Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty thông tin di động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Thông tin Di động VMS (Trang 70 - 92)

2.1.3.2 .Đặc điểm về thị trƣờng

2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty thông tin di động VMS

2.2.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty thông tin di động

động VMS.

Trong mỗi doanh nghiệp công tác sử dụng vốn đƣợc xem nhƣ là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản trị tài chính. Mục tiêu quan trọng nhất của quản lý, sử dụng vốn là đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đƣợc tiến hành bình thƣờng với hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.

Một trong những đặc điểm sản xuất kinh doanh nổi bật của ngành viễn thông là giá trị tài sản cố định rất lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Mặc dù vốn cố định của công ty có xu hƣớng tăng lên trong những năm gần đây nhƣng vốn cố định của công ty VMS chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ 25% trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của công ty mặc dù vốn cố định của công ty có xu hƣớng tăng lên. Để thấy rõ hiệu quả sử dụng vốn cố định, trƣớc hết ta xem xét kết cấu và sự gia tăng tài sản cố định thông qua số liệu trong bảng 2.8:

Bảng 2.8: Cơ cấu tài sản cố định của VMS trong 5 năm từ năm 2003 đến năm 2007.

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

NG T.trọng NG T.trọng NG T.trọng NG T.trọng NG T.trọng

I.TSCĐ dùng trong SXKD 397.121 100% 734.069 100% 4.413.017 100% 4.704.009 100% 5.692.811 100%

1. Nhà cửa, vật kiến trúc 130.055 32,75% 143.111 19,5% 165.806 3,76% 240.010 5,1% 286.831 5,03%

2.Máy móc thiết bị 202.435 50,98% 517.683 70,52% 4.032.886 91,39% 4.224.107 89,8% 5.012.684 88,05%

3.Thiết bị dụng cụ quản lý 31.444 7,92% 35.794 4,88% 52.386 1,19% 69.331 1,47% 113.315 2%

4.Ph.tiện vận tải, truyền dẫn 33.187 8,35% 37.481 5,1% 161.938 63,67% 170.561 3,62% 279.979 4,92%

Qua số liệu trong bảng 2.8 ta thấy rằng hiện nay tài sản cố định của VMS tất cả đều đƣợc sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không có tài sản cố định cho phúc lợi, không có tài sản cố định không cần dùng và chờ thanh lý. Vậy chứng tỏ công ty đã triệt để sử dụng tài sản cố định cho kinh doanh không để lãng phí vốn kinh doanh.

Nguyên giá tài sản cố định năm 2004 tăng tuyệt đối 336.948 triệu đồng tƣơng ứng tăng tƣơng đối 84,8% so với năm 2003. Năm 2005 nguyên giá tài sản cố định tăng tuyệt đối 3.678.948 triệu đồng tƣơng ứng tăng tƣơng đối 501,17%. Năm 2006 chỉ tiêu này tăng lên 209.992 triệu đồng tƣơng ứng tăng 6,6%, năm 2007 tăng lên 988.802 triệu đồng tƣơng ứng tăng 21,02%. Có thể thấy rằng công ty VMS ngày càng chú trọng tăng tài sản cố định đặc biệt vào năm 2005 khi hợp đồng kinh doanh kết thúc và tiếp tục gia tăng tài sản cố định để chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động sản xuất kinh doanh khi không còn sự hỗ trợ nguồn vốn bằng máy móc thiết bị của phía đối tác. Trong sự gia tăng tài sản cố định gia tăng nhiều nhất là máy móc thiết bị trong cả 5 năm đều lên đến trên 115%. Điều này chứng tỏ trong vòng 5 năm gần đây VMS đã chú trọng đầu tƣ mới vào tài sản cố định thông qua việc mua sắm máy móc mới và xây dựng mới.

Xét về tỷ trọng trong 5 năm qua thì ta thấy có sự chuyển đổi trong cơ cấu tài sản cố định. Trong năm 2003, 2004 tỷ trọng nhà cửa vật kiến trúc chiếm tỷ trọng khá lớn trong tài sản cố định nhƣng trong vòng 3 năm gần đây thì máy móc thiết bị lại chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản cố định (đều chiếm trên 70%). Điều này cho thấy công ty khi kết thúc hợp đồng đã có xu hƣớng chuyển đổi đầu tƣ, chuẩn bị sâu hơn về

mặt máy móc thiết bị khi không còn sự hỗ trợ của bên đối tác trong việc cung cấp máy móc nhằm tạo sự ổn định trong hoạt động của công ty.

