia đình nông thôn còn thiếu việc làm từ 24 đến 32% quỹ thời gian. Hiện nay có 74,7% số hộ nông dân cho rằng giá cả dịch vụ còn cao, giá nông sản rẻ, một số sản phẩm do nông dân làm ra bị tƣ thƣơng ép giá, cá biệt không có ngƣời mua, nhiều mặt hàng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng. Một số gia đình có mức sống thấp, do đông con, sức khỏe yếu, thiếu kinh nghiệm trong tổ chức sản xuất chiếm tỷ lệ 15% số hộ thuộc diện đƣợc điều tra. Ngoài ra việc đãi ngộ, khuyến khích, khen thƣởng, tạo việc làm cho

hộ nông dân nhất là phụ nữ chƣa đƣợc quan tâm. Đặc biệt điều kiện làm việc không có sự bảo hộ, nhất là những ngƣời lao động trong môi trƣờng độc hại, công việc nặng nhọc...

- Nhóm nguyên nhân chủ quan:

+ Thứ nhất, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ các cấp Hội cơ sở còn hạn chế. Nhiều cán bộ thiếu kỹ năng giao tiếp, vận động thuyết phục chị em phụ nữ tham gia các phong trào của Hội LHPN. Mặt khác, còn một bộ phận không nhỏ cán bộ từ Hội LHPN tỉnh đến cơ sở chƣa nhận thức đúng và đầy đủ về quan điểm, về vị trí, vai trò, tính tất yếu khách quan của việc hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình.

+ Thứ hai, nguồn lực hoạt động của Hội còn hạn chế. Chính vì vậy mà Hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ gia đình của hội liên hiệp phụ nữ tỉnh hải dương (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)