Đặc điểm của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận ảnh hƣởng đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp cụcvụ tại ban dân vận trung ương (Trang 48 - 52)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận ảnh hƣởng đến

nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ

3.1.1. Khái quát về Ban Dân vận Trung ương

Ban Dân vận Trung ƣơng đƣợc thành lập vào ngày 15 – 10 – 1949, với tên gọi ban đầu là Ban Dân vận của Đảng. Năm 1976, sau khi nƣớc nhà đƣợc thống nhất, đất nƣớc chuyển sang một giai đoạn phát triển mới, Bộ Chính trị khóa IV đã ban hành Nghị quyết số 249 về việc thành lập Ban Dân vận và Mặt trận Trung ƣơng. Đến ngày 17-3- 1981, Ban Bí thƣ Trung ƣơng khóa IV đã quyết định thành lập Ban Dân vận Trung ƣơng và Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó "Ban Dân vận Trung ƣơng là cơ quan tham mƣu chiến lƣợc về công tác dân vận". Đến nay, hệ thống dân vận trong cả nƣớc từ Trung ƣơng đến cơ sở đã khá đồng bộ, đƣợc kiện toàn, tăng cƣờng cả về tổ chức, bộ máy, biên chế cán bộ, từng bƣớc đáp ứng nhu cầu công tác dân vận của Đảng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Ngày 15 – 7 – 2002, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa IX đã ban hành Quyết định số 38/QĐTW về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Ban Dân vận Trung ƣơng . Quyết định của Bộ Chính trị khẳng định: Ban Dân vận Trung ƣơng là cơ quan tham mƣu của Ban Chấp hành Trung ƣơng mà trực tiếp và thƣờng xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ, về chủ trƣơng, chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận.

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, vì mục tiêu "dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", công tác dân vận của hệ thống chính trị phải tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lƣợng tham mƣu cho cấp ủy đảng, phản ánh kịp thời những nguyện vọng chính đáng của nhân dân với Đảng, Nhà nƣớc. Trong suốt những năm sau đó và cho đến

ngày nay, việc không ngừng đổi mới, hoàn thiện các chính sách cụ thể đối với các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, đặc biệt các chính sách về kinh tế -

xã hội, phân phối tiêu dùng, bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm của công dân đã góp phần rất quan trọng vào dân chủ hóa xã hội và thành công của công tác dân vận của Đảng những năm qua.

3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân vận Trung ương ảnh hưởng đến nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ

Căn cứ vào Quyết định số 78-QĐ/TW ngày 10-4-2012 của Bộ Chính trị, quy định chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân vận Trung ƣơng nhƣ sau:

3.1.2.1. Chức năng của Ban Dân vận Trung ương

Ban Dân vận Trung ƣơng là cơ quan tham mƣu của Ban Chấp hành Trung ƣơng, trực tiếp và thƣờng xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ về chủ trƣơng chính sách và giải pháp lớn về công tác dân vận.

3.1.2.2. Nhiệm vụ của Ban Dân vận Trung ương * Nghiên cứu, đề xuất

- Chủ trì hoặc tham gia, phối hợp nghiên cứu, tham mƣu, đề xuất chủ trƣơng, chính sách về công tác dân vận của Đảng (bao gồm: công tác mặt trận, các đoàn thể nhân dân; công tác dân tộc; công tác tôn giáo; công tác vận động các giai cấp, các tầng lớp nhân dân và ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài); chuẩn bị hoặc tham gia chuẩn bị nghị quyết đại hội, các nghị quyết, chỉ thị, quyết định thuộc lĩnh vực nêu trên của Ban Chấp hành Trung ƣơng, Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ.

- Tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nƣớc trong việc thể chế hoá các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng về công tác dân vận; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

- Phối hợp với các cơ quan liên quan theo dõi, tổng hợp tình hình nhân dân (tình hình dân tộc, tôn giáo, các giai tầng xã hội, các vấn đề bức xúc trong nhân dân) để báo cáo và tham mƣu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ.

*Thẩm định

- Thẩm định các đề án về công tác dân vận của các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân ở Trung ƣơng trƣớc khi trình Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ.

- Tham gia thẩm định những đề án thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại có liên quan mật thiết đến công tác dân vận.

* Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

- Hƣớng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện và sơ kết, tổng kết các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng về công tác dân vận đối với các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ƣơng.

- Hƣớng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ công tác dân vận và phối hợp với các cơ quan liên quan bồi dƣỡng nghiệp vụ công tác dân vận đối với đội ngũ cán bộ phụ trách công tác dân vận của các cấp uỷ trực thuộc Trung ƣơng.

- Phối hợp với Ban Tổ chức Trung ƣơng hƣớng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy ban dân vận các cấp.

* Tham gia công tác xây dựng đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ trong khối dân vận Trung ương và ban dân vận các cấp uỷ đang trực thuộc Trung ương

- Tham gia với các tỉnh uỷ, thành uỷ và đảng uỷ trực thuộc Trung ƣơng về phƣơng hƣớng, nhiệm vụ công tác dân vận của Đảng.

- Phối hợp, tham gia với Ban Tổ chức Trung ƣơng về công tác cán bộ trong khối dân vận Trung ƣơng theo phân cấp quản lý. Tham gia ý kiến về quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng, bổ nhiệm, luân chuyển, khen thƣởng, miễn nhiệm, kỷ luật đối với đội ngũ cán bộ dân vận theo danh mục phân cấp quản lý của Trung ƣơng.