Về mặt giá trị ta thấy tài sản cố định của công ty VMS chƣa phải là lớn. Với giá trị nhƣ vậy rõ ràng là chƣa phản ánh đúng đặc điểm kinh doanh của công ty, đó là sản phẩm có giá trị lao động vật hóa chiếm hơn 90% và chỉ khoảng 10% các chi phí khác và lao động sống. Điều này đƣợc giải thích là vì hầu hết tài sản cố định của VMS là do CIV góp vốn và đã đƣợc khấu hao hết. VMS hiện tại chỉ đang quản lý một số lƣợng nhỏ tài sản cố định chủ yếu đầu tƣ bằng lợi nhuận để lại.

Để nghiên cứu rõ hơn về tình hình vốn cố định ta xem xét tình hình khấu hao tài sản cố định của VMS thông qua bảng sau:

Bảng 2.9: Tình hình khấu hao tài sản cố định của VMS trong 5 năm từ năm 2003 đến năm 2007

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Chênh lệch

’03-‘04 ’04-‘05 ’05-‘06 ’06-‘07

1.Giá trị KH thu hồi đƣợc Tr. Đồng 125.612 243.612 2.756.214 3.668.029 4.582.815

2.Doanh thu thuần Tr.đồng 1.699.345 2.376.596 5.774.877 10.028.023 14.231.402

3.Suất khấu hao (1/2) % 7,392 10,25 47,72 36,58 32,20 2,858 37,47 -11,14 -4,38

Suất khấu hao tài sản cố định trong vòng 5 năm gần đây đều tăng lên, đặc biệt là thời gian sau năm 2005 khi kết thúc hợp đồng hợp tác kinh doanh. Năm 2006 trong 100 đồng doanh thu thuần đã thu đƣợc 36,58 đồng giá trị khấu hao tài sản cố định. Sang năm 2007 chỉ tiêu này là 32,2% nghĩa là trong 100 đồng doanh thu thuần đã thu đƣợc 32,2 đồng giá trị khấu hao tài sản cố định. Ta có thể thấy lƣợng giá trị khấu hao tài sản cố định của công ty đang thu hồi ngày càng lớn, giá trị hao mòn tài sản cố định ngày càng cao. Do vậy, công ty ngày càng phải chú ý hơn đến việc đầu tƣ mới tài sản cố định nhằm bù đắp vào giá trị hao mòn tài sản cố định để lợi nhuận không bị giảm đi.

Trƣớc năm 2006, công ty VMS sử dụng phƣơng pháp khấu hao bình quân (khấu hao theo đƣờng thẳng). Phƣơng pháp này áp dụng theo quyết định số 166/1999-QĐ-BTC ngày 30/12/1999 của Bộ Tài chính.

Nguyên giá TSCĐ Công thức tính: Mức khấu hao = --- Thời gian khấu hao

Thời gian khấu hao đƣợc quy định cho từng loại tài sản cố định theo danh mục thời gian tính khấu hao của quyết định 166.

Phƣơng pháp khấu hao này có ƣu điểm là dễ tính toán, thu hồi toàn bộ vốn, nhƣng bất lợi là khấu hao chƣa nhanh nên có thể bị ảnh hƣởng nhiều của hao mòn vô hình. Đặc biệt là đối với công ty VMS điều này càng bất lợi bởi các thiết bị viễn thông vừa có giá trị lớn lại vừa lạc hậu nhanh do sự phát triển của khao học công nghệ. Trƣớc đây, phƣơng pháp khấu hao của các doanh nghiệp là do Bộ tài chính quy định cho nên việc thay đổi phƣơng pháp khấu hao là điều khó thực hiện. Tuy nhiên, vào năm 2001 để phù hợp với tình hình thực tế đã có công văn số 3076 của Tổng cục quản lý vốn và tài sản của Nhà Nƣớc tại doanh nghiệp về khấu

hao nhanh, cho phép các doanh nghiệp đƣợc phép lựa chọn phƣơng pháp khấu hao phù hợp với điều kiện kinh doanh của từng doanh nghiệp. Bởi thế, năm 2006 Công ty đã thực hiện tính khấu hao nhanh theo công văn đăng ký với Cục thuế Hà Nội số 158/KTTKTC ngày 12/1/2006 về vấn đề đăng ký tỷ lệ khấu hao nhanh, về bản chất vẫn là khấu hao theo đƣờng thẳng nhƣng tăng tỷ lệ khấu hao lên gấp đôi cho nên tốc độ thu hồi khấu hao tài sản cố định của công ty có sự chuyển biến rõ rệt. Điều này cho thấy công ty đã có phƣơng án áp dụng một phƣơng pháp khấu hao phù hợp để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty nói riêng và hiệu quả sử dụng vốn nói chung.

