Thực trạng triển khai nội dung công tác đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa (Trang 56 - 70)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích thực trạng Đào tạo nhân lực tại Agribank Chi nhánh Đống Đa

3.3.2. Thực trạng triển khai nội dung công tác đào tạo

3.3.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo

* Đối với các lớp học do trƣờng đào tạo cán bộ tổ chức.

Các lớp do Trƣờng đào tạo NHNNo&PTNT Việt Nam tổ chức thì đầu năm tài chính, Trƣờng đào tạo lập một danh sách các lớp đào tạo theo chuyên đề trong năm sau đó gửi công văn cho chi nhánh có dạng nhƣ sau:

TT Chuyên đề đào tạo Số ngƣời đăng ký tham dự Thành phần tham gia khóa học 1 Quản trị Ngân hàng hiện đại 2 An ninh mạng và bảo mật hệt hống PKI 3 …..

Sau khi nhận đƣợc công văn của trƣờng đào tạo cán bộ, Phòng Hành chính nhân sự gửi công văn thông báo các chuyên đề đào tạo của Trƣờng đào tạo cán bộ tới các Phòng ban để các phòng đăng ký nhu cầu học gửi về Phòng Hành chính nhân sự. Sau khi tổng hợp nhu cầu đào tạo của các Phòng ban, Phòng HCNS lập danh sách trình Giám đốc và gửi công văn đi. Trƣờng đào tạo cán bộ căn cứ vào danh sách các lớp học do các Chi nhánh gửi đến để xác định nhu cầu đào tạo.

Ưu điểm: Dễ thực hiện, có tính thống kê cao.

Nhược điểm: Chƣa xác định đƣợc khi nào cần đào tạo, dựa trên ý kiến chủ quan, chƣa có sự phân tích công việc, tổ chức và nhân viên

Nguyên nhân: Do ý kiến chủ quan và áp đặt của lãnh đạo.

Độ tin cậy của thông tin dùng xác định nhu cầu đào tạo thấp vì phần lớn không phải là kết quả của quá trình điều tra chính xác, thâm chí có lúc còn làm chiếu lệ. Vì vậy nhu cầu mà trƣờng đào tạo tổng hợp hàng năm để xây dựng kế hoạch đào tạo không chuẩn. Nội dung khảo sát nhu cầu đào tạo do trƣờng đào tạo cán bộ đề xuất còn đơn giản , nặng về số lƣợng mà chƣa quan tâm đến chất lƣọng

Các chƣơng trình đào tạo do chi nhánh tổ chức thì căn cứ vào nhận định, phân tích của Giám đốc, trƣởng các phòng ban về kế hoạch sản xuất kinh doanh, mức độ phức tạp của công việc, đòi hỏi của công việc, phát sinh trong kinh doanh để tổ chức, kế hoạch đào tạo của NHNo& PTNT Việt Nam mà Trƣờng đào tạo cán bộ không tổ chức để cho các chi nhánh tự tổ chức.

Ví dụ năm 2014 NHNo&PTNT Việt Nam ban hành quy trình giao dịch mới với khách hàng, Trƣởng phòng Kế toán ngân quỹ thấy cần đào tạo tới cán bộ giao dịch nên đề xuất nhu cầu đao đào tạo quy trình giao dịch mới tới toàn thể cán bộ phòng kế toán và cán bộ giao dịch tại các phòng giao dịch, chi nhánh loại III Thanh Xuân trực thuộc. Căn cứ vào đề xuất của Trƣởng phòng kế toán ngân quỹ, Phòng Hành chính nhân sự lập danh sách cán bộ trong diện trên đề xuất nhu cầu cụ thể để trình Giám đốc tổ chức tập huấn.

Ưu điểm : Chủ động về thời gian thực hiện, dễ thực hiện.

Nhược điểm: Do xác định nhu cầu đào tạo phụ thuộc nhiều vào ý kiến của Giám đốc, trƣởng các bộ phận nên thiếu tính chủ động, chƣa đƣợc cụ thể hóa, chƣa bám sát vào nhu cầu thực tế, độ tin cậy về nhu cầu đao tạo cán bộ còn thấp, do nhận định chủ quan của các lãnh đạo.

