Mơ hình tổ chức của hệ thống ĐBCL đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội​ (Trang 102 - 107)

Nhìn vào sơ đồ trên có thể thấy, Trường ĐHKT cần khuyến khích và thường xuyên thúc đẩy vai trị chủ động, tích cực của các bên liên quan vào công tác ĐBCL đào tạo; kết hợp sử dụng đa dạng nhiều công cụ ĐBCL nhằm đa dạng hoá hoạt động ĐBCL đào tạo, khai thác tối đa các thế mạnh của các công cụ khác nhau để

công cụ khác nhau cũng nhằm đảm bảo công tác này bao quát được nhiều mặt và khía cạnh của chất lượng trong Trường. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng phải thiết lập, phát triển và ban hành các công cụ theo dõi, giám sát và đánh giá hoạt động của hệ thống ĐBCL bên trong, ví dụ như hệ thống chỉ số, chỉ báo hiệu quả và hoạt động, đơn vị chuyên trách thu thập và theo dõi các chỉ số này, khung tiêu chuẩn chất lượng.

Tiếp tục kiện toàn Hệ thống ĐBCL đào tạo của Trường ĐHKT. Hiệu trưởng thành lập Ban chỉ đạo xây dựng hệ thống ĐBCL. Ban chỉ đạo gồm người đứng đầu và các cấp phó của người đứng đầu, trưởng các phòng, khoa, đơn vị, một số GV và cán bộ phụ trách ĐBCL của trường. Số lượng Ban chỉ đạo phải là số lẻ, chế độ làm việc tập thể, quyết định theo đa số. Nhiệm vụ của Ban chỉ đạo tập trung vào: Ban hành kế hoạch hoạt động hệ thống ĐBCL; Hướng dẫn, chỉ đạo việc xây dựng, vận hành hệ thống ĐBCL đào tạo; Thẩm định hệ thống tài liệu ĐBCL đào tạo (mục tiêu chất lượng, chính sách chất lượng, sổ tay chất lượng và các quy trình, cơng cụ ĐBCL đào tạo); Kiểm tra, giám sát, đánh giá hệ thống ĐBCL; Tổ chức thực hiện cải tiến hệ thống ĐBCL đào tạo và định kỳ báo cáo Hiệu trưởng kết quả thực hiện.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống tài liệu về ĐBCL đào tạo ở Trường ĐHKT với các nội dung cụ thể như sau:

Một là: Hoàn thiện hệ thống văn bản về chính sách CLĐT

Yêu cầu cơ bản khi hồn thiện chính sách CLĐT là phải nhất qn với chính sách phát triển chung của Trường trong từng giai đoạn cụ thể; Thể hiện được chủ trương và định hướng chung của trường trong việc thực hiện ĐBCL đào tạo; Nội dung ngắn gọn, rõ ràng, được lấy ý kiến của toàn thể đội ngũ GV, CBQL, chuyên viên; dược Hiệu trưởng trường phê duyệt và công bố cơng khai; dược định kỳ rà sốt, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật phù hợp với thực tế phát triển của Trường và sự thay đổi của các định hướng chiến lược hay các quy định khác có liên quan.

Hai là: Hồn thiện hệ thống văn bản về mục tiêu CLĐT

Yêu cầu của mục tiêu CLĐT là phải thống nhất với chính sách chất lượng và được xác định theo thứ tự ưu tiên liên quan đến việc định hướng cho quá trình cải tiến liên tục hệ thống ĐBCL; được xây dựng cụ thể, có thể đo lường được, nêu rõ

thời hạn thực hiện đảm bảo khả thi, phù hợp thực tế; có kế hoạch để thực hiện mục tiêu chất lượng; được định kỳ rà soát, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật phù hợp với thực tế phát triển của Trường và sự thay đổi của hệ thống ĐBCL; Ngoài ra, mục tiêu CLĐT được thiết lập tại các đơn vị thuộc phạm vi áp dụng và phù hợp với chính sách chất lượng đã công bố, bao gồm: mục tiêu chất lượng của Trường và mục tiêu chất lượng của các Khoa/Viện thuộc phạm vi áp dụng.

Ba là: Hoàn thiện sổ tay ĐBCL đào tạo

Yêu cầu trong việc xây dựng sổ tay ĐBCL đào tạo là phải cung cấp đầy đủ các quy định chi tiết về hệ thống ĐBCL của Trường; thể hiện được chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, cam kết chất lượng (nếu có), phạm vi áp dụng, các yêu cầu thực hiện hệ thống ĐBCL đào tạo, các yếu tố ĐBCL đào tạo và sự tương tác giữa các quá trình trong hệ thống.

Ngồi ra, sổ tay chất lượng được định kỳ cập nhật, sửa đổi, bổ sung kịp thời phù hợp với sự phát triển của Trường và sự thay đổi của hệ thống ĐBCL đào tạo.

Bốn là: Hoàn thiện hệ thống văn bản về các quy trình, cơng cụ ĐBCL đào tạo

Hệ thống văn bản xác định các nội dung cụ thể của từng lĩnh vực quản lý chất lượng theo nguyên tắc: bám sát các quy định hiện hành của Nhà nước; phù hợp với điều kiện, đặc thù của Trường; thể hiện các nội dung trong hoạt động đào tạo của trường để đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn KĐCL.

