CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.1. Bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra đối với nâng cao năng lực quản lý của
của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng
Tình hình chính trị trong và ngoài nƣớc đang có nhiều thay đổi nhanh chóng, đòi hỏi cán bộ Ban Dân vận phải kịp thời nắm bắt, tham mƣu cho Đảng những quyết sách đúng đắn về công tác dân vận. Để làm đƣợc điều đó, cán bộ dân vận tại Ban Dân vận Trung ƣơng mà đặc biệt là cán bộ cấp Cục/Vụ cần có bản lĩnh chính trị vững vàng, năng lực chuyên môn sâu và khả năng dự đoán trƣớc các xu thế mới nhằm đƣa ra các tham mƣu kịp thời, hiệu quả nhất.
Tổng kết lý luận công tác dân vận sau 30 năm đổi mới và 40 năm thống nhất đất nƣớc thời gian qua đã giúp công tác dân vận có hệ thống lý luận đầy đủ hơn, nhận định các vấn đề bản chất hơn từ đó có các giải pháp kịp thời cho công tác cán bộ mà đặc biệt là cán bộ cấp cao ở các Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng để thực hiện các nhiệm vụ dân vận thời gian tới ở giai đoạn mới khi mà nƣớc ta bắt đầu hội nhập sâu rộng hơn.
Ngƣỡng cửa hội nhập sâu WTO và gia nhập TPP đồng thời hiệu lực hiệp định tự do thƣơng mại ASEAN đang đòi hỏi cấp thiết những quyết sách mới nhanh chóng và hiệu quả của Đảng ta về công tác dân vận bởi những tác động của hội nhập sẽ ảnh hƣởng nhanh chóng và sâu rộng tới mọi tầng lớn nhân dân, hình thành những quy luật mới, mối quan hệ mới, hệ giá trị mới từ đó đòi hỏi công tác dân vận phải đổi mới mau lẹ, có hiệu quả.
Sự giảm sút tinh thần chiến đấu, ý chí cách mạng và sự thoái hóa biết chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên ảnh hƣởng đến sự tồn vong của Đảng, điều này ảnh hƣởng trực tiếp tới công tác của cán bộ dân vận, tạo thêm khó khăn cho cán bộ khi tiếp cận, làm rõ mong muốn, nguyện vọng của nhân dân cũng nhƣ củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nƣớc.
Sự gia tăng các thế lực thù địch và thách thức mới do tác động mặt trái của nền kinh tế thị trƣờng về chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng,… càng làm cho mâu thuẫn xã hội sâu sắc ở mọi mặt, từ đó đòi hỏi khả năng tổng kết lý luận nhằm đƣa ra các tham mƣu toàn diện, kịp thời cho Đảng. Cán bộ dân vận đảm trách nhiệm vụ này càng cần bản lĩnh chính trị cao, vững vàng sẵn sàng đấu tranh và dành thắng lợi trƣớc mọi thế lực thù địch.
4.2. Quan điểm, phƣơng hƣớng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng thời gian tới
4.2.1. Quan điểm nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ương thời gian tới
Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới để đáp ứng với việc đẩy mạnh cải cách hành chính trọng tâm là nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức là rất quan trọng; Nếu năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng không đáp ứng đƣợc trong yêu cầu mới sẽ dẫn tới cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng không hoàn thành nhiệm vụ tạo một khoảng trống trong cơ cấu tổ chức hoạt động của cả bộ máy của Ban Dân vận Trung ƣơng – cơ quan tham mƣu, giúp việc của BCT, BBT. Bởi vậy Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng vừa là nhiệm vụ và cũng đồng thời là giải pháp trọng tâm trong thời gian tới tại Ban Dân vận Trung ƣơng.
Ban Dân vận Trung ƣơng căn cứ trên sự thống nhất chung của các Ban Đảng Trung ƣơng đã đƣa ra quan điểm và định hƣớng chung để nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban là:
- Coi đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban là đội ngũ cán bộ then chốt trong việc triển khai thực hiện các chƣơng trình, kế hoạch hành động của BCT, BBT.
- Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban chuyên nghiệp, có kiến thức và kỹ năng cần thiết và tâm huyết, giỏi chuyên môn, đủ tinh thông giải quyết đƣợc công việc hiệu quả đáp ứng đƣợc yêu cầu trong tình hình mới.
sở tiêu chuẩn chức danh sẽ xác định các định mức công việc rõ ràng làm căn cứ đánh giá kết quả công việc hàng tháng, quí, năm.
- Có chính sách đầu tƣ thích đáng để nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban, xây dựng các Cục/Vụ mẫu trong Ban để các Cục/Vụ cũng nhƣ các đơn vị khác học tập và nhân rộng, tiến tới có đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng vừa có phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực chuyên môn vững vàng đáp ứng đƣợc các yêu cầu trong tình hình mới.