Bảng 2.10: Tình trạng kỹ thuật của TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của VMS

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Chênh lệch

03-04 04-05 05-06 06-07

1.Nguyên giá TSCĐ 397.121 734.069 4.413.017 4.704.009 5.692.811

2. Khấu hao lũy kế 125.612 243.612 2.756.214 3.668.029 4.582.815

3.Hệ số hao mòn(2/1) 0,613 0,332 0,624 0,78 0,81 -0,281 0,292 0,156 0,03

4.TSCĐ mới đƣa vào hoạt động 34.153 73.407 3.644.376 356.990 1.016.376

5.Hệ số đổi mới TSCĐ(4/1) 0,086 0,1 0,82 0,075 0,18 0,014 0,72 -0,749 0,105

Nhìn vào bảng trên, ta thấy ngay các con số khả quan mà Công ty thông tin di động VMS đã đạt đƣợc. Hệ số hao mòn tài sản cố định qua từng năm có chiều hƣớng tăng lên nhƣng mức độ tăng ngày càng giảm đi. Nhìn chung, hệ số hao mòn càng lớn thì tài sản cố định càng cũ, lạc hậu. Qua đó, ta có thể thấy tài sản cố định của công ty đang ngày càng cũ, lạc hậu mặc dù qua từng năm công ty đang cố gắng thực hiện kế hoạch đổi mới tài sản cố định, điều này cho thấy công ty đã quan tâm đầu tƣ vào tài sản cố định. Có thể thấy rõ điều này hơn khi nhìn vào giá trị TSCĐ mới đƣa vào hoạt động: trong năm 2004 chỉ là 73.407 triệu đồng mà sang năm 2007 tăng lên đến 1.106.376 triệu đồng. Việc đầu tƣ mới tài sản cố định có mức đột biến vào năm 2005 là do đầu năm 2005 CIV tập trung đầu tƣ nốt hợp đồng hợp tác kinh doanh bằng tài sản. Hệ số đổi mới tài sản cố định cũng đang trên đà tăng theo xu hƣớng tăng của giá trị tài sản cố định mới đƣa vào hoạt động. Tuy vậy, là một công ty lớn gồm nhiều trung tâm chi nhánh có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nƣớc, nên việc quản lý và khai thác hết các ích lợi của tài sản cố định là rất khó khăn. Do đó, việc đầu tƣ vốn vào tài sản cố định dù là theo chiều rộng hay chiều sâu cần đi đôi với việc tăng cƣờng quản lý sử dụng tài sản cố định, đó cũng là hoạt động nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.

Nói chung, qua các số liệu trong các báo cáo tài chính trên, chúng ta cũng thấy đƣợc tổng quan về tình hình sử dụng vốn cố định cũng nhƣ phần nào chi tiết của việc sử dụng tổng vốn chung của công ty. Với các nhà phân tích tài chính, các nhà quản lý và những ngƣời quan tâm đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì những số liệu đó chính là thông tin quan trọng cho quá trình ra các quyết định của riêng mình. Nhƣng để ở dạng số liệu tuyệt đối nhƣ vậy chỉ mang tính chất

cung cấp thông tin, cần phải có quá trình xử lý thông tin nhằm mang lại các chỉ tiêu cần thiết để so sánh và có kết luận cụ thể hơn. Với mục đích này, chúng ta cùng tổng hợp và xem xét bảng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty.

Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng vốn cố định trong 5 năm từ năm 2003 đến năm 2007

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1. Doanh thu thuần Tr.đồng 1.699.345 2.376.596 5.774.877 10.028.023 14.231.402

2.Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 643.938 917.612 2.549.180 3.410.966 3.029.012

