Hoạt động dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội​ (Trang 60 - 62)

2.3. Thực trạng các thành tố đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường Đại học Kinh tế

2.3.3 Hoạt động dạy học

Với quan điểm “lấy người học làm trung tâm”, hoạt động dạy học của các GV tại trường ĐHKT ln phải gắn với trải nghiệm qua thực tế. Vì vậy các hoạt động dạy học của GV tại trường ĐHKT được thiết kế theo hướng giảm giờ lý thuyết, tăng giờ thảo luận, học tập tiếp cận thực tế tại cơ quan quản lý Nhà nước, Viện, các Trung tâm nghiên cứu hoặc các tổ chức dự án, doanh nghiệp hoặc dự án, tổ chức phát triển tại các địa phương... và hướng tới việc học tập chủ động, giúp SV chủ động tiếp thu kiến thức và áp dụng vào thực tiễn. Các hoạt động dạy và học được xây dựng dưới 3 hình thức chính: (i) các lớp học tập trung, (ii) đi thực tập thực tế tại doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, (iii) thực hiện niên luận và khóa luận tốt nghiệp.

Về phương pháp giảng dạy của GV, để thúc đẩy năng lực tự học và học tập

suốt đời cho SV, các PPGD của GV tập trung vào cách tư duy, phân tích và tổng hợp vấn đề, đề xuất ý tưởng qua các bài tập tình huống, phương pháp học tập theo dự án… Trên lớp, GV chỉ tập trung vào các nội dung cốt lõi, các nội dung khác SV có thể được yêu cầu học theo hướng dẫn của GV. Bài giảng các học phần thường được GV gửi vào mail lớp hoặc đăng tải trên web trường, sinh viên có thể thơng qua cổng thơng tin học tập trực tuyến hoặc mail lớp để tải tài liệu về nghiên cứu sâu thêm. Cách làm này giúp SV hình thành thói quen tự nghiên cứu, tìm hiểu và phát hiện vấn đề và có thể tự học một phần nào đó ngay cả khi khơng có GV. Bên cạnh

đó, việc thực hiện bài tập nhóm, thuyết trình trên lớp, hay thảo luận nhóm giúp SV phát triển tư duy, tìm tịi khám phá, phát triển kiến thức. Khi làm bài tập nhóm SV được rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, phân tích, tổng hợp và chắt lọc thơng tin, kỹ năng trình bày báo cáo thông qua sử dụng phần mềm tin học, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng truyền đạt kiến thức của mình cho người khác, kỹ năng thuyết trình trước đám đơng. Với mỗi học phần, SV cần sử dụng 2-3 giáo trình bắt buộc và các giáo trình tham khảo. Việc này sẽ giúp cho SV phải đọc nhiều hơn, có sự đối sánh giữa các giáo trình khác nhau, tiếp cận nhiều góc độ khác nhau với cùng một nội dung vấn đề. Bởi vậy, SV sẽ tăng tính tư duy và phản biện, đồng thời sẽ duy trì và thúc đẩy khả năng tự học và tìm tịi cái mới.

Về hỗ trợ học tập, các báo cáo thực tập thực tế, niên luận, khóa luận hay

NCKH của SV đều được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV. Trước khi triển khai, các Khoa/Viện đều tổ chức gặp mặt SV để các GV có thể chia sẻ kinh nghiệm, định hướng nghiên cứu/thực tập cho SV.

Bên cạnh đó, để đảm bảo người học có được sự hỗ trợ tốt nhất từ GV, cán bộ Nhà trường trong quá trình học tập, Nhà trường tổ chức lấy ý kiến đánh giá của SV về hoạt động giảng dạy của GV để đảm bảo rằng (i) các phương pháp dạy học khuyến khích SV tự học, tự khám phá kiến thức; (ii) SV được tạo điều kiện phát triển các kỹ năng nghề nghiệp có liên quan đến học phần; và (iii) được định hướng học tập, phát triển tư duy logic và tính sáng tạo... Nhìn chung, phương pháp dạy học của GV được SV đánh giá cao. Trên cơ sở thông tin đánh giá của SV, GV tham gia giảng dạy và BCN Khoa chủ động đề xuất các phương pháp giảng dạy cải tiến nhằm giúp SV phát triển kiến thức thực tế và kỹ năng nghề nghiệp. Các thông tin này cũng là nguồn thông tin thứ cấp phục vụ cho việc rà soát điều chỉnh chương trình, đề cương học phần, trọng số nội dung và cấu trúc đề thi... Cụ thể trong những năm qua SV đánh giá như sau:

Bảng 2.7: Tỷ lệ % đánh giá đồng ý và hoàn toàn đồng ý của SV năm cuối về phương pháp giảng dạy của GV trên thang đo 4 điểm

Nội dung đánh giá Năm

2017

Năm 2018

Năm 2019

3. GV đảm bảo giờ lên lớp và kế hoạch giảng dạy 95.3% 95.3% 86.8% 4. GV nhiệt tình, sẵn sàng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm

chuyên môn với người học 96.7% 96.7% 89.6%

5. GV sử dụng các phương pháp/hình thức thi/kiểm tra đánh giá như đã thông báo trước khi giảng dạy để kiểm tra đánh giá thành quả học tập của người học.

95.3% 95.3% 85.6% 6. Hoạt động giảng dạy của GV luôn gắn với định hướng

nghề nghiệp 89% 89% 76.4%

(Ghi chú: 1= Không đồng ý; 2= Phân vân; 3= Đồng ý; 4= Hoàn toàn đồng ý) (nguồn: Báo cáo kết quả ĐTKS trưng cầu ý kiến SV năm cuối về CTĐT và các dịch

vụ hỗ trợ đào tạo các năm)

Có thể thấy, SV ln đánh giá cao trình độ chun mơn và phương pháp giảng dạy của GV trường ĐHKT. Đây cũng là một động lực để Nhà trường nói chung và đội ngũ GV nói riêng tiếp tục nâng cao trình độ chun mơn và ni dưỡng lịng yêu nghề của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội​ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)