Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm tham gia mạng sản xuất toàn cầu ngành ô tô của trung quốc và gợi ý cho việt nam (Trang 81 - 84)

3.3. Đánh giá thực trạng ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

3.3.1. Kết quả đạt được

3.3.1.2. Đóng góp về mặt kinh tế xã hội

Về vốn đầu tư phát triển kinh tế

Các liên doanh ô tô Việt Nam đã đóng góp một khối lượng vốn rất lớn cho đầu tư phát triển kinh tế nước nhà, với tổng số vốn thực hiện tính đến hết ngày 30/6/01 là 326,813 triệu USD chiếm 2,39% vốn đầu tư nước ngoài thực hiện trên toàn quốc, tương đương với tổng số vốn của ngành cơ khí Việt nam sau 40 năm xây dựng. Đây là một tỷ lệ rất cao, bước đầu khẳng định vai trò của ngành CN sản xuất ô tô đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam.

Đóng góp cho Ngân sách Nhà nước

Các liên doanh lớn trong ngành ô tô đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước (Bảng 3.3). Công ty Toyota trong năm 2011 đã đóng góp tới 360 tỷ đồng. Trường Hải là doanh nghiệp ô tô 100% vốn Việt Nam duy nhất thuộc 1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất, tuy thấp hơn nhiều so với các liên doanh.

Bảng 3.3: Tổng các khoản nộp ngân sách của các doanh nghiệp ô tô và dịch vụ

Đơn vị: triệu đồng

STT Tên công ty Đóng góp ngân

sách 2011

1 CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM 360.960

2 CÔNG TY TNHH MERCEDES - BENZ - VIỆT NAM 65.891

4 CÔNG TY TNHH LIÊN DOANH SẢN XUẤT ÔTÔ NGÔI SAO

12.300

5 CÔNG TY CP Ô TÔ TRƯỜNG HẢI 21.095

6 CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ Ô TÔ SAIGON TOYOTA TSUSHO

9.271

7 CÔNG TY TNHH PHỤ TÙNG XE MÁY - Ô TÔ MACHINO

75.990

Nguồn: Tổng hợp của tác giả về 1000 doanh nghiệp nộp thuế cao nhất.

Về lao động

Bên cạnh kết quả kinh doanh đóng góp cho ngân sách, các doanh nghiệp ô tô đóng vai trò đáng kể trong việc tạo ra công ăn việc làm do lợi thế khởi đầu là nguồn nhân lực dồi dào giá rẻ. Bên cạnh các liên doanh lớn, các doanh nghiệp ô tô Việt Nam cũng đã nổi lên như những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam và góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong cả nước với những cái tên nổi bật như Ô tô TMT hay Vinaxuki.

Bảng 3.4: Tổng số lao động Việt Nam trong các doanh nghiệp ô tô và dịch vụ

Đơn vị: Người

TT Tên doanh nghiệp Tổng số lao động đến

30/12/2011

1 CÔNG TY HONDA VIỆT NAM 8.673

2 CÔNG TY CP ÔTÔ TRƯỜNG HẢI 7.023

3 CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT PHỤ TÙNG ÔTÔ

TT Tên doanh nghiệp Tổng số lao động đến 30/12/2011

4 CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM 1.178

5 CÔNG TY CP Ô TÔ XUÂN KIÊN VINAXUKI 827

6 CÔNG TY TNHH Ô TÔ GENERAL MOTOR

VIỆT NAM 450

7 CÔNG TY CP Ô TÔ TMT 440

Nguồn: Tổng hợp của tác giả về 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu.

Về thực hiện chuyển giao công nghệ

Hầu hết các dây chuyền sản xuất được bên nước ngoài góp vào liên doanh đều sản xuất trong những năm đầu thập kỷ 90 và của các nước công nghiệp hàng đầu thế giới nên chất lượng còn tốt, công suất cao và cho phép sản xuất các sản phẩm hiện đại. Tuy nhiên 100% các dây chuyền công nghệ này mới chỉ dừng ở dạng CKD2 (một số linh kiện chưa được lắp ráp vào khung sản phẩm), IKD1 (tỷ lệ nội địa hoá dưới 10%) sẽ không kích thích nhiều việc sản xuất các chi tiết, phụ tùng trong nước phát triển mà chủ yếu là phát triển công nghệ lắp ráp. Thêm vào đó, toàn bộ công tác R&D được tiến hành tại các hãng nước ngoài, không thực hiện tại Việt Nam, nên các kỹ sư Việt Nam hầu như chỉ dập khuôn làm theo mọi sự chỉ dẫn từ phía nước ngoài, không có nhiều điều kiện để phát triển năng lực cá nhân.

Nếu so với mức chi phí cơ hội hàng năm Nhà nước phải chịu do ưu đãi thuế cho các nhà đầu tư nước ngoài (trung bình 500 triệu USD/năm) thì mức độ chuyển giao và trình độ công nghệ mà chúng ta nhận được như hiện nay hoàn toàn không tương xứng. Việt Nam vẫn chưa làm chủ được công nghệ sản xuất ô tô hiện có và bị phụ thuộc vào quyết định sản xuất của bên nước ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kinh nghiệm tham gia mạng sản xuất toàn cầu ngành ô tô của trung quốc và gợi ý cho việt nam (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)