* Thực hiện một số nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao

- Thực hiện nhiệm vụ là cơ quan thƣờng trực Hội đồng công tác quần chúng Trung ƣơng và cơ quan thƣờng trực Ban Chỉ đạo Trung ƣơng về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.

- Thực hiện những công việc khác do Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ giao.

Tổ chức bộ máy của Ban Dân vận Trung ƣơng

- Lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương :

Có Trƣởng ban và các Phó trƣởng ban.

- Cơ cấu tổ chức của Ban Dân vận Trung ương , gồm:

2- Vụ Nghiên cứu

3- Vụ Đoàn thể nhân dân

4- Vụ Dân vận các cơ quan nhà nƣớc 5- Vụ Dân tộc

6- Vụ Tôn giáo

7- Vụ Tổ chức - Cán bộ 8- Tạp chí Dân vận

9- Cơ quan Thƣờng trực tại thành phố Đà Nẵng

10- Cơ quan Thƣờng trực tại Thành phố Hồ Chí Minh

Về biên chế:

Ban Tổ chức Trung ƣơng chủ trì, thống nhất với Ban Dân vận Trung ƣơng xác định biên chế của Ban Dân vận Trung ƣơng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chức danh, tiêu chuẩn cán bộ, công chức. Ngoài số biên chế theo quy định, Ban Dân vận Trung ƣơng đƣợc thực hiện cơ chế cộng tác viên phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu của Ban.

Về Quy chế làm việc và mối quan hệ phối hợp công tác:

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biên chế, Ban Dân vận Trung ƣơng xây dựng và ban hành Quy chế làm việc của Ban; đôn đốc kiểm tra việc thực hiện Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị.

Quan hệ công tác giữa Ban Dân vận Trung ƣơng với các tỉnh uỷ, thành uỷ, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng uỷ trực thuộc Trung ƣơng, thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quy chế phối hợp và theo quy định của Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ.

3.1.2.3. Ảnh hưởng của chức năng, nhiệm vụ của Ban Dân vận Trung ương đến nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ

Như vậy, xuất phát từ Quy định trên của Bộ Chính trị, đã ảnh hƣởng rất lớn đến việc nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng. Để có thể đảm nhiệm đƣợc những nhiệm vụ mà Bộ Chính trị, Ban Bí thƣ giao phó, trƣớc hết muốn nâng cao năng lực quản lý đòi hỏi bản thân các cán bộ cấp Cục/Vụ

công tác tại Ban phải có tính Đảng tức là có lập trƣờng tƣ tƣởng vững vàng, kiên định với đƣờng lối của Đảng, Bác Hồ đã lựa chọn; đồng thời lại phải có tính quần chúng, tính quần chúng ở đây đƣợc hiểu là những đồng chí trƣởng thành từ phong trào quần chúng, có hiểu biết về công tác vận động quần chúng, đƣợc quần chúng tín nhiệm; có nhiệt tình, đƣợc đào tạo bồi dƣỡng về lý luận cơ bản về pháp luật và nghiệp vụ công tác dân vận; có khả năng nghiên cứu, đề xuất, hƣớng dẫn, kiểm tra… cần lựa chọn những cán bộ có kiến thức, kinh nghiệm về công tác dân tộc, tôn giáo để theo dõi về công tác này. Và để đạt đƣợc những yêu cầu này thì, đòi hỏi cán bộ cấp Cục/Vụ phải có bề dày kinh nghiệm và trƣởng thành sớm từ các phong trào, hoạt động từ cơ sở. Đồng thời do đặc thù của Ban Dân vận Trung ƣơng có sự thay đổi qua các giai đoạn của Đại hội Đảng, nên số lƣợng cán bộ thƣờng không ổn định, vì thế công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ gặp nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ chắp vá, không đƣợc đào tạo cơ bản, đƣợc điều động thuyên chuyển từ nhiều ngành khác nhau... Ngoài ra, bộ máy hoạt động của Ban Dân vận Trung ƣơng đi vào hoạt động đã lâu, phần đông cán bộ công tác tại Ban Dân vận có bề dày công tác, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dân vận thì tuổi đời lại tƣơng đối cao (cán bộ từ 51 tuổi trở lên chiếm trên 40%), phải thực thi nhiều nhiệm vụ mà Bộ Chính trị giao phó, vừa quản lý bộ máy hoạt động của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc; lực lƣợng còn lại gồm những cán bộ chƣa có nhiều kinh nghiệm trong công tác dân vận (do đƣợc thuyên chuyển, điều động công tác từ các bộ, ban, ngành khác hoặc từ các tỉnh về); trong khi đó nếu tuyển dụng cán bộ mới tốt nghiệp các trƣờng đại học, cao đẳng vào công tác thì kinh nghiệm và kiến thức thực tế hạn chế…Vì thế, để nâng cao đƣợc năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ cần phải làm tốt công tác đào tạo, bồi dƣỡng, quy hoạch nguồn cán bộ; có chính sách thu hút cán bộ; làm tốt công tác kiểm tra ....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp cụcvụ tại ban dân vận trung ương (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)