CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá thực trạng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp
Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng thời gian qua
3.3.1. Những ưu điểm
Trên thực tế, việc nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng thời gian qua gặp những thuận lợi nhất định nhờ đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng đã có những năng lực quản lý nhất định, đây là ƣu điểm rất lớn, giúp phối hợp tốt với các đơn vị có liên quan, phát huy đƣợc sức mạnh tập thể để triển khai thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao:
- Cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban có nhiều ngƣời đƣợc giáo dục và rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh cách mạng giải phóng Tổ quốc, bảo vệ và xây dựng đất nƣớc (100% khi đƣợc bổ nhiệm đều là Đảng viên). Trải qua hoàn cảnh khó khăn, gian khổ, đa số cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng công tác lâu năm tại Ban đã phát huy đƣợc truyền thống vẻ vang của dân tộc thể hiện ở bản lĩnh chính trị
vững vàng, có ý thức độc lập tự chủ, kiên định mục tiêu lý tƣởng xã hội chủ nghĩa, luôn trung thành với Đảng, với nhân dân, cống hiến trí tuệ, tài năng cho đất nƣớc, có quan hệ chặt chẽ với nhân dân, đƣợc nhân dân tin tƣởng và ủng hộ, có tinh thần phục vụ nhân dân.
- Năng lực quản lý đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng ngày càng nâng lên nhờ đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng cả về trình độ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm công tác và năng lực thực thi công việc. Đại bộ phận cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng đều đƣợc bồi dƣỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
Ngoài những năng lực quản lý mà đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng có sẵn và đƣợc nâng cao; thì việc đồng thuận, đoàn kết đồng tình ủng hộ trong các công tác nâng cao năng lực quản lý nhƣ: công tác kiểm tra, giám sát; công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban... đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai các biện pháp nâng cao này, và trong giai đoạn vừa qua, kết quả đạt đƣợc là tƣơng đối khả quan.
3.3.2. Những hạn chế
Trƣớc thực trạng về nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng và yêu cầu của hội nhập quốc tế, yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, xây dựng một nền hành chính chuyên nghiệp, chính quy hiện đại, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng bộc lộ một số điểm còn bất cập nhƣ: Do đặc thù của Ban Dân vận Trung ƣơng, nên số lƣợng cán bộ thƣờng không ổn định, vì thế công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ gặp nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ chắp vá, không đƣợc đào tạo cơ bản, đƣợc điều động thuyên chuyển từ nhiều ngành khác nhau... Cũng có khi, theo sự sắp xếp, phân công của tổ chức Đảng, việc luân chuyển điều động cán bộ nhiều lúc Ban Dân vận Trung ƣơng không thể chủ động đƣợc, kéo theo việc đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban nhiều khi không thể thực hiện đồng đều với tất cả các đồng chí. Hoặc, các biện pháp nâng cao năng lực quản lý nhƣ kiểm tra, đánh giá mới chỉ dừng lại ở mặt hình thức, chƣa đi
sâu, sát sao và cụ thể, còn ngại va chạm và nể nang nên phần nào cũng gây khó khăn trong việc đánh giá đúng thực chất năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng, làm tiền đề cho các giải pháp nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban.
Ngoài ra, bộ máy hoạt động của Ban Dân vận Trung ƣơng đi vào hoạt động đã lâu, phần đông cán bộ công tác tại Ban Dân vận có bề dày công tác, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dân vận thì tuổi đời lại tƣơng đối cao (cán bộ từ 51 tuổi trở lên chiếm trên 40%), phải thực thi nhiều nhiệm vụ mà Bộ Chính trị giao phó, vừa quản lý bộ máy hoạt động của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc; lực lƣợng còn lại gồm những cán bộ chƣa có nhiều kinh nghiệm trong công tác dân vận (do đƣợc thuyên chuyển, điều động công tác từ các bộ, ban, ngành khác hoặc từ các tỉnh về); trong khi đó nếu tuyển dụng cán bộ mới tốt nghiệp các trƣờng đại học, cao đẳng vào công tác thì kinh nghiệm và kiến thức thực tế hạn chế…
Điều đó đã gây nhiều khó khăn trong công tác nâng cao năng lực quản lý của Ban, trong khi đó lại là nhân tố quyết định thực hiện thành công công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Về khách quan, có thể nhận thấy, do trải qua nhiều thời kỳ thay đổi kể từ sau khi thống nhất đất nƣớc năm 1975 nên việc thành lập, sát nhập rồi chia tách Ban đã làm công tác cán bộ bị xáo trộn, không mang tính ổn định, bền vững, tính kế thừa kém hiệu quả và sau quá trình tổng kết rút kinh nghiệm của các kỳ Đại hội từ đó nhận thức và quan điểm về công tác dân vận đƣợc thay đổi dần theo hƣớng coi trọng và gần đây đƣợc đầu tƣ bài bản hơn nên mặc dù ra đời từ sớm nhƣng công tác dân vận còn nhiều vấn đề về lý luận và công tác cán bộ cần đƣợc đẩy mạnh phát triển hơn nữa.
Bên cạnh đó, do quá trình phát triển nhanh chóng của kinh tế thế giới, khu vực và tốc độ tăng trƣởng kinh tế nhanh, mạnh của Việt Nam mà đời sống nhân dân đƣợc cải tiến rõ rệt về mặt vật chất, đòi hỏi các yêu cầu mới về tinh thần,… đặt ra các yêu cầu mới cho công tác dân vận thời kỳ này. Song song với đó là quá trình toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng khi nƣớc ta tham gia ngày càng sâu vào các tổ
chức quốc tế, đòi hỏi sự bắt nhịp toàn cầu, điều này gây ra thách thức to lớn cho công tác dân vận, gây khó khăn cho cán bộ trong cách tiếp cận và tham mƣu. Do quá trình phát triển nhanh ở mọi lĩnh vực đời sống và sự mở của của kinh tế, sự phát triển kinh tế thị trƣờng và quá trình hội nhập đã chỉ ra nhiều cơ hội mới cho tầng lớp tri thức làm giàu, phát triển đất nƣớc, do vậy nhiều cá nhân có trình độ, có năng lực và phẩm chất đạo đức đủ để hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng giao phó đã chọn lĩnh vực kinh tế nhà nƣớc hoặc kinh tế tƣ nhân để phát triển, đóng góp. Vì vậy, lực lƣợng cán bộ chất lƣợng làm công tác dân vận bị thu hẹp…
Về chủ quan, sau chiến tranh, nhiều cán bộ có tƣ tƣởng nghỉ ngơi, sa sút đạo đức, lối sống, buông thả và xuất hiện tham nhũng, cửa quyền,… làm ảnh hƣởng trực tiếp tới việc nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cáp Cục/Vụ ở góc độ công tác và chất lƣợng tham mƣu dẫn đến những quyết sách chậm và khó đƣa vào đời sống, làm yếu dần công tác dân vận.
Từ các nguyên nhân trên, cần phải có các giải pháp và phƣơng hƣớng cho thời kỳ mới, đặc biệt là nhiệm kỳ 2016 - 2020 sắp tới. Các giải pháp cụ thể, tác giả sẽ trình bày ở Chƣơng 4.
CHƢƠNG 4
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CẤP CỤC/VỤ TẠI BAN DÂN VẬN TRUNG ƢƠNG THỜI
GIAN TỚI