Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội​ (Trang 49 - 53)

2.1. Khái quát về Trường Đại học Kinh tế Đại học Quốc gia Hà Nội

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực và cơ sở vật chất

* Cơ cấu tổ chức

Ngoài Hội đồng Khoa học và Đào tạo, Ban Giám hiệu và các tổ chức chính trị xã hội và đồn thể, Trường ĐHKT có 24 đơn vị chức năng, gồm: 06 đơn vị đào tạo (khoa/viện), 11 đơn vị chức năng (phòng/bộ phận) và 07 đơn vị nghiên cứu (02 viện và 05 trung tâm). Cơ cấu tổ chức của Trường được thực hiện theo quy định của Điều lệ Trường đại học và quy định về tổ chức và hoạt động của đơn vị thành viên trong ĐHQGHN và được cụ thể hóa tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường. Cụ thể, cơ cấu tổ chức của Trường như sau:

 Hội đồng Khoa học và Đào tạo  Ban Giám hiệu

 Các tổ chức chính trị xã hội và đồn thể: + Đảng bộ

+ Cơng đồn

+ Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh + Hội Sinh viên

+ Hội Cựu sinh viên

 Các Khoa và Viện đào tạo : + Khoa Kế toán – Kiểm tốn + Khoa Kinh tế Chính trị + Khoa Kinh tế Phát triển

+ Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế + Khoa Tài chính Ngân hàng

+ Viện Quản trị Kinh doanh

 Các phòng/bộ phận/trung tâm chức năng: + Phòng Tổ chức nhân sự

+ Phịng Hành chính – Tổng hợp + Phịng Đào tạo

+ Phòng Nghiên cứu khoa học và Hợp tác phát triển + Phịng Kế hoạch - Tài chính

+ Phịng Thanh tra và Pháp chế

+ Phịng truyền thơng và quản trị thương hiệu + Bộ phận Tạp chí - Xuất bản

+ Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục

+ Trung tâm Hệ thống thông tin kinh tế và quản lý + Phòng Tuyển sinh

 Các trung tâm/viện trực thuộc:

+ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Phát triển + Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế + Trung tâm Nghiên cứu Quản trị kinh doanh + Trung tâm Dữ liệu và phân tích kinh tế - xã hội + Trung tâm Hệ thống thông tin quản lý

+ Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách + Viện Giáo dục kỹ năng và trí tuệ sáng tạo

* Nguồn nhân lực

Tính đến nay, tổng số cán bộ của Trường ĐHKT là 215 người, gồm 135 giảng viên và 106 cán bộ khối hành chính, văn phịng.

ĐNGV của Trường hiện có 01 giáo sư, 27 phó giáo sư, 65 tiến sĩ, 42 thạc sĩ. Hầu hết GV của trường đều được đào tạo từ các cơ sở có uy tín trong và ngồi nước, có nhiều kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học cũng như thực tế tại các doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Thống kê số GV cơ hữu và thỉnh giảng theo chức danh

Chức danh Số GV cơ hữu Số giảng viên thỉnh giảng

GS.TS 1 3

PGS.TS 27 8

TS 65 25

ThS 42 25

Tổng 135 61

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Nhân sự, trường ĐHKT)

ĐNGV của Trường ln đảm bảo trình độ ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ đào tạo và NCKH, với hơn 50% trong tổng số GV của Trường có thể giảng dạy bằng tiếng Anh, 100% giảng viên sử dụng thành thạo tin học phục vụ

cơng tác giảng dạy, nghiên cứu.

Ngồi ra, trên cơ sở thực hiện và ký kết các thỏa thuận hợp tác trong đào tạo và NCKH, nhà trường cịn có thêm các giáo sư, chun gia nước ngồi đến thực hiện nghiên cứu, trao đổi và giảng dạy dài hạn (trong 1 học kỳ hoặc 1 năm học). Nổi bật có sự tham gia tư vấn, giảng dạy và hợp tác nghiên cứu của GV đến từ Đại học Alberta, Canada; nghiên cứu sinh trường Đại học Gottingen, Đức, Đại học Kinh tế Cracow, Ba Lan, giảng viên Đại học Waseda, ĐH Quốc gia Yokohama, Chuyên gia từ Ủy ban Châu Âu;.. nên số lượng GV hiện có của Trường đảm nhận tốt việc giảng dạy theo kế hoạch và NCKH trên tổng quy mô đào tạo của Trường.

Mặt khác, đội ngũ cán bộ quản lý của trường ĐHKT bao gồm 42 cán bộ (lãnh đạo từ cấp khoa và cấp phịng/bộ phận/trung tâm), trong đó có 12 PGS, 14 TS, 16 ThS; 23 cán bộ quản lý giữ chức danh nghề nghiệp GV; 19 cán bộ quản lý giữ ngạch chun viên. Đội ngũ CBQL có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, số lượng cán bộ có trình độ tiến sĩ chiếm tỷ trọng lớn, hơn 70% tổng số CBQL của Nhà trường.