Nguyên nhân: Do chƣa phân tích tổ chức, phân tích công việc và phân tích nhân viên để xác dịnh nhu cầu đào tạo. Do Lãnh đạo đơn vị chƣa coi trọng việc xác định nhu cầu đào tạo.

3.3.2.2. Xác định mục tiêu đào tạo.

Đầu năm NHNNo& PTNT Việt Nam có công văn về vấn đề triển khai công tác đào tạo trong năm gửi cho các chi nhánh và đơn vị thành viên, Ví dụ công văn triển khai công tác đào tạo năm 2014: “Tập trung huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn đào tạo để đáp ứng nhu cầu công việc. Cử người đi học đúng đối tượng, số lượng, sử dụng đúng chuyên môn được đào tạo. Yêu cầu đến

cuối năm 2014 mọi cán bộ viên chức được tập huấn nắm bắt kịp thời các văn bản, chế độ và nghiệp vụ mới đáp ứng được nhu cầu công việc”

Chi nhánh căn cứ vào công văn và vào tình hình thực tế tại chi nhánh để có mục tiêu cụ thể, ví dụ mục tiêu đào tạo năm 2014 của Chi nhánh bao gồm:

- Nắm vững các vấn đề lý thuyết - Đạt đến trình độ kỹ năng cần thiết

- Thay đổi tích cực về nhân cách hành vi trong công việc - Tăng năng suất lao động và hiệu quả thực hiện công việc

3.3.2.3. Lựa chọn đối tượng đào tạo

* Đối với các lớp học do trƣờng đào tạo cán bộ tổ chức.

Chủ yếu lựa chọn đối đƣợng sẽ do các Trƣởng phòng, Phó phòng , Giám đốc, Phó giám đốc Phòng giao dịch và Ban giám đốc chi nhánh loại 3 lựa chọn căn cứ vào tình hình thực tế của mình, một số tự làm đơn xin đi học. Việc lựa chọn căn cứ vào trình độ chuyên môn, độ tuổi và các quy định cụ thể cho từng lớp học mà Trƣờng đào tạo gửi xuống.

Ví dụ học viên các lớp thanh toán quốc tế, lớp kinh doanh ngoại hối, quản trị ngân hàng hiện đại khắt khe hơn lớp kiến thức ngân hàng cơ bản. Lớp kiến thức ngân hàng cơ bản chỉ yêu cầu là cán bộ trong chi nhánh mà chƣa học chuyên ngành ngân hàng; lớp thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản trị ngân hàng hiện đại, cán bộ phải cam kết phục vụ lâu dài cho chi nhánh, thuyên chuyển phải bồi hoàn kinh phí đào tạo, dự thi sát hạch đầu vào và phải đạt yêu cầu.

Ưu điểm: Đối tƣợng đƣợc cử đi học công khai, đáp ứng đúng đối tƣợng và yêu cầu của trƣờng đào tạo cán bộ.

Nhược điểm: Trình độ học viên tham gia các khóa học thƣờng không đồng đều ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo.

* Đối với các lớp học do Chi nhánh tổ chức.

Chi nhánh căn cứ vào nhu cầu đào tạo để lựa chọn cán bộ tham dự lớp đào tạo. Ví dụ căn cứ vào nhu cầu đào tạo nâng cao nghiệp vụ của các phòng, trƣởng phòng Kế hoạch kinh doanh sẽ xác định các nhân viên kinh doanh tham gia đào tạo, Trƣởng phòng Kế toán xác định các nhân viên kế toán tham gia đào tạo, Trƣởng phòng Dịch vụ sẽ xác định các nhân viên Dịch vụ tham gia đào tạo…

Ưu điểm: Lựa chọn đúng đối tƣợng phù hợp với nhu cầu đào tạo.

Nhược điểm: Không khách quan, chƣa lựa chọn đúng đối tƣợng đào tạo.

