Các chính sách phát triển ngành công nghiệp ôtô từ 2004

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm tham gia mạng sản xuất toàn cầu ngành ô tô của trung quốc và gợi ý cho việt nam (Trang 49 - 53)

2.2.1. Bối cảnh hình thành chính sách

Trung Quốc gia nhập WTO vào năm 2002 và từng bước mở cửa thị trường, bao gồm cắt giảm thuế quan và loại bỏ các yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa. Những hành động này nhanh chóng thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường ô tô của Trung Quốc. Chính

phủ vẫn tiếp tục trông cậy vào vai trò ô tô ngành CN đối với sự tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế, bao gồm cả việc thúc đẩy các lĩnh vực cơ bản và dịch vụ liên quan như sản xuất máy móc, cao su, hóa dầu, điện tử, tự động tài chính, dệt may, kênh phân phối theo sau, và dịch vụ sửa chữa ô tô.

Sau khi vào Trung Quốc vào WTO ngành CN ô tô bắt đầu phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Nhìn chung sản xuất lần lượt tăng 38,8% và 36,7% vào năm 2002 và 2003, làm cho Trung Quốc trở thành nhà sản xuất ô tô lớn thứ tư và thị trường ô tô lớn thứ ba trên thế giới. Sự tăng trưởng trong ngành CN ô tô, đặc biệt trong năm 2002 và 2003, đã thu hút đáng kể đầu tư nước ngoài, bao gồm cả các nhà sản xuất đã có các hoạt động tại Trung Quốc và đang tìm cách mở rộng năng lực sản xuất địa phương của mình, cũng như các nhà sản xuất trước đây chưa từng có hoạt động tại Trung Quốc. Một hệ quả từ điều này là năng lực được tạo ra đã vượt quá nhu cầu, việc dư thừa năng lực làm gia tăng đáng kể áp lực cạnh tranh. Để giải quyết vấn đề này từ đầu năm 2004 chính phủ bắt đầu thực hiện lựa chọn chính sách kinh tế “hạ nhiệt”, bao gồm cả không khuyến khích các khoản cho vay của ngân hàng và phê duyệt chậm các khoản đầu tư. Ngoài các điều chỉnh vĩ mô, tín dụng ngân hàng thấp hơn theo sau đó và giá thường xuyên giảm đã làm giảm nhu cầu, với rất nhiều người tiêu dùng Trung Quốc nhạy cảm với giá trì hoãn việc mua xe ô tô trong khi giá vẫn tiếp tục giảm. Bất chấp những điều kiện này, tổng sản lượng ô tô vẫn tăng 14,1% so với năm trước, lên 5.071.000 đơn vị.

2.2.2. Mục tiêu và nội dung chính sách điều chỉnh so với năm 1994

Để thích ứng với thay đổi trong ngành CN ô tô Trung Quốc, với sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc kể từ cuối năm 1990, và phải đối mặt với những thách thức đang nổi lên trong ngành CN ô tô sau khi Trung Quốc gia nhập WTO, Ủy ban Phát triển và cải cách quốc gia đã ban hành chính sách công nghiệp ô tô mới vào năm 2004. Chính sách mới đã có một vài mục tiêu mới vượt ra ngoài chính sách năm 1994, bao gồm (1) thúc đẩy sự phát triển hài hòa của ngành CN ô tô và các ngành liên quan; (2) thúc đẩy

điều chỉnh cơ cấu công nghiệp; (3) khuyến khích tự phát triển sản phẩm và phát triển thương hiệu địa phương, nhằm xây dựng một vài nhóm ô tô có thương hiệu nổi tiếng và có thể cạnh tranh trên toàn cầu (thuộc top 500) vào năm 2010; (4) khuyến khích nghiên cứu và phát triển độc lập và sản xuất trên quy mô lớn cho các linh kiện và các bộ phận chính, và thúc đẩy các nhà cung cấp địa phương và hoạt động trên phạm vi quốc tế của họ, và (5) khuyến khích xe hạng nhẹ và các loại xe tiết kiệm năng lượng mới.

Năm 2004 chính sách công nghiệp khác biệt đáng kể với chính sách năm 1994 nhằm đưa ra khuyến khích và định hướng chiến lược thay vì đưa ra các quy định. Điều này cho thấy một sự thay đổi đáng kể trong vai trò của Chính phủ Trung Quốc trong các vấn đề kinh tế, bởi chính phủ cam kết sử dụng lực lượng thị trường để điều tiết tương lai của ngành CN, hơn là chính sách mang tính áp đặt của chính phủ. Ví dụ, thay vì trước đây quy định về tỷ lệ nội địa hóa đối với các nhà cung cấp và nhà sản xuất xe, chính sách mới khuyến khích mẫu xe cho toàn cầu, với mong muốn các linh kiện toàn cầu sau đó sẽ được sản xuất ở Trung Quốc không chỉ cho thị trường Trung Quốc, mà còn xuất khẩu sang Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.

