Định hƣớng phát triển chung của NHNo&PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa (Trang 78 - 79)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

4.1. Định hƣớng phát triển chung của NHNo&PTNT Việt Nam

Trên tinh thần tiết kiệm và hiệu quả, phát huy đƣợc sức mạnh của nhân lực NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Việt Nam có định hƣớng về công tác đào tạo nhân lực nhƣ sau:

1- Đào tạo kĩ năng, nghiệp vụ ứng dụng công nghệ mới cho tất cả cán bộ, nhân viên ngân hàng, trong tất cả các lĩnh vực hoạt động kinh doanh, dịch vụ sản phẩm mới với nội dung thiết thực, phổ cập, hiện đại.

2- Quy hoạch cán bộ để nâng cao trình độ nghề nghiệp, kiến thức, kĩ năng, từng bƣớc xây dựng đội ngũ cán bộ đầu đàn chất lƣợng cao đƣa chất lƣợng cán bộ của NHNNo&PTNT Việt Nam đạt trình độ tƣơng đƣơng khu vực trong thời gian ngắn nhất.

3- Đào tạo tin học gồm tin học cơ bản, kĩ thuật viên tin học, các ứng dụng công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng.

4- Đào tạo quản trị ngân hàng thƣơng mại cho cán bộ lãnh đạo các cấp. Cập nhật kiến thức bổ trợ cho cán bộ ngân hàng nhƣ: pháp luật, ngoại ngữ, marketing, giao tiếp khách hàng …

Đào tạo phải luôn gắn liền với nhiệm vụ kinh doanh và chiến lƣợc phát triển trong từng giai đoạn. Đào tạo kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ phải đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức, tiêu chuẩn hóa cao độ, giải quyết các nhiệm vụ kinh doanh và đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững ... Xác định chiến lƣợc đào tạo trên cơ sở chiến lƣợc phát triển.

4.2. Định hƣớng về công tác Đào tạo nhân lực tại Chi nhánh Đống Đa đến năm 2020

dƣỡng đội ngũ cán bộ giỏi nghiệp vụ làm nòng cốt của chi nhánh và để phát triển họ thành những giảng viên kiêm chức chất lƣợng. Chi nhánh khuyến khích cán bộ tự học, chủ động học tập để nâng cao trình độ, kĩ năng, chi nhánh sẽ cố gắng hỗ trợ một phần kinh phí trong khả năng của quỹ đào tạo của chi nhánh. Chi nhánh khuyến khích và tạo điều kiện bố trí thời gian và công việc phù hợp cho cán bộ để cho họ yên tâm học tập.

Tiếp tục tham dự các lớp do Trƣờng dào tạo cán bộ tổ chức, cử cán bộ đi học đầy đủ và đúng đối tƣợng. Chi nhánh tập trung mở các lớp đào tạo ngắn hạn tại chi nhánh trong các ngày nghỉ để cán bộ có điều kiện tham gia. Các lớp tại chi nhánh tập trung vào cung cấp cho ngƣời học các kiến thức bổ trợ, nghiệp vụ. Chi nhánh cũng tăng cƣờng cử cán bộ đi học các lớp dài hạn để tạo ra sự thay đổi căn bản trình độ của cán bộ trong chi nhánh.

Các phòng nghiệp vụ phối hợp xây dựng kế hoạch, nội dung đào tạo phù hợp, cập nhật và thiết thực cho công việc thực tế.

Phấn đấu đến năm 2020, chi nhánh có 100% CBNV nam từ 50 tuổi trở xuống, nữ từ 45 tuổi trở xuống đạt trình độ B tiếng anh. 100% CBNV sử dụng thành thạo các phần mềm tin học liên quan đến nghiệp vụ, 100% CBNV đƣợc cập nhật đầy đủ kiến thức mới về nghiệp vụ đang làm. Xây dựng đƣợc đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp giỏi cho từng nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)