4.2.2. Phương hướng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ương thời gian tới
Phƣơng hƣớng nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng giai đoạn 2015 đến năm 2020 và những năm tiếp theo đƣợc Ban xác định: “Công tác tổ chức và cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng phải thật đồng bộ và gắn chặt giữa công tác cán bộ, việc sắp xếp, kiện toàn, nâng cao chất lƣợng hoạt động của Ban Dân vận Trung ƣơng, phải tập trung nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên, cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban; nâng cao năng lực và trình độ đội ngũ cán bộTrƣởng, Phó trƣởng Ban Dân vận Trung ƣơng , từng bƣớc đẩy lùi các biểu hiện suy thoái về phẩm chất đạo đức, lý tƣởng...tập trung xây dựng và triển khai thực hiện chiến lƣợc cán bộTrƣởng, Phó trƣởng Ban Dân vận Trung ƣơng trong thời kỳ mới”
Để xây dựng đội ngũ Trƣởng, Phó trƣởng cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng có kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra, bên cạnh công tác tổ chức, công tác cán bộ phải đạt những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể sau:
- Phấn đấu 100% Trƣởng, Phó trƣởng cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng đƣợc chuẩn hóa về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (có trình độ chuyên môn tối thiểu Thạc sĩ; về nghiệp vụ đƣợc học lớp nghiệp vụ công tác dân vận trƣớc khi đảm nhiệm chức vụ), trình độ lý luận chính trị đáp ứng theo vị trí đảm nhận (tối thiểu là Trung cấp lý luận chính trị).
- Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực thực thi nhiệm vụ của Trƣởng, Phó trƣởng cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng. Phấn đấu đến năm 2020; 100%
Trƣởng, Phó trƣởng cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.
4.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng thời gian tới
Xuất phát từ quan điểm, phƣơng hƣớng đã nêu ở trên, đồng thời căn cứ vào thực tiễn việc nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng thời gian vừa qua (tại chƣơng 3) qua phân tích, đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, cần phải tiếp tục đổi mới, nâng cao cũng nhƣ phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt đƣợc, tác giả xin đƣa một số giải pháp trọng tâm làm tiền đề cho việc nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ cấp Cục/Vụ tại Ban Dân vận Trung ƣơng trong thời gian sắp tới, nhƣ sau:
4.3.1. Hoàn thiện chủ trương, chính sách và tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về công tác dân vận
4.3.1.1. Hoàn thiện chủ trương, chính sách
Trên thực tế, chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài là vô cùng cần thiết để cải cách nền hành chính thành công; việc thu hút và trọng dụng nhân tài là một nội dung của công tác cán bộ. Để thu hút và trọng dụng nhân tài có kết quả, Đảng phải xem xét, kiểm tra việc thu hút và trọng dụng nhân tài để có chính sách hợp lý. Trƣớc yêu cầu mới, việc tiếp tục hoàn thiện chính sách, chế độ đãi ngộ (gồm tiền lƣơng, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...) hợp lý, bảo đảm cho cán bộ, công chức yên tâm, phấn khởi hoàn thành tốt trách nhiệm là nhu cầu bức thiết nhằm góp phần xây dựng đội ngũ này ngang tầm nhiệm vụ.
Thời gian qua, Đảng và Nhà nƣớc ta ban hành nhiều văn bản quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức. Nhƣng thực tế cho thấy, ở nhiều mặt hệ thống chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ quản lý, cán bộ, công chức còn thiếu ổn định và nhất quán, chƣa hợp lý, mà chủ yếu tập trung xử lý những vấn đề bức xúc trƣớc mắt.
Cần thiết phải có các chính sách hợp lý để thu hút nhƣ: (1) Chính sách về nhà ở, chế độ lƣợng và chế độ công tác; (2) Chính sách đặc biệt dành cho cán bộ
dân vận với tƣ cách là cơ quan tham mƣu trực tiếp cho BCT, BBT; (3) Chính sách về đào tạo và sử dụng cán bộ dân vận (thành lập trƣờng đào tạo cán bộ, xây dựng chuyên ngành đào tạo chuyên sâu ở hệ thống trƣờng chính trị, trƣờng báo chí, học viện hành chính quốc gia, các đại học quốc gia, các đại học trọng điểm quốc gia,…); (4) Chính sách thu hút nhân tài từ nƣớc ngoài nhằm phục vụ các nhiệm vụ dân vận thời kỳ mới; (5) Cơ cấu lại Ban Dân vận với tỉ lệ trẻ hóa cao đáp ứng tình hình mới; (6) Tăng tỉ lệ đƣợc đào tạo chuyên sâu về công tác dân vận.
Do đó, để tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức một cách hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nƣớc, trƣớc mắt cần làm tốt mấy việc sau:
Một là, bám sát các đặc điểm, tính chất của đội ngũ cán bộ, công chức đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm trong tổ chức chính trị, Ban Đảng Trung ƣơng nói chung và Ban Dân vận nói riêng.
