Các cấp độ quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội​ (Trang 25 - 29)

QLCL là quản lý theo hướng chuẩn hóa bao gồm 3 hoạt động chính đó là: Xác lập chuẩn; đánh giá thực trạng đối chiếu với chuẩn; và nâng thực trạng lên ngang bằng chuẩn, được tiến hành đồng thời, liên tục cho đến hết vòng đời của sản phẩm. Nhà quản lý sử dụng các hoạt động đó như thế nào, vào lúc nào là phụ thuộc vào trình độ phát triển QLCL của CSGD đó. Cụ thể:

- Nếu chỉ vận dụng khi đã có thành phẩm và nhằm loại bỏ phế phẩm thì đó là

Kiểm soát chất lượng;

- Vận dụng trong suốt quá trình sản xuất và phòng ngừa phế phẩm thì đó là

ĐBCL;

- Trường hợp luôn cải tiến, luôn nâng cao chuẩn cho phù hợp u cầu khách hàng thì đó là QLCL tổng thể.

Phát hiện

Phòng ngừa

Cải tiến liên tục

Kiểm soát chất lượng Đảm bảo chất lượng Quản lý chất lượng tổng thể Thời gian

Như vậy, QLCL trong giáo dục cần xây dựng và vận hành một hệ thống quản lý nhằm tác động vào các điều kiện ĐBCL trong tất cả các giai đoạn của quá trình giáo dục, cho tất cả các sản phẩm của cả hệ thống chứ không nhằm vào chất lượng của từng giai đoạn hay từng sản phẩm cụ thể.

1.2.4 Hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo

Từ khái niệm hệ thống, đào tạo và chất lượng đào tạo, luận văn cho rằng: Hệ thống ĐBCL đào tạo là hệ thống chính sách, mục tiêu, hành động, công cụ, nguồn lực, quy trình và thủ tục được các chủ thể quản lý giáo dục áp dụng theo những cách thức xác định nhằm duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo liên tục.

Một hệ thống ĐBCL bên trong trường đại học là tổng thể các hệ thống, nguồn lực và thông tin dành cho việc thiết lập, duy trì và cải thiện chất lượng và tiêu chuẩn của hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu và phục vụ cộng đồng. Đó là một hệ thống mà dưới sự tác động của nó, các nhà quản lý và nhân viên hài lịng với cơ chế kiểm sốt đang hoạt động để duy trì và nâng cao chất lượng trong GDĐH.

Hệ thống ĐBCL có nghĩa là áp dụng những biện pháp nhằm tạo ra sản phẩm không lỗi và đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. ĐBCL là một quá trình xây dựng niềm tin giữa các bên liên quan đến các điều khoản (đầu vào, quá trình và đầu ra) đáp ứng sự mong đợi hoặc đạt ngưỡng yêu cầu tối thiểu. Tác giả Lê Đức Ngọc cho rằng hệ thống “ĐBCL là tồn bộ các hoạt động có kế hoạch, có hệ thống được

tiến hành trong hệ thống chất lượng, và được chứng minh là đủ mức cần thiết để khách hàng thỏa mãn các yêu cầu chất lượng” [26]. Như vậy, trong đào tạo, hệ

thống ĐBCL được thiết kế theo các chuẩn mực và đưa vào quá trình đào tạo nhằm đảm bảo người học sau khi tốt nghiệp đạt được những chuẩn mực đã đề ra. Hệ thống ĐBCL đào tạo là một trong những mơ hình ĐBCL để tạo ra sản phẩm là nguồn nhân lực khơng có sai sót do lỗi trong q trình đào tạo.

Hệ thống ĐBCL đào tạo bao gồm 2 loại hình: 1) Hệ thống ĐBCL bên trong; 2) Hệ thống ĐBCL bên ngoài nhà trường. Luận văn này chỉ xem xét và giới hạn phạm vi nghiên cứu ở hệ thống ĐBCL đào tạo bên trong trường đại học.

1.2.5 Hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo

một động từ, được hiểu là làm cho sự vật, sự việc trở nên tốt đẹp hơn. Như vậy, hoàn thiện hệ thống ĐBCL đào tạo được hiểu rằng: là tập hợp các biện pháp để làm

cho hệ thống ĐBCL đào tạo được vận hành tốt hơn dựa trên những ưu điểm đã đạt được và hạn chế những tồn tại còn mắc phải.

1.3. Vai trò của hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo trong trường đại học

Hệ thống ĐBCL đào tạo có vai trị đặc biệt quan trọng trong đảm bảo, duy trì và nâng cao chất lượng đào tạo của một trường đại học. Vai trị đó được thể hiện ra ở một số khía cạnh cơ bản sau:

Thứ nhất, hệ thống ĐBCL đào tạo góp phần đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GDĐH

Một trong những nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành mục tiêu “Tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của người học. Hoàn thiện mạng lưới các CSGD đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế” [9] là đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản cơ bản của GD&ĐT

theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học; coi trọng QLCL; nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ; chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong GD&ĐT. Hệ thống ĐBCL đào tạo chính là các hoạt động cụ thể hóa nhiệm vụ và giải pháp mà yêu cầu của Nghị quyết đã đề ra.