Xây dựng văn bản về quy trình, cơng cụ ĐBCL đào tạo cho từng nội dung của các lĩnh vực quản lý chất lượng mà Trường đã xác định. Hệ thống ĐBCL đào tạo sau khi được xây dựng phải được Hiệu trưởng ký quyết định ban hành và đưa vào áp dụng. Hệ thống ĐBCL đào tạo được công bố công khai để ĐNGV, CBQL, chuyên viên và các đối tượng khác có liên quan biết và triển khai thực hiện.

- Điều kiện thực hiện biện pháp:

+ Có đủ nguồn lực về tài chính để thực hiện.

+ Đội ngũ nhân lực có hiểu biết và kinh nghiệm thực tế đối với ĐBCL đào tạo. + Hợp tác, trao đổi kinh nghiệm về xây dựng hệ thống ĐBCL đào tạo với các trường đại học có điểm mạnh như trường Đại học Ngoại thương, đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn, …

3.2.1.3. Xây dựng lồng ghép kế hoạch chiến lược chung với hoạt động của hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo đảm bảo chất lượng đào tạo

- Mục đích của biện pháp: nhằm định hướng và đưa hoạt động ĐBCL đào tạo vào kế hoạch chiến lược phát triển chung của Trường, trên cơ sở đó xây dựng các chính sách chất lượng phù hợp.

- Ý nghĩa của biện pháp: Việc thực hiện biện pháp này nhằm định hướng hoạt

động ĐBCL đào tạo trên cơ sở gắn kết với các hoạt động chung của Nhà trường; giúp CBQL và các thành viên chủ động thực hiện các cơng việc mà mình được giao với chất lượng tốt nhất. Bởi lẽ, hoạt động ĐBCL đào tạo là hoạt động thường xuyên, lâu dài; liên quan đến mọi thành viên, tổ chức và đơn vị trong Trường. Trong khi đó mỗi thành viên, tổ chức và đơn vị lại tham gia vào hoạt động này trên những phần công việc khác nhau. Vì thế, cần có kế hoạch chiến lược về CLĐT chung, trong đó bao gồm mọi lĩnh vực liên quan đến hoạt động ĐBCL đào tạo của các đơn vị trong Trường.

- Nội dung biện pháp:

+ Đưa kế hoạch chiến lược về CLĐT vào trong chiến lược phát triển của Trường ĐHKT – ĐHQGHN.

CLĐT không tự nhiên xuất hiện mà CLĐT được tạo ra từ việc làm hàng ngày của tất cả các thành viên trong Nhà trường. Do đó, phải có kế hoạch chiến lược cho nó, đồng thời phải xem kế hoạch chiến lược về CLĐT là vấn đề quan trọng nhất trong chiến lược phát triển.

+ Tạo nề nếp, thói quen xây dựng kế hoạch chiến lược về CLĐT cho mỗi đơn vị trong Trường ĐHKT – ĐHQGHN.

Xây dựng kế hoạch chiến lược chất lượng là việc cần làm của tất cả CSGD đại học chứ không phải chỉ là chức năng của các cơ quan quản lý cấp hệ thống. Thực chất của hoạt động này là xác định tầm nhìn chiến lược về CLĐT của CSGD mình cho 5 đến 10 năm sau, đưa ra được những phương châm hành động, mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, những tuyên bố về chuẩn mực chất lượng và việc xác lập các chiến lược, phương pháp ĐBCL của Nhà trường.

Tầm nhìn về CLĐT của Trường ĐHKT cần được xác định ở các cấp độ quốc gia, khu vực và quốc tế. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã xác định tầm nhìn “Phát triển Trường

Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đến năm 2025 trở thành một trong những trường đại học hàng đầu về nghiên cứu và đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam; một số ngành đạt chuẩn kiểm định quốc tế; được xếp hạng ngang tầm với một số đại học tiên tiến trong khu vực trong một số ngành, chuyên ngành đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh”9. Để đạt được mục tiêu này, Trường ĐHKT cần phải tiếp tục tăng cường

các điều kiện ĐBCL và từng bước xây dựng hệ thống ĐBCL bên trong tiến tới xác định phương hướng và nguồn lực để thực hiện đánh giá Trường theo chuẩn quốc tế. Vận hành hệ thống phản hồi thông tin với các bên liên quan nhằm phục vụ công tác đánh giá nâng cao chất lượng và KĐCL. Hồn thiện các quy trình thủ tục trong việc kiểm sốt các hoạt động dạy và học để hướng đến kiểm tra đánh giá người học theo CĐR đã công bố. Đổi mới quản trị đại học theo hướng chuyên nghiệp. Đổi mới, nâng cao CLĐT và tăng cường hoạt động hỗ trợ người học, xây dựng mạng lưới nhà tuyển dụng hỗ trợ hoạt động hướng nghiệp cho SV.

+ Quy trình hóa các hoạt động của hệ thống ĐBCL đào tạo

Quy trình chung cho hoạt động hệ thống ĐBCL đào tạo trong Trường ĐHKT nên dựa theo vòng tròn Deming (PDCA) với 4 bước sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội​ (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)