Nguyên nhân: Do lựa chọn trên cơ sở nhận định chủ quan của lãnh đạo các đơn vị.

3.3.2.4. Xây dựng chương trình đào tạo và lựa chọn phương pháp đào tạo

Xây dựng chƣơng trình đào tạo:

Đối với chƣơng trình do trƣờng đào tạo NHNNo& PTNT Việt Nam tổ chức

Trƣờng đào tạo cán bộ huy động các cán bộ có học hàm học vị, cán bộ giỏi nghiệp vụ tham gia xây dựng chƣơng trình đào tạo, các chƣơng trình có mời giảng viên ngoài từ các trƣờng ĐH, viện nghiên cứu, chuyên gia các ngân hàng bạn thì họ tự lên chƣơng trình theo yêu cầu nội dung cần truyền đạt cho học viên mà trƣờng đào tạo đƣa ra. Các chƣơng trình học đƣợc cụ thể hóa đến từng nội dung, kiến thức, kĩ năng mà chƣơng trình sẽ cung cấp cho học viên( đƣợc trình bày cụ thể trong công văn yêu cầu chi nhánh cử cán bộ đi học). Tài liệu học tập do Trƣờng đào tạo, các giảng viên ngoài biên soạn đƣợc hội đồng khoa học NHNNo&PTNT Việt Nam phê duyệt, in và gửi các đơn vị để học viên nghiên cứu trƣớc khi học. Tài liệu cung cấp những kiến thức cần thiết, cụ thể về lĩnh vực chuyên môn hoạt động của ngân hàng, sát với thực tiễn nên rất thiết thực và hữu ích cho công tác đào tạo.

Các giảng viên kiêm chức, các giảng viên đƣợc mời tự xây dựng chƣơng trình phù hợp với yêu cầu nội dung cần truyền đạt cho ngƣời học, chƣơng trình đƣợc xây dựng đƣợc phòng hành chính nhân sự tổng hợp dƣới dạng văn bản trình giám đốc chi nhánh phê duyệt, sau đó tiến hành giám sát thực hiện.

Chƣơng trình đào tạo của chi nhánh tập trung vào các nghiệp vụ: tín dụng, kế toán, thanh toán quốc tế, kiến thức ngân hàng cơ bản, thanh toán quốc tế, đào tạo để nắm bắt kịp thời các văn bản, chế độ mới ban hành...

Ưu điểm: Các chƣơng trình đƣợc xây dựng thiết thực và hữu ích cho công tác đào tạo. Xây dựng rõ ràng, nội dung phù hợp, kiến thức luôn đƣợc cập nhật

Nhược điểm: Chƣơng trình đào tạo tại chi nhánh nhiều khi còn dập khuôn, thiếu sáng tạo, kết cấu gây nhàm chán cho ngƣời học. Nội dung của Trƣờng đào tạo cung cấp hạn chế, do đối tác cung cấp đƣợc thiết kế theo nhu cầu chung, chủ yếu là kiến thức cơ bản, bám vào các văn bản, ít kiến thức thực tế. Cho đến nay các chƣơng trình đào tạo phần lớn vẫn mang tính chất thiếu đâu bù đấy,đáp ứng những nhu cầu đào tạo trƣớc mắt, phát sinh, chƣa đƣợc xác định và xây dựng một cách hệ thống, khoa học, cụ thể:

- Chƣa có chƣơng trình đào tạo bắt buộc theo tiêu chuẩn quy định trong quy chế cán bộ viên chức.

- Chƣa có chƣơng trình đào tạo chuyên sâu để đào tạo những cán bộ giỏi trở thành các chuyên gia đầu ngành.

- Chƣa có chƣơng trình đào tạo kiến thức kinh tế, kỹ thuật của các ngành lĩnh vực mà NHNNo&PTNT Việt Nam đang đầu tƣ.

- Chƣa có chƣơng trình đào tạo đạo đức nghề nghiệp, truyền thống doanh nghiệp cho cán bộ.

- Chƣa có các chƣơng trình đào tạo tin học, tiếng anh giao tiếp dành cho cán bộ giao dịch.