Thứ hai, hệ thống ĐBCL đào tạo đóng vai trị thúc đẩy nhà trường hội nhập giáo dục với khu vực và quốc tế

Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng với quốc tế trong nhiều lĩnh vực với các ký kết hiệp định song phương, đa phương, là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế lớn. Yếu tố quyết định để phát huy hiệu quả của việc hội nhập đó chính là phải có nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, cần phải tập trung phát triển GDĐH, tạo ra được nguồn nhân lực chất lượng cao. Hệ thống ĐBCL đào tạo chính là cơng cụ góp phần tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao đó, đồng thời góp phần quan trọng trong

việc vạch ra đường lối hội nhập GDDH khu vực và quốc tế cho CSGD.

Thứ ba, hệ thống ĐBCL đào tạo là thước đo giúp CSGD nhận biết thực trạng đào tạo của mình

Hệ thống ĐBCL đào tạo đóng vai trị giống như những “chuyên gia đo lường” để đo tình trạng đào tạo của các trường ĐH. Từ đó, nhà trường có thể biết vị thế của họ đang ở đâu và cần làm gì để thúc đẩy q trình phát triển. Đồng thời, nó giúp cho Ban Giám hiệu, các CBQL trong nhà trường quản trị đại học một cách rõ ràng, quản trị theo chất lượng, quản trị theo mục tiêu, từ đó việc dẫn dắt đại học trở nên dễ dàng hơn.

Thứ tư, hệ thống ĐBCL đào tạo là công cụ giúp CSGD nâng cao chất lượng đào tạo, chất lượng dịch vụ và đáp ứng yêu cầu phát triển của chính CSGD đó

Như đã đề cập ở trên, hệ thống ĐBCL đào tạo được xây dựng để duy trì và cải tiến chất lượng, duy trì và cải tiến các tiêu chuẩn về giảng dạy, học tập, ... Đây vừa là chức năng, vừa là vai trò của hệ thống ĐBCL đào tạo bên trong nhà trường. Như vậy, hệ thống ĐBCL đào tạo giúp nhà trường nâng cao chất lượng của mọi lĩnh vực, hoạt động trong nhà trường, đặc biệt là chất lượng đào tạo sẽ là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển và sự thành công trong cạnh tranh tuyển sinh, giúp nhà trường phát triển một cách toàn diện, đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan.

Nhìn chung, với tầm quan trọng như vậy nên mỗi CSGD cần có cái nhìn đúng đắn và chú trọng đầu tư, phát triển hệ thống ĐBCL đào tạo sao cho có thể phát huy tối đa vai trò của hệ thống.

1.4. Một số mơ hình đảm bảo chất lượng đào tạo và hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong trường đại học lượng bên trong trường đại học

1.4.1 Một số mơ hình đảm bảo chất lượng đào tạo trong trường đại học

Thứ nhất: Mơ hình của Mạng lưới các trường đại học Đơng Nam Á (AUN-QA)

AUN đã nhận thấy tầm quan trọng của chất lượng giáo dục đại học và nhu cầu phát triển hệ thống đảm bảo chất lượng để nâng cao chất lượng đào tạo, cải tiến nền giáo dục, tăng cường hoạt động nghiên cứu, phục vụ cộng đồng trong các trường đại học thành viên của AUN. Năm 1998, AUN đã tranh luận các sáng kiến và đưa đến sự phát triển mơ hình đảm bảo chất lượng AUN. Trong thập niên cuối của thế kỷ 20, mơ hình đảm bảo chất lượng AUN đã được xúc tiến, phát triển và triển khai

thực hiện các hoạt động đảm bảo chất lượng dựa trên sự trải nghiệm, các hoạt động đảm bảo chất lượng được chia sẻ, kiểm tra, đánh giá và cải thiện. Để liên tục cải tiến, trường đại học cần tổ chức hệ thống đảm bảo chất lượng một cách có hiệu quả và thực hiện các chuẩn mực đề ra để tiến tới đạt được một nền giáo dục hoàn hảo.

AUN đã xây dựng một bộ tiêu chuẩn chất lượng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Mơ hình ĐBCL của AUN ứng với 03 cấp. Qua các năm, xuất phát từ thực tiễn, mơ hình ĐBCL theo tiêu chuẩn của AUN có sự khác biệt, cụ thể:

Mơ hình năm năm 2005 Mơ hình năm năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng đào tạo tại trường đại học kinh tế đại học quốc gia hà nội​ (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)