1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn
1.3.1. Các nhân tố khách quan
Các vấn đề về chính sách nhà nƣớc, các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến hoạt động trực tiếp hay gián tiếp đến quá trình quản trị vốn của DN. Việc quản trị vốn của DN bị chi phối bởi các chính sách về thuế, về tín dụng của ngân hàng, và các chính sách kinh tế khác. Các chính sách tín dụng sẽ tác động đến khả năng huy động vốn, thu hút vốn phuc vụ hoạt động SX-KD của DN. Chính sách thuế sẽ tác động trực tiếp hoạt động SX-KD và hiệu quả KD của cả DN.
Yếu tố lạm phát, vấn đề tỉ giá hối đoái ảnh hƣởng tới nhu cầu về vốn của DN theo các chiều hƣớng khác nhau. Khi có lạm phát cao các DN cần phải
tính tới việc gia tăng tỉ lệ VKD tƣơng ứng để đảm bảo một cách tƣơng đối nhu cầu về vốn. Trong môi trƣờng có lạm phát cao giá cả đầu vào có nhiều biến động theo các chiều hƣớng phức tạp, chính vì vậy DN cũng cần giành một khoản vốn nhất định đối phó với trƣờng hợp này.
Trong trƣờng hợp có biến động về tỉ giá hối đoái thì tác động lớn nhất lại xảy ra đối với các DN có tham gia xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ hay các đầu vào sản xuất khác và mức độ tác động theo những chiều hƣớng hoàn toàn khác nhau đối với hoạt động xuất khẩu và hoạt động nhập khẩu. Khi tỉ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ giảm thì xuất khẩu có lợi và nhập khẩu lại bất lợi. Điều này có nghĩa là các DN tham gia nhập khẩu cần tăng lƣợng vốn nội tệ để đối phó với sự biến động bất lợi của tỉ giá hối đoái.
Do những rủi ro bất thƣờng trong quá trình sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp thƣờng gặp phải và do điều kiện kinh doanh theo cơ chế thị trƣờng, có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia vào hoạt động, cùng cạnh tranh nên khi thị trƣờng tiêu thụ không ổn định, sức mua thị trƣờng có hạn thì càng làm tăng khả năng rủi ro của doanh nghiệp.