Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến đào tạo nhân lực của Chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa (Trang 70 - 74)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.3 Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến đào tạo nhân lực của Chi nhánh

nhánh Đống Đa

3.3.1. Các nhân tố khách quan

3.3.1.1. Sự phát triển kinh tế chính trị xã hội

Môi trƣờng kinh tế có ảnh hƣởng rất lớn đến công tác đào tạo nhân lực của NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa. Hòa cùng sự phát triển chung của kinh tế đất nƣớc, đặc biệt là từ khi Việt Nam gia nhập WTO, xu hƣớng hội nhập quốc tế ngày càng rõ nét, NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa cũng có những bƣớc chuyển mình đáng kể. Yêu cầu đặt ra là làm sao phải đáp ứng khối lƣợng công việc lớn hơn với chất lƣợng ngày càng nâng cao. Đồng thời với đó là yêu cầu về một cơ cấu lực lƣợng cán bộ công chức nhà nƣớc gọn nhẹ, thay đổi tác phong làm việc quan liêu bao cấp. Những điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ, nhân viên phải không ngừng đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng để nâng cao khả năng thực hiện công việc đáp ứng khối lƣợng công việc ngày càng tăng, với hiệu quả cao hơn.

NHNo&PTNT Việt Nam đƣợc biết đến là một ngân hàng thƣơng mại của Nhàn nƣớc chuyên cho vay nông nghiệp nông thôn, đƣợc hƣởng nhiều chính sách ƣu đãi và thúc đẩy của ngân hàng nhà nƣớc cũng nhƣ chính phủ. Với lợi thế nhƣ vậy nên NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa nói riêng đƣợc rất nhiều doanh nghiệp quan tâm tìm đến cũng nhƣ là địa chỉ tin cậy của ngƣời dân khi gửi tiền, do đó nhân viên tại NHNO&PTNT Vệt Nam- chi nhánh Đống Đa yên tâm sống, làm việc và cống hiến sức mình cho tổ chức, từ đó họ có ý thức bồi dƣỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ, họ tích cực tham gia vào các chƣơng trình đào tạo do cơ quan tổ chức, do đó tăng hiệu quả của công tác đào tạo.

Môi trƣờng văn hóa bên trong và bên ngoài tổ chức có ảnh hƣởng không ít đến công tác đào tạo nguồn nhân lực. Môi trƣờng làm việc tại NHNo&PTNT VIệt Nam- Chi nhánh Đống Đa với màu sắc văn hóa riêng, trong đó luôn coi trọng việc gìn giữ và phát triển tiềm năng cho cán bộ, nhân viên của đã ảnh hƣởng rất lớn đến tƣ tƣởng của đội ngũ cán bộ, nhân viên, họ ý thức đƣợc tầm quan trọng của công tác đào tạo do đó các chƣơng trình đào tạo trong tổ chức này luôn đƣợc quan tâm và đầu tƣ nhiều hơn. Một khía cạnh khác cần nói đến là việc xã hội ngày càng coi trọng yếu tố giáo dục; các cơ quan tổ chức cũng ngày một coi trọng đào tạo, phát triển đã ảnh hƣởng không nhỏ đến tƣ tƣởng của các lãnh đạo tại NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa, từ đó họ xác định đƣợc rằng đào tạo, phát triển chính là điều kiện tiên quyết để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của chính tổ chức mình.

3.3.1.2. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Quốc gia, địa phương

Các chính sách của Nhà Nƣớc có ảnh hƣởng không nhỏ tới công tác đào tạo nguồn nhân lực của tổ chức. Ở Việt nam, nghị quyết của Đảng cũng chỉ ra rằng Việt nam chỉ có thể đi tắt đón đầu sự phát triển trên thế giới bằng cách đầu tƣ vào yếu tố con ngƣời. Điều này cũng đuợc thể hiện rất rõ trong luật giáo dục của nƣớc ta. Nhà nƣớc đã chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nƣớc. Do vậy, vấn đề phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề mấu chốt của nƣớc nhà. Các chính sách của Nhà Nƣớc về vấn đề lao động và việc làm chi phối các chƣơng trình đào tạo nhƣ chính sách về tăng tiền lƣơng tối thiểu cho ngƣời lao động, chính sách về thời gian làm việc, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thông qua xây dựng và từng bƣớc hoàn thiện luật cán bộ công chức, các chính sách ƣu tiên hiện đại hóa các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ công chức nhà nƣớc (gồm hệ thống tổ chức, cơ sở vật chất, chăm lo đội ngũ giảng viên…), chính sách tài chính để sử dụng hiệu quả Ngân sách nhà nƣớc cho đầu tƣ phát triển và khai thác nguồn lực hỗ trợ cho

công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức. Tại NHNo&PTNT Việt Nam, việc nâng cấp Trung tâm đào tạo thành Trƣờng đào tạo cán bộ, là cơ sở trực thuộc phục vụ việc đào tạo nhân lực toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đã tạo động lực và góp phần chuyên nghiệp hóa công tác đào tạo tai NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và tại Chi nhánh Đống Đa nói riêng.