* Cơ sở vật chất

Trường ĐHKT có một hệ thống CSVC đem lại hiệu quả cao trong việc phục vụ cho các hoạt động đào tạo và các hoạt động khác của Nhà trường, đáp ứng được nhu cầu của CBVC, giảng viên và người học trong toàn Trường. Với lợi thế được khai thác và dùng chung hệ thống thư viện của ĐHQGHN, GV và người học của Trường ĐHKT đã được khai thác và tra cứu tối đa các thông tin, dữ liệu phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và NCKH.

Hiện nay, Nhà trường đã đưa vào sử dụng 04 khu giảng đường gồm: (1) Giảng đường tại Trường THCS và THPT Việt - Úc Hà Nội gồm (2) giảng đường 1 tại Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN (3) giảng đường E4 - 144 Xuân Thủy (4) giảng đường tại 109 đường Hồ Tùng Mậu. Tổng số phòng học tại 04 khu giảng đường là 51 phòng học. Số lượng và diện tích các phòng học của 04 khu giảng đường đều phù hợp với quy mô đào tạo hiện nay của Trường.

Hiện nay, 100% các phòng học của Trường đã được đầu tư đồng bộ với các trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy như: thiết bị âm thanh có sử dụng micro khơng dây đa kênh, công suất phù hợp với quy mô và diện tích từng lớp học; thiết bị trình chiếu hiện

đại với màn chiếu được gắn cố định và máy chiếu có cường độ sáng đảm bảo cho việc trình chiếu bài giảng bằng slide; hệ thống wifi kết nối internet,... 100% phòng học đã được lắp đặt điều hịa treo tường cơng suất phù hợp với diện tích của từng phịng học. Các trang thiết bị phục vụ dạy và học được Trường đầu tư đồng bộ, hiện đại, có chất lượng; cơng tác hỗ trợ người dùng (CBVC, GV, người học…) luôn kịp thời.

Là trường thành viên của ĐHQGHN, nên Trường ĐHKT được sử dụng CSVC chung trong tồn ĐHQGHN, trong đó có Trung tâm Thơng tin - Thư viện - đơn vị phục vụ sự nghiệp trực thuộc ĐHQGHN (địa chỉ truy cập: http://www.lic.vnu.edu.vn).

Với nguồn lực hiện có được ĐHQGHN đầu tư để khơng ngừng nâng cao chất lượng phục vụ thông tin và tư liệu. Trung tâm Thông tin - Thư viện có 5 máy chủ, hơn 100 máy trạm và tủ quang 76 giá đĩa (mỗi đĩa 9.1 GB) cho phép lưu trữ và vận hành hệ thống thư viện phục vụ tốt nhu cầu người dùng. Hiện tại, Trung tâm Thông tin - Thư viện đáp ứng đủ đầu giáo trình cho khối kiến thức chung và một phần giáo trình cho khối kiến thức cơ sở ngành.

Bảng 2.2 Thống kê về học liệu (giáo trình, học liệu, tài liệu, sách tham khảo, tạp chí, kể cả e-book, cơ sở dữ liệu điện tử) trong thư viện

TT Nhóm ngành đào tạo Số lượng

1 Khối ngành III

- Sách và giáo trình: 14281 cuốn, 351 tên - Sách tham khảo: 21194 cuốn, 8620 tên - Luận án, luận văn: 4549 cuốn, 4549 tên 2 Khối ngành VII

- Sách và giáo trình: 8606 cuốn, 238 tên - Sách tham khảo: 13101 cuốn, 5204 tên - Luận án, luận văn: 3448 cuốn, 3448 tên

(Nguồn: Trung tâm Thư viện – ĐHQGHN)

Bên cạnh đó, tại Trường hiện có 1.909 đầu sách, tài liệu trong lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, trong đó có 480 đầu sách tiếng Anh, chưa kể hệ thống luận văn, luận án được lưu trữ. Đối với một số chương trình đặc thù như Chương trình đào tạo cử nhân KTQT hệ CLC, cử nhân TCNH hệ CLC, cử nhân QTKD hệ đạt trình độ quốc tế, nguồn học liệu được lựa chọn, cung cấp từ các nhà xuất bản uy tín ở cả trong và ngoài nước. Thư viện tài nguyên số D’space tích hợp tra cứu thông tin trên trang web của Trường được duy trì và thường xuyên cập nhật, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tra cứu của cán bộ, giảng viên và người học với 14.481 đầu sách, giáo trình, văn bản, cơng trình khoa học, luận văn luận án, ... phục vụ công tác đào tạo và

NCKH trong toàn trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội​ (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)