3.Nguyên giá TSCĐ Tr.đồng 397.121 734.069 4.413.017 4.704.009 5.692.811

4. Vốn cố định bình quân Tr.đồng 301.381 529.607 1.213.881 1.902.579 2.278.258

5.Hệ số sử dụng tài sản cố định(1/3) 4,279 3,238 1,309 2,132 2,5

6. Hiệu quả sử dụng vốn cố định(1/4) % 563,9 448,75 475,74 527,08 624,66

7. Doanh lợi vốn cố định(2/4) % 213,66 173,26 210 179,28 132,95

Hệ số sử dụng tài sản cố định ở đây phản ánh một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Nhƣ vậy, hệ số sử dụng tài sản cố định tăng theo thời gian quan các năm gần đây. Mức 2,132 trong năm 2006 là một kết quả khả quan, tuy vậy hệ số này không ngừng tăng trƣởng ở các năm tiếp theo. Con số thực tế biểu hiện đà tăng của hệ số này cũng góp phần cho chúng ta dự đoán đƣợc mức độ tăng trƣởng của hệ số này trong thời gian sắp tới và góp phần nhận biết đƣợc sự ảnh hƣởng đến các hệ số tiếp theo. Công ty sẽ còn phải cố gắng nhiều mới có thể đạt đƣợc mức độ tăng nhƣ những năm trƣớc 2005 khi còn thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Xem xét chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định càng nói rõ năng lực sử dụng vốn cố định trong kỳ của doanh nghiệp. Trong năm 2003 chỉ tiêu này là 563,9% nghĩa là trong năm bình quân một đồng vốn cố định trong kỳ sẽ thu về 5,639 đồng doanh thu thuần. Và qua hàng năm chỉ tiêu này vẫn có xu hƣớng tăng lên. Đặc biệt, năm 2007 chỉ tiêu này tăng lên là 624,66%. Mặc dù trong năm 2007 vốn cố định bình quân trong kỳ tăng rất ít nhƣng chỉ tiêu này vẫn tăng mạnh do doanh thu tăng, chỉ tiêu này tăng là 18,53%. Điều này thể hiện rằng hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp là rất tốt. Vốn cố định chiếm một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp cần khai thác ƣu điểm này và tìm tòi phát huy hơn nữa để tăng dần việc sử dụng hợp lý vốn cố định.

Một trong những điều quan tâm nhất của các doanh nghiệp, đó là chỉ tiêu liên quan đến lợi nhuận sau thuế. Để chỉ tiêu này gắn với cả hiệu quả sử dụng vốn cố định, ngƣời ta đo lƣờng hệ số phản ánh doanh lợi vốn cố định. Chỉ tiêu này gần nhƣ phản ánh kết quả cuối cùng mà vốn cố định cần đạt đƣợc hay đã đạt đƣợc trong quá trình hoạt động sản xuất

kinh doanh. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Nhƣ ta thấy giá trị chỉ tiêu này trƣớc năm 2005 khá khả quan do ảnh hƣởng tích cực của hợp đồng hợp tác kinh doanh. Tuy nhiên, sau năm 2005 do sự nỗ lực của công ty chỉ tiêu này tuy có sự sụt giảm nhƣng không đáng kể. Sự sụt giảm của chỉ tiêu này nhƣ giải thích ở những phần trên là do trong năm 2006, 2007 chi phí cho khuyến mại, quảng cáo quá lớn khiến cho lợi nhuận sau thuế trong năm bị giảm đi. Ngoài ra, trong 2 năm gần đây công ty chú trọng đầu tƣ nhiều vào tài sản cố định, tốc độ đầu tƣ vào tài sản cố định lớn hơn tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế. Nói một cách khách quan giá trị của chỉ tiêu này là cao và là mục tiêu vƣơn tới của nhiều doanh nghiệp. Nhƣng các nhà quản lý cần so sánh với con số cụ thể của ngành để có thể đƣa ra đƣợc đánh giá chính xác hơn về kết quả đạt đƣợc của mình. Tuy vậy, với đà tăng trƣởng của các chỉ số trên cũng nói lên đƣợc sự quan tâm của doanh nghiệp vào công tác quản lý và tăng cƣờng hiệu quả sử dụng vốn đặc biệt là vốn cố định.

Từ sự phân tích ở trên ta có nhận xét nhƣ sau:

Tài sản cố định của công ty so với toàn bộ tài sản cố định trên mạng GSM là không đáng kể, chủ yếu là tài sản cố định phục vụ cho quá trình sản xuất. Các máy móc thiết bị cơ bản tạo ra doanh thu chung đều do hợp đồng hợp tác kinh doanh với CIV mang lại từ năm 2005.

Do phần lớn tài sản cố định trên mạng GSM đã khấu hao hết nên hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty rất cao. Từ thuận lợi này sẽ tạo cho công ty VMS số lợi nhuận ròng rất lớn. Với thuận lợi to lớn mà CIV đã tạo ra cho VMS, VMS cần tận dụng cơ hội để nâng cao hơn nữa hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Thông tin Di động VMS (Trang 70 - 92)