Các chƣơng trình đào tạo hiện nay chủ yếu là ngắn hạn, chuyên đề lặp lại, thiếu tính hệ thống, kế tục và nâng cao, cơ cấu chƣa hợp lý. Một số chƣơng trình đƣợc triển khai rộng, khẩn trƣơng tốn kém, không mang lại hiệu quả nhƣ: ngân hàng bán lẻ, IPCAS giai đoạn 1, bảo mật hệ thống PKI...

Nguyên nhân: Trình độ cán bộ trƣờng đào tạo cán bộ và giảng viên kiêm chức chi nhánh chƣa đáp ứng để thiết kế, giám sát, đánh giá nội dung đào tạo có yêu cầu cao. Cơ sở đào tạo bên ngoài chỉ mời chào các chƣơng trình có sẵn. Trƣờng đào tạo cán bộ chƣa tham mƣu, đề xuất xây dựng, cải tiến làm tốt hơn các chƣơng trình đào tạo hiện có. Một số chƣơng trình đào tạo chƣa thiết thực, triển khai nóng vội, đào tạo sớm nhƣng chƣa sử dụng ngay nên kiến thức kĩ năng ngày một mai một.

Lựa chọn phƣơng pháp đào tạo

Chi nhánh sử dụng cả phƣơng pháp đào tạo trong và ngoài công việc: chi nhánh cử cán bộ đi học tại các lớp do trƣờng đào tạo cán bộ tổ chức sau đó về chỉ dẫn, kèm cặp cho các cán bộ có liên quan khác trong chi nhánh. Vì các lớp đào tạo của Trƣờng đào tạo cán bộ mở tập trung chủ yếu vào giờ hành chính nên số cán bộ cử đi học ít. Chi nhánh đã kết hợp đào tạo trong và ngoài công việc. Việc sử dụng phƣơng pháp này chỉ đáp ứng nhu cầu trƣớc mắt, áp dụng cho các chƣơng trình học đơn giản, không quá phức tạp và trong thời gian ngắn. Các chƣơng trình học dài hạn, đào tạo kiến thức chuyên sâu, khó không thể áp dụng phƣơng pháp trên đƣợc ví dụ: đào tạo tiếng anh chuyên ngành tài chính ngân hàng, thƣơng mại quốc tế… Những chƣơng trình học này bắt buộc ngƣời học phải học trực tiếp không qua chỉ dẫn đƣợc.

Các phƣơng pháp đào tạo chủ yếu ở chi nhánh: Kèm cặp chỉ bảo, đi học các lớp do Trƣờng đào tạo cán bộ tổ chức, tổ chức các bài giảng, tổ chức và tham dự các hội nghi, hội thảo, cử đi học tại các trƣờng đại học, cơ sở liên kết,…

3.3.2.5. Lựa chọn và đào tạo giảng viên

Chi nhánh sử dụng cả giảng viên kiêm chức và giảng viên ngoài.

Khái niệm giảng viên kiêm chức: Giảng viên kiêm chức là các chuyên viên, cán bộ của NHNNo&PTNT Việt Nam đang công tác tại các đơn vị thuộc hệ thống NHNNo&PTNT Việt Nam; có trình độ học vấn từ bậc đại học trở lên, có năng lực về nghiệp vụ chuyên môn phù hợp với chương trình khóa học, có khả năng truyền đạt kiến thức nghiệp vụ, có đạo đức tốt, có sức khỏe do Tổng giám đốc NHNNo&PTNT Việt Nam quyết định công nhận bằng văn bản

Điều kiện để trở thành giảng viên kiêm chức:

-Trình độ: tốt nghiệp đại học trở lên, chuyên môn giỏi, có khả năng nghiên cứu tổng hợp.

- Có 2 năm kinh nghiệm trở lên, chuyên môn, thực hành giỏi, có khả năng truyền đạt , nhiệt tình với nghề, có tinh thần trách nhiệm với đào tạo.

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín.

