Điểm tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội​ (Trang 93 - 97)

2.6. Đánh giá hệ thống đảm bảo chất lượng hoạt động đào tạo đại học tại Trường

2.6.2. Điểm tồn tại và nguyên nhân

Trường ĐHKT đã nỗ lực trong công tác đào tạo và ĐBCL đào tạo để đáp ứng yêu cầu về nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng CĐR nhưng cũng còn bộc lộ một số hạn chế:

* Về xác lập chuẩn

- Công tác tuyển sinh: Tuy việc xác định ngưỡng ĐBCL đầu vào được thực hiện đúng quy định và phù hợp với ngành đào tạo nhưng ngưỡng ĐBCL đầu vào cịn thấp, hạn chế khả năng sàng lọc các thí sinh có trình độ tốt.

- Hoạt động dạy học:

+) Chưa có 01 bộ tiêu chí thực hiện hoạt động dạy học đầy đủ, các tiêu chí thực hiện đang được quy định bởi nhiều văn bản khác nhau, cần thống nhất và xây dựng 01 bộ tiêu chí chung để các bên liên quan dễ dàng thực hiện.

+) Các tiêu chí cịn rời rạc, chưa tập trung đi sâu vào đánh giá kết quả giảng dạy của GV.

điểm hạn chế, bất cập như: chưa quy định rõ ràng trách nhiệm Khoa/Viện quản lý về mặt chuyên môn (chất lượng giảng dạy các học phần), các phòng ban chức năng quản lý về mặt hành chính, vai trị, trách nhiệm, hoạt động của Ban cán sự các lớp học phần,

* Về tổ chức thực hiện

- Hoạt động dạy học: SV tham gia ĐTKS đánh giá hoạt động giảng dạy của GV chưa tốt, cịn mang tính hình thức dẫn đến nhiều lượt giảng dạy không được đánh giá, khó khăn cho Nhà trường trong việc quản lý, đánh giá chất lượng giảng dạy của GV.

- SV tốt nghiệp:

+) Nhiều thông tin liên lạc của SVTN có thay đổi so với dữ liệu hồ sơ khai báo ban đầu nên khó khăn trong việc liên lạc.

+) Phần nhiều các thông tin thu thập từ SVTN được thực hiện thông qua phỏng vấn qua điện thoại và email, SVTN đa phần đều đang trong q trình ổn định cơng việc, khơng bố trí được thời gian gặp trực tiếp nên số các trường hợp phỏng vấn trực tiếp không nhiều.

+) Chưa có chế tài/chính sách động viên SVTN đóp góp ý kiến cho Nhà trường.

* Nguyên nhân của tồn tại

Những tồn tại đang mắc phải được xác định bởi các nguyên nhân sau:

- Nhận thức, sự đồng thuận trong thực hiện và đầu tư nguồn lực tài chính cho hoạt động ĐBCL đào tạo của lãnh đạo và các thành viên trong Nhà trường còn chưa cao.

- Nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động ĐBCL còn thiếu về số lượng và năng lực còn hạn chế. Đặc biệt là chưa chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ cán bộ cấp Khoa/CTĐT thực hiện công tác ĐBCL (phát triển từ đội ngũ cán bộ GV, chuyên viên/trợ lý Khoa).

- VHCL chưa trở thành yếu tố then chốt trong hoạt động ĐBCL đào tạo của Nhà trường.

- Mơ hình tổ chức và hoạt động của hệ thống ĐBCL đào tạo chưa khuyến khích và thúc đẩy thường xuyên vai trị chủ động, tích cực của các bên liên quan

vào công tác ĐBCL đào tạo;

- Hệ thống văn bản về chính sách về chất lượng đào tạo chưa thống nhất với chính sách chất lượng, chưa xác định theo thứ tự ưu tiên liên quan đến việc định hướng cho quá trình cải tiến liên tục hệ thống ĐBCL.

- Chưa áp dụng mạnh mẽ nền tảng công nghệ thông tin vào việc thực hiện ĐBCL đào tạo.

Tiểu kết Chương 2

Kết quả nghiên cứu ở chương 2 cho thấy:

Hoạt động đào tạo tại trường ĐHKT đã có nhiều thành tích nổi bật trong những năm vừa qua, nổi bật nhất là công tác tuyển sinh, hoạt động dạy học với số lượng SV nhập học ngày càng tăng; ĐNGV và CBQL tăng về số lượng và chất lượng, đảm bảo trẻ hóa đội ngũ này; hoạt động dạy học luôn lấy người học làm trung tâm, giảng dạy theo hướng định hướng thực hành/thực tế; CSVC luôn được Nhà trường đầu tư và tăng cường các thiết bị dạy học.

Về hệ thống ĐBCL đào tạo, trường ĐHKT đã xây dựng được các quy trình thực hiện, có các tiêu chí và mốc chuẩn để đào tạo gắn với CĐR, phù hợp với các quy định của Bộ GD&ĐT, ĐHQGHN và mục tiêu mà Nhà trường đặt ra, nổi bật là quy trình tuyển dụng, quy trình xây dựng/điều chỉnh CTĐT, quy trình quản lý CSVC với các bước thực hiện rõ ràng, thuận lợi cho việc phối hợp thực hiện giữa các phòng, Khoa/Viện; tổ chức thực hiện các quy trình đầy đủ, góp phần bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo; đặc biệt là giúp cho cán bộ, GV, SV nhà trường thích ứng với mơ hình QLCL phù hợp với GDĐH nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, hệ thống ĐBCL đào tạo của trường ĐHKT trong thời gian qua vẫn gặp phải nhiều tồn tại và hạn chế cần được khắc phục, đó là: Nhận thức, sự đồng thuận trong thực hiện và đầu tư nguồn lực tài chính cho hoạt động ĐBCL đào tạo của lãnh đạo và các thành viên trong Nhà trường còn chưa cao; nguồn nhân lực thực hiện các hoạt động ĐBCL còn thiếu về số lượng và năng lực còn hạn chế; VHCL chưa trở thành yếu tố then chốt trong hoạt động ĐBCL đào tạo của Nhà trường; …

Chương 3

BIỆN PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội​ (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)