Trước đó, chính phủ đã áp đặt mức thuế cao để bảo vệ các công ty địa phương. Lúc này, để phù hợp với các thỏa thuận WTO, hạn ngạch nhập khẩu ô tô trước đây đã được hủy bỏ, và mức thuế đối với xe ô tô hoàn chỉnh nhập khẩu giảm còn 30% vào ngày 01 tháng một năm 2005, giảm xuống còn 25% vào 1 tháng 7 năm 2006. Biểu thuế đối với phụ tùng ô tô nhập khẩu đã giảm xuống còn 10%.

Những thay đổi quan trọng đã diễn ra trong năm 2004 có thể được tóm tắt như sau. Trước tiên, chính phủ cải cách các chính sách công nghiệp ô tô và nới lỏng kiểm soát đối với ngành CN này. Thứ hai, chính phủ khuyến khích và hỗ trợ tiêu dùng ô tô cá nhân - điều này đã giúp mở rộng thị trường xe du lịch. Thứ ba, đầu tư nước ngoài tăng lên và sự tham gia của nguồn vốn tư nhân nhiều hơn vào ngành CN ô tô có nghĩa

là năng lực sản xuất tổng thể (và lợi thế kinh tế về quy mô) đã phát triển nhanh chóng. Với việc giảm giá xe, sở hữu xe cá nhân đã tăng lên (mặc dù một số người mua sẽ trì hoãn việc mua hàng của họ vì dự đoán giá sẽ giảm hơn nữa), và người mua tư nhân lúc này là thị trường chủ yếu; ngành CN linh kiện đã phát triển cùng với các dịch vụ liên quan đến ô tô như tín dụng mua ô tô, sửa chữa, bảo trì, và bảo hiểm. Ngoài ra, nhà nước tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông để hỗ trợ cho sự tăng trưởng của việc sở hữu ô tô.

2.3. Tham gia của các thành phần trong ngành ô tô Trung Quốc vào mạng sản xuất toàn cầu

MSX của ngành ô tô Trung Quốc đang trong quá trình chuyển đổi. Ngành CN đã trải qua các giai đoạn khác nhau từ năm 1950, như đã nêu ở trên, và sẽ tiếp tục có những bước phát triển hơn nữa. Ngành CN ô tô Trung Quốc đã phát triển từ một thị trường hoàn toàn đóng cửa trước năm 1980, thành thị trường với một số liên doanh tiêu biểu (như Volkswagen-FAW) đã đưa một số phân đoạn sản xuất xe khách chủ đạo tới Trung Quốc, một trong những thị trường lớn nhất toàn cầu - với sự hiện diện của tất cả các nhà sản xuất lớn, cũng như một số lượng lớn các nhà sản xuất trong nước. Từ khi bắt đầu, toàn bộ thiết kế cũng như tất cả các linh kiện chính được nhập khẩu, nhưng với sự phát triển của sản xuất trong nước, việc nhập khẩu các loại xe nguyên chiếc giảm đáng kể. Trong khi thiết kế của các mẫu xe vẫn còn được nhập khẩu, thời gian qua hàm lượng nội địa đã tăng lên, với một loạt các hợp đồng trao cho các nhà cung cấp Trung Quốc, hoặc liên doanh giữa nước ngoài và Trung Quốc. Tất cả mười nhà cung cấp cấp 1 hàng đầu thế giới đã thiết lập hoạt động tại Trung Quốc, và đã tham gia vào nhiều liên doanh với các nhà cung cấp địa phương.

Những phân tích dưới đây sẽ chỉ ra phương thức mà các nhà sản xuất trong ngành ô tô của Trung Quốc có thể tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu, đó là:

- Trở thành nhà sản xuất linh kiện cấp 2 hoạt động trong chuỗi giá trị cung cấp cho các nhà lắp ráp tại thị trường trong nước;

- liên minh với các công ty xuyên quốc gia và cung cấp sản phẩm chuyên biệt cho thị trường toàn cầu; và,

- là nhà cung cấp cho cả thị trường theo sau trong nước và quốc tế.

Đây cũng chính là những phương thức cơ bản nhất nằm trong chiến lược mà các quốc gia đang phát triển có thể thực hiện để thâm nhập vào mạng sản xuất toàn cầu của ngành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm tham gia mạng sản xuất toàn cầu ngành ô tô của trung quốc và gợi ý cho việt nam (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)