- Đã tham gia giảng dạy và đƣợc bồi dƣỡng qua các khóa đào tạo về nghiệp vụ sƣ phạm do Trƣờng đào tạo cán bộ tổ chức.

- Đƣợc cấp chứng chỉ thời hạn 3 năm và đƣợc cấp lại khi đủ điều kiện.

Chi nhánh thƣờng xuyên chăm lo, tạo điều kiện cho giảng viên kiêm chức học tập nâng cao trình độ sƣ phạm và trình độ chuyên môn tính đến hết 31/12/2014 chi nhánh có 18 giảng viên kiêm chức, những ngƣời này đƣợc TGĐ NHNNo& PTNT Việt Nam cấp chứng chỉ công nhận căn cứ những tiêu chí mà NHNNo&PTNT Việt Nam đã đƣa ra. Giảng viên kiêm chức của chi nhánh đƣợc cử đi đào tạo tại trụ sở chính các chƣơng trình đào tạo nhƣ: chƣơng trình đào tạo chuyên gia đầu ngành trên cơ sở dự án hợp tác đào tạo giữa NHNNo&PTNT Việt Nam và các tổ chứ khác. Những ngƣời này sẽ là nòng cốt trong công tác đào tạo nâng cao trình độ CBVC chi nhánh. Họ giỏi

chuyên môn và đƣợc đào tạo theo chƣơng trình chuẩn quốc tế, nên họ dễ dàng truyền thụ cho học viên cả lý thuyết và thực tiễn công việc.

Giảng viên thuê ngoài từ các bộ, trƣờng, viện, chuyên gia ngân hàng. Họ đƣợc tập huấn để nắm đƣợc mục tiêu chƣơng trình đào tạo trƣớc mỗi đợt đào tạo.

Ưu điểm : Giảng viên kiêm chức nắm rõ tình hình cán bộ chi nhánh và hoạt động của chi nhánh nên có những phƣơng pháp phù hợp, giảng viên thuê ngoài là những ngƣời giỏi cả chuyên môn và kỹ năng sƣ phạm vì đã đƣợc lựa chọn tƣơng đối kĩ và đƣợc kiểm định qua nhiều lần tổ chức lớp.

Nhược điểm: Giảng viên kiêm chức đôi khi kỹ năng sƣ phạm chƣa tốt, trình độ và chất lƣợng giảng dạy của họ chƣa đƣợc kiểm nghiệm và đánh giá. Hoạt động của họ chủ yếu là tập huấn văn bản nghiệp vụ ở cấp đơn vị. Giảng viên ngoài không am hiểu sâu hoạt động chi nhánh nên đôi khi bài học xa rời thực tế. Nguồn giảng viên này không chủ động đƣợc kế hoạch và ngày càng khó vì mức thù lao phải trả ngày càng cao hơn mức Trƣờng đào tạo cán bộ và chi nhánh đƣợc phép chi trả.

Nguyên nhân: NHNNo& PTNT Việt Nam chƣa có chủ trƣơng xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp từ số giảng viên kiêm chức này. Mức thù lao cho giảng viên ngoài ngày càng cao hơn mức trƣờng đào tạo và chi nhánh đƣợc phép chi trả.

3.3.2.6. Dự tính chi phí đào tạo

Nguồn kinh phí cho công tác đào tạo của chi nhánh: Trích từ chi phí

đào tạo, tập huấn, Hội nghị tại Chi nhánh do NHNNo&PTNT Việt Nam duyệt định mức cho công tác đào tạo hàng năm.

Đối với các lớp do Trƣờng đào tạo cán bộ tổ chức: Trƣờng đào tạo

đốc NHNo&PTNT VN, lấy kinh phí từ kinh phí đào tạo của NHNo&PTNT Việt Nam.

Ví dụ: Dự trù kinh phí tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ giao dịch với khách hàng theo quyết định 149/QĐ-HĐTV-TCKT ngày 28/02/2014 - Tiền ăn trƣa và nƣớc uống(149 ngƣời x 261.000 đ x 1 ngày) = 38.889.000đ - Tiền mua hoa, băng rôn = 2.500.000đ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa (Trang 56 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)