3.3.1.3. Sự phát triển khoa học công nghệ

Sự phát triển nhƣ vũ bão của các phƣơng tiện công nghệ thông tin đại chúng đã làm thay đổi cách thức làm việc với các phƣơng thức mới nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cụ thể nhất là việc triển khai phần mềm IPCAS và hệ thống bảo mật PKI là những bài toán cấp thiết đòi hỏi phải có các chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên để giúp đội ngũ cán bộ, nhân viên tại NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa cập nhật đƣợc kiến thức mới, cách thức làm việc mới, đảm bảo tiến trình công việc diễn ra thƣờng xuyên và hiệu quả.

3.3.2 Các nhân tố bên trong

3.3.2.1. Đặc điểm nhân lực

Đặc điểm nguồn nhân lực trong tổ chức: nguồn lao động trong tổ chức có một bộ phận ngƣời trẻ, có khả năng tiếp thu tốt và có nhu cầu đƣợc đào tạo để nâng cao kiến thức và trình độ. Lƣợng lao động ở độ tuổi dƣới 30 chiếm khoảng 32%, độ tuổi từ 30-40 chiếm trên 42%. Mặt khác lƣợng lao động nữ trong đơn vị chiếm tỷ lệ lớn (64%), họ gặp khá nhiều khó khăn trong việc đào tạo so với nam giới

Về trình độ, lƣợng lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao, tuy nhiên một bộ phận (6%) mới chi đạt trình độ cao đẳng và trung học – đối tƣợng có nhu cầu đào tạo cao để nâng cao trình độ cũng nhƣ thu nhập.

Trong cơ cấu lao động của NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa, số nhân viên các phòng Kế toán, Kế hoạch kinh doanh chiếm tỷ lệ lớn. Đây là lực lƣợng thƣờng xuyên cần phải đƣợc đào tạo về chuyên môn, nghiệp

vụ để có kỹ năng thành thạo trong công việc, đáp ứng những thay đổi trong hoạt động của đơn vị do đặc thù công việc của họ là hoạt động then chốt của NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa.

Với những đặc điểm lao động của đơn vị nhƣ vậy đã tác động lớn đến nhu cầu và đối tƣợng đào tạo.

3.3.2.2 Mục tiêu, chiến lược hoạt động của tổ chức

Mục tiêu, chiến lƣợc hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa thời gian tới đƣợc tập trung vào một số điểm sau:

- Cán bộ tham gia các khóa đào tạo do Trƣờng đào tạo cán bộ tổ chức đúng đối tƣợng mang lại hiệu quả cao, nâng cao đƣợc trình độ cán bộ và phục vụ việc truyền đạt, kèm cặp sau khi đi học tới toàn thể cán bộ viên chức.

- Cán bộ viên chức đạt trình độ tin học, tiếng anh đáp ứng đƣợc sự thay đổi của hệ thống thông tin và yêu cầu công việc trong thời gian tới.

- Cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh nắm bắt kịp thời các nghiệp vụ, văn bản mới theo hƣớng dẫn của ngành và của Nhà nƣớc.

Để thực hiện đƣợc các mục tiêu đề ra trong những năm sắp tới thì đòi hỏi phải có một đội ngũ cán bộ giỏi, có kỹ năng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng cao. Chính vì vậy phòng Hành chính nhân sự của NHNo&PTNT Việt Nam- Chi nhánh Đống Đa phải xây dựng các chƣơng trình đào tạo phù hợp, cử cán bộ đi học các lớp do trƣờng đào tạo tổ chức đúng đối tƣợng, nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong tổ chức, phấn đấu đạt đƣợc mục tiêu của đơn vị trong thời gian sớm nhất.

3.3.2.3 Quan điểm của người quản lý cấp cao

Những lãnh đạo khác nhau sẽ có những nhận thức khác nhau về vấn đề đào tạo nhân lực, từ đó sẽ có ý thức và sự nỗ lực khác nhau trong việc xây dựng, khuyến khích các chƣơng trình đào tạo nhân lực tại tổ chức mình

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đào tạo nhân lực tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)