Cán bộ Ban Đảng là cấp trực tiếp tham mƣu thực hiện đƣờng lối, chính sách của Đảng, BCT, BBT, chăm lo đời sống của nhân dân và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đến địa phƣơng. Điều này tạo nên tính đặc thù của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở:
+ Ngƣời cán bộ, công chức luôn chịu tác động của các mối quan hệ đan xen phức tạp: vừa là ngƣời đại diện cho quyền lực của Đảng tại địa phƣơng, vừa là ngƣời phản ảnh tâm tƣ, nguyện vọng của nhân dân. Những mối quan hệ đó vừa thống nhất nhƣng cũng vừa mâu thuẫn và có ảnh hƣởng không nhỏ đến việc thi hành công vụ của họ.
+ Đội ngũ cán bộ cơ sở do bầu cử nên thƣờng xuyên biến động, không ổn định. Thƣờng sau mỗi nhiệm kỳ có một số số cán bộ thay đổi vị trí công tác hoặc đến tuổi nghỉ hƣu.
+ Điều đáng nói là một số ngƣời sau khi trúng cử, luân chuyển công tác hoặc đuợc tuyển dụng mới đƣợc cử đi đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ. Điều này khác với đội ngũ cán bộ, công chức là khi đƣợc tuyển dụng họ phải là những ngƣời đã có văn bằng, chứng chỉ về trình độ đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của
vị trí công việc. Những đặc điểm trên chi phối nhiều đến việc thực hiện chính sách, chế độ đối với đội ngũ cán bộ, công chức, mà chúng ta phải lƣu ý.
Hai là, nắm chắc các chủ trƣơng, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc đối với đội ngũ cán bộ, công chức.
Ba là, xây dựng chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khối lƣợng công việc mà từng chức danh cán bộ, công chức đảm nhiệm.
Bốn là, chính sách tiền lƣơng và chế độ đãi ngộ đối với họ phải phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nƣớc và khả năng chi trả của ngân sách nhà nƣớc.
Việc xây dựng và thực hiện chính sách, chế độ đối với đội ngũ cán bộ, công chức nhà nƣớc nói chung không thể vƣợt quá điều kiện và những nguồn lực kinh tế hiện có của đất nƣớc. Đó là điều bình thƣờng, nhƣng hiện nay cần nhấn mạnh là, về cơ bản nƣớc ta vẫn nghèo, năng suất lao động, hiệu quả sản xuất - kinh doanh còn thấp, cơ sở vật chất - kỹ thuật còn lạc hậu... Do đó, việc hoạch định chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức không thể vƣợt khỏi những điều kiện đó.
Tuy vậy, chúng ta phải có bƣớc đi và cách làm phù hợp nhƣ huy động nhiều nguồn lực, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí... nhằm từng bƣớc tháo gỡ những khó khăn, bất cập.
Năm là, việc đổi mới chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức phải có tính kế thừa, tính liên tục nhằm bảo đảm công bằng, hợp lý, góp phần ổn định và phát triển đội ngũ này.
Các quy định về chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ, công chức đƣợc hình thành qua nhiều giai đoạn khác nhau, tùy thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội và nhận thức về vị trí, vai trò của đội ngũ này.
Sáu là, xây dựng chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cần phù hợp với điều kiện đặc thù của từng vùng, miền và địa phƣơng cụ thể.
4.3.1.2. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng về công tác dân vận
Vai trò của Đảng là lãnh đạo chính trị - xã hội. Bản chất cách mạng của Đảng là gắn bó máu thịt với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ, chịu sự giám sát của nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng. Sức mạnh của Đảng đƣợc nhân lên khi
khơi dậy đƣợc sức mạnh đông đảo của nhân dân ủng hộ và đi theo con đƣờng của Đảng. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ chính trị đó, Đảng phải tổ chức làm công tác dân vận, sử dụng bộ máy tham mƣu, giúp cấp ủy lãnh đạo công tác dân vận. Do vậy, muốn công tác dân vận đƣợc thực hiện tốt, thì cần phải có một đội ngũ cán bộ làm tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận. Để có đƣợc điều này, trƣớc hết phải chuyển đƣợc nhận thức từ trong các cấp ủy, trong các cấp chính quyền và các ngành.
Nâng cao vai trò gƣơng mẫu của đảng viên, cử đảng viên tham gia hoạt động các đoàn thể, phân công đảng viên vận động quần chúng thực hiện, các chủ trƣơng, chính sách của Đảng. Đặc biệt quan tâm, bồi dƣỡng thế hệ trẻ. Phân công cán bộ chủ chốt trong cấp ủy phụ trách công tác dân vận. Thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế phối hợp giữa chính quyền với Mặt trận và các đoàn thể. Dựa vào dân để làm tốt việc đổi mới và chỉnh đốn Đảng; Xây dựng chính quyền thực sự là của dân, do dân và vì dân, đào tạo và bồi dƣỡng năng lực cho đội ngũ công chức Nhà nƣớc; Đảng, Nhà nƣớc dựa vào dân để tiến hành cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu dân.
Công tác dân vận có vai trò đặc biệt quan trọng là trực tiếp tổ chức vận động nhân dân ta vƣợt qua khó khăn và thử thách, tạo nên bƣớc tiến nhanh và vững chắc để đẩy tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Cân xác định rõ rằng: Tổ chức,