Cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn của công ty thông tin di động

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Thông tin Di động VMS (Trang 49 - 60)

2.1.3.2 .Đặc điểm về thị trƣờng

2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty thông tin di động VMS

2.2.1. Cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn của công ty thông tin di động

Ngoài ra, trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty cũng trích một phần lợi nhuận vào hoạt động tái kinh doanh. Nhƣ vậy, Công ty có các nguồn vốn: Vốn tập trung và Vốn phân cấp (đều gồm vốn tái đầu tƣ và vốn BCC). Trong năm 2009, Công ty sẽ cổ phần hoá và khi đó Công ty sẽ có thêm nguồn vốn mới dồi dào, mở rộng quy mô kinh doanh.

2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty thông tin di động VMS VMS

2.2.1. Cơ cấu vốn và nguồn hình thành vốn của công ty thông tin di động động

Để xem xét thực trạng vốn sản xuất kinh doanh và đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trƣớc hết ta phải nghiên cứu khái quát tình hình tài chính của công ty trong những năm gần đây.

2.2.1.1. Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của công ty

*Cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh của VMS trong vòng 5 năm từ 2003 đến năm 2007

Bảng 2.1: Vốn sản xuất kinh doanh của VMS

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

A.VỐN LƢU ĐỘNG 2.716.635 87,9% 3.607.199 85% 5.987.295 77,14% 8.512.331 80,74% 6.886.639 73,17%

I.Tiền 2.063.011 66,7% 2.940.712 69,3% 5.169.704 66,61% 7.154.048 67,85% 4.944.706 52,54%

III.Các khoản phải thu 631.977 20,4% 635.852 15% 795.798 10,25% 1.290.143 12,24% 1.856.608 19,73%

IV.Hàng tồn kho 18.929 0,61% 26.980 0,64% 21.792 0,28% 68.138 0,64% 78.558 0,83% V.TSLĐ khác 2.718 0,19% 3.655 0,06% 0 0 6.764 0,07% B.VỐN CỐ ĐỊNH 405.714 12,1% 653.499 15% 1.774.159 22,86% 2.030.998 19,26% 2.525.517 26,83% I.TSCĐ 297.760 9,3% 513.739 12,1% 1.748.620 22,53% 1.391.397 13,20% 1.950.756 20,73% II.Các khoản ĐTTCDH 28.374 0,4% 9.786 0,03% 1.54. 0,02% 581.906 5,52% 432.966 4,60% III.TSDH khác 74.024 2,4% 129.978 2,87% 23.999 0,31% 57.674 0,55% 141.561 1,50% TỔNG VỐN 3.112.349 100% 4.260.702 100% 7.761.455 100% 10.543.329 100% 9.412.156 100%

Qua số liệu trong bảng ta thấy: so với năm 2003 vốn sản xuất kinh doanh của công ty VMS năm 2004 tăng lên 1.148.353 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 36,9%. So với năm 2004 vốn sản xuất kinh doanh của VMS năm 2005 tăng 3.500.753 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 76,2%, năm 2006 tăng 2.781.874 triệu đồng tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 26,38% . Điều này đã thể hiện sự tăng trƣởng khá mạnh mẽ về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty VMS. Làm nên sự tăng trƣởng này là do tăng vốn lƣu động là chủ yếu. Vốn lƣu động năm 2004 so với năm 2003 đã tăng 890.056 triệu đồng tƣơng ứng tỷ lệ tăng 32,8%, năm 2005 tăng 2.380.096 triệu đồng tƣơng ứng tỷ lệ tăng 66%, năm 2006 tăng 2.525.036 triệu đồng tƣơng ứng tỷ lệ tăng 42,17%. Việc tăng vốn lƣu động chủ yếu là do tăng vốn tiền tệ. Việc tăng vốn tiền tệ mà chủ yếu là tăng tiền gửi ngân hàng là một biểu hiện tốt, vì nó nâng cao khả năng thanh toán nhanh của công ty. Riêng năm 2007, vốn sản xuất kinh doanh của công ty giảm 1.625.692 triệu đồng tƣơng ứng tỷ lệ giảm 19,1%.Điều này là vô lý vì vốn sản xuất kinh doanh của một công ty thông thƣờng chỉ giảm đi khi công ty làm ăn thua lỗ. Nhƣng công ty VMS trong năm 2007 vẫn làm ăn có lãi, có mức tăng trƣởng cao. Điều này đƣợc giải thích là vì trong năm 2007 vốn sản xuất kinh doanh của công ty giảm đi nguyên nhân chủ yếu do Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông đã thu về hơn 5000 tỷ đồng. Công ty VMS là một đơn vị hạch toán độc lập của Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông, về mặt pháp lý vốn của công ty VMS là vốn của Tập đoàn nên Tập đoàn có quyền điều chuyển vốn của công ty VMS để phục vụ cho các mục đích khác của Tập đoàn.

Năm 2007 tổng tài sản của Công ty VMS giảm đã làm thay đổi cơ cấu tài sản, giảm tỷ lệ TSLĐ/Tổng tài sản và làm tăng tỷ lệ TSCĐ/Tổng tài sản. Trong cơ cấu tài sản ngắn hạn của Công ty tiền nhàn rỗi và các

khoản đầu tƣ ngắn hạn của Công ty vẫn chiếm một tỷ lệ lớn đến 72% so với tài sản ngắn hạn và chiếm phần lớn tài sản lƣu động của Công ty và chủ yếu nằm ở ngân quỹ và tiền gửi ngân hàng còn đầu tƣ ngắn hạn hiện tại của Công ty chủ yếu tiền gửi có kỳ hạn và đầu tƣ mua trái phiếu chính phủ. Với cơ cấu tài sản ngắn hạn nhƣ vậy rủi ro của Công ty thấp, luôn đảm bảo khả năng thanh toán tuy nhiên về mặt hiệu quả sử dụng vốn thì chƣa cao

Tính đến thời điểm 31/12/2004 các khoản phải thu giảm 8.051 triệu đồng tƣơng ứng tỷ lệ giảm 0,4%, năm 2005 các khoản phải thu tăng 159.946 triệu đồng tƣơng ứng tỷ lệ tăng 25,15%, năm 2006 tăng 494.345 triệu đồng tƣơng ứng tỷ lệ tăng 62,12%, năm 2007 tăng 566.465 triệu đồng tƣơng ứng tỷ lệ tăng 43.91%. Ta thấy các khoản phải thu của công ty qua các năm đều tăng, tuy nhiên năm sau tăng ít hơn năm trƣớc. Đây là một tín hiệu đáng mừng thể hiện doanh nghiệp đã chú ý làm tốt công tác thanh toán giúp cho doanh nghiệp giảm khả năng bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, ta cũng cần chú ý rằng tại thời điểm quyết toán 31/12 bao giờ phải thu khách hàng cũng lớn nhất vì thời điểm thanh toán cƣớc hàng tháng chỉ diễn ra vào giữa tháng tiếp theo. Để đánh giá chính xác hơn có lẽ nên lấy số dƣ bình quân khoản phải thu tại thời điểm giữa tháng.

Tồn kho vật tƣ hàng hóa năm 2004 tăng 8.051 triệu đồng. Sang năm 2005 tỷ lệ hàng tồn kho chỉ còn 0,28%; năm 2006 tỷ lệ hàng tồn kho là 0,64% và đến năm 2007 tỷ lệ này là 0,83%. Với đặc điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ có vòng quay hàng tồn kho nhanh và không ngừng tăng nhanh qua các năm do vậy Hàng tồn kho của Công ty chiếm tỷ trọng rất thấp trong cơ cấu Tài sản lƣu động .Tỷ lệ hàng tồn kho qua các năm của công ty tuy ở mức thấp so với vốn sản xuất kinh doanh nhƣng vẫn có xu hƣớng tăng lên. Công ty cần chú ý hơn đến việc thanh lý những vật tƣ

hàng hóa ứ đọng có chất lƣợng kém trong năm, để góp phần tăng nhanh vòng quay hàng tồn kho.

Vốn cố định trong năm 2004 tăng 215.979 triệu đồng so với năm 2003 với tỷ lệ tăng 72,5%. Năm 2005 tăng 1.234.881 triệu đồng tƣơng ứng tăng 189%, năm 2007 tăng 559.368 triệu đồng tƣơng ứng tăng 40,2%. Tỷ lệ tăng vốn cố định của công ty rất lớn đã chứng tỏ công ty đang cố gắng thúc đẩy đầu tƣ mới vào TSCĐ thông qua việc mua sắm mới TSCĐ và đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Về mặt kết cấu ta thấy rằng vốn lƣu động của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn: năm 2003 chiếm 87,9%; năm 2004 chiếm 85%; năm 2005 chiếm 77,14%; năm 2006 chiếm 80,74%; năm 2007 chiếm 73,17%. Vốn cố định của công ty chiếm tỷ trọng không đáng kể. Điều này có vẻ nhƣ là một nghịch lý bởi lẽ ngành viễn thông đặc biệt là thông tin di động có giá trị máy móc thiết bị phục vụ cho kinh doanh rất lớn vậy mà tại VMS vốn cố định lại không đáng kể. Đây là một lợi thế rất lớn của VMS là do cho đến hết năm 2005 VMS hợp tác kinh doanh với nƣớc ngoài (CIV) và trong hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) có quy định bên CIV có trách nhiệm đầu tƣ toàn bộ máy móc thiết bị phục vụ cho kinh doanh với giá trị góp vốn là 206.409.000 USD và bên CIV sẽ quản lý số tài sản cố định đó, trích khấu hao tính vào chi phí riêng của CIV. Sau khi kết thúc hợp đồng vào 18/5/2005 số tài sản đó sẽ đƣợc bàn giao cho VMS với giá danh nghĩa 1 USD. Chính vì vậy TSCĐ thể hiện trong tài sản của VMS mới ít nhƣ vậy trong khi lẽ ra nó phải rất lớn. Tuy nhiên, theo số liệu trong bảng ta thấy rằng từ sau khi kết thúc hợp đồng hợp tác kinh doanh vào năm 2005 công ty đã rất chú trọng vào việc đầu tƣ máy móc thiết bị mới nên vốn cố định trong hai năm tiếp theo đã tăng lên nhanh chóng.

Theo lịch trình góp vốn của bên CIV thì kết thúc vào năm 2005 giá trị góp vốn của CIV bằng máy móc thiết bị là 206.409 triệu USD tƣơng tứng với tiền Việt Nam là khoảng 2.889 tỷ đồng (giả định tỷ giá là 14.000 VNĐ/USD). Nhƣ vậy, có thể coi tổng tài sản VMS cộng với khoản vốn góp của CIV là vốn của BCC bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh.

Dựa vào đó ta có bảng phản ánh kết cấu vốn chung của BCC trong bảng 2 nhƣ sau:

Bảng 2.2: Kết cấu vốn của BCC trong 3 năm 2003, 2004 và 2005

Đơn vị tính : triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính trong 3 năm từ 2003 đến 2005

Nhƣ vậy, đây mới phản ánh thực chất vốn sản xuất kinh doanh để tạo ra doanh thu cho BCC hay cho cả VMS. Tuy nhiên, cũng có một đặc điểm là do số TSCĐ bên CIV đầu tƣ đƣợc tính vào vốn đầu tƣ của BCC nhƣng trong phần chi phí chung của BCC lại không tính khấu hao số

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ

A. Vốn lƣu động 2.171.635 47,7% 3.607.199 50,8% 5.987.295 56,2% B. Vốn cố định 2.968.484 52,3% 3.492.699 49,2% 4.663.885 43,8% Trong đó * Của VMS 405.714 653.499 1.774.159 *Của CIV 2.562.770 2.839.200 2.889.726 Tổng vốn 5.685.119 7.099.898 10.651.180

TSCĐ này mà bên CIV coi là chi phí riêng của CIV. Vì vậy, ta có thể coi toàn bộ giá trị đầu tƣ TSCĐ này tạo ra doanh thu hoạt động kinh doanh của BCC để làm căn cứ phân tích.

Để tiếp tục đánh giá thực trạng công tác sử dụng vốn trong công ty ta tiếp tục phân tích nguồn hình thành vốn của công ty.

Bảng 2.3: Nguồn hình thành vốn sản xuất kinh doanh của VMS

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

A. Nợ phải trả 915.877 29.3% 1.093.757 25.67% 1.123.565 14,48% 1.273.003 12,07% 2.002.539 21,27% I. Nợ ngắn hạn 869.800 27.85% 1.028.540 24.14% 1.042.525 13,43% 1.129.813 10,71% 1.796.709 19,09% 3.Phải trả ngƣời bán 31.89 1.01% 47.204 1.1% 66.240 0,85% 192.588 1,83% 271.710 2,9% 5.Thuế, phải nộp NN 199.999 6.41% 75.607 1.8% 249.434 3,21% 143.076 1,35% 1.016.614 10,74% 6.Phải trả CNV 51.597 1.65% 63.882 1.5% 41.994 0,54% 55.388 6,53% 62.743 0,67% 7.Phải trả nội bộ 149.076 4.78% 168.440 3.9% 113.744 1,47% 314.026 2,98% 280.682 2,98% 8.Phải trả phải nộp khác 437.539 14% 673.405 15.8% 572.202 7,36% 424.732 4,03% 156.256 1,67% II. Nợ dài hạn 0 0 0 45.539 0,43% 47.016 0,5% 1.Vay dài hạn 0 0 0 III. Nợ khác 46.077 1.45% 65.217 1.53% 81.040 1,04% 97.651 0,93% 158.813 1,69% 1.Chi phí phải trả 28.854 46.797 3.Nhận ký cƣợc, quỹ DH 17.223 18.419 B.NVCSH 2.206.472 70.7% 3.166.945 74.33% 6.637.799 85,5% 9.270.325 87,93% 7.409.617 78,72% I.Nguồn vốn-Quỹ 2.198587 70.4% 3.156.771 74.09% 6.621.453 85,3% 9.247.980 87,71% 7.323.488 77,81%

II. Nguồn kinh phí 7.885 0.3% 10.174 0.24% 16.346 0,2% 22.345 0,22% 86.129 0,91%

TỔNG NGUỒN VỐN 3.122.349 100% 4.260.702 100% 7.761.455 100% 10.543.329 100% 9.412.156 100%

Qua số liệu trong bảng 2.3 ta thấy so với năm 2003 tổng nguồn vốn năm 2004 của công ty VMS tăng 36,9%, năm 2005 tăng 82,16%, năm 2006 tăng 35,84%. Trong đó, chủ yếu là tăng nguồn vốn chủ sở hữu. Cụ thể: nguồn vốn chủ sở hữu năm 2004 tăng 960.473 triệu đồng tƣơng ứng với mức tăng tƣơng đối là 43,53%. Năm 2005 tăng 3.470.854 triệu đồng tƣơng ứng mức tăng tƣơng đối là 109,5%, năm 2006 tăng 2.632.526 triệu đồng tƣơng ứng tăng 39,66%. Riêng năm 2007 tổng nguồn vốn của công ty VMS giảm đi với nguyên nhân nhƣ đã giải thích ở phần trên. Đây là sự tăng trƣởng rất mạnh của công ty báo hiệu tình hình kinh doanh của công ty đang tiến triển tốt, trong tăng nguồn vốn chủ sở hữu thì số tăng các quỹ nhiều hơn tăng nguồn vốn kinh doanh. Số tăng nguồn vốn kinh doanh này hoàn toàn là do vốn tự bổ sung của công ty bằng cách chuyển nguồn mua sắm tài sản từ quỹ đầu tƣ phát triển của công ty.

Quỹ đầu tƣ phát triển của công ty tăng lớn nhất với số tiền 240.764 triệu đồng vào năm 2004, 446.063 triệu đồng vào năm 2005, 1.398.859 vào năm 2006 do trích từ lợi nhuận năm trƣớc. Ngoài ra, tỷ lệ nợ phải trả trong tổng nguồn vốn của công ty đã giảm đi qua từng năm. Trong năm 2003 tỷ lệ nợ phải trả trong tổng vốn là 29,3%, sang năm 2004 tỷ lệ nợ phải trả là 25,67%; năm 2005 tỷ lệ này là 14,48%, năm 2006 là 12,07%; năm 2007 tỷ lệ nợ phải trả là 21,27%. Trong việc giảm tỷ lệ nợ ngắn hạn ta thấy tỷ lệ khoản nợ ngắn hạn cũng giảm đi rõ rệt. Xem xét các khoản nợ ngắn hạn ta thấy một điều là công ty không vay ngắn hạn mà hoàn toàn là các khoản vốn chiếm dụng nhƣ: phải trả công nhân viên, thuế và các khoản phải nộp Nhà Nƣớc, phải trả nội bộ và phải trả phải nộp khác. Xét trên góc độ kết cấu nguồn vốn ta thấy: Các hệ số nợ của Công ty năm 2007 tăng cao hơn so với năm 2006 và xấp xỉ bằng hệ số nợ bình quân từ năm 2002 đến năm 2006. Hệ số nợ/Tổng tài sản bình quân là

0,22 còn hệ số nợ/VCSH bình quân là 0,29. Nguyên nhân hệ số nợ tăng là do các khoản nợ phải trả tăng so với năm 2006 trong khi Tổng tài sản và Vốn chủ sở hữu năm 2007 lại giảm so với năm 2006. Việc giảm tổng tài sản và vốn chủ sở hữu năm 2007 do Công ty phải điều chuyển tiền từ lợi nhuận chƣa phân phối về theo yêu cầu Tập đoàn. Mặc dù hệ số nợ tăng nhƣng khả năng thanh toán của Công ty vẫn rất tốt vì nợ phải trả của Công ty chủ yếu là các khoản phải trả ngƣời bán, Thuế phải nộp Nhà nƣớc và các khoản chiếm dụng vốn khác và Công ty không có một khoản nợ ngắn hạn hay dài hạn nào. Năm 2008 theo kế hoạch đã đƣợc lãnh đạo phê duyệt về phƣơng án vay USD phục vụ các hợp đồng nhập khẩu, hệ số nợ của công ty trong năm tới sẽ tăng mạnh. Để đảm bảo tốt khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn Công ty cần cân đối và tính toán các dòng tiền theo từng thời hạn khoản vay với dòng tiền của Công ty để xây dựng phƣơng án vay nợ, trả nợ hợp lý và đúng thời hạn. Nhìn chung, hệ số nợ có xu hƣớng giảm đi còn nguồn vốn chủ sở hữu có xu hƣớng tăng lên, đây cũng biểu hiện khả năng tài chính của công ty đang mạnh lên. Tuy nhiên, kết cấu này đã hợp lý hay chƣa còn phải xem xét trên góc độ tạo lợi nhuận cao nhất cả về số tƣơng đối lẫn số tuyệt đối. Cũng trên giác độ này ta thấy trong vòng 5 năm, trong tổng nguồn vốn tỷ trọng nguồn vốn - Quỹ chiếm cao nhất với tỷ lệ 70,7% năm 2003; 74,09% năm 2004; 85,3% năm 2005; 87,71% năm 2006; 77,81% năm 2007; tiếp theo mới đến tỷ trọng nợ ngắn hạn. Đã có sự thay đổi kết cấu nguồn vốn của công ty. Tỷ trọng nguồn vốn - Quỹ ngày càng có xu hƣớng tăng lên còn tỷ trọng nợ ngắn hạn có xu hƣớng ngày càng giảm đi. Khi xét về nguồn gốc các khoản nợ ta thấy: trong Nợ ngắn hạn không có vay ngắn hạn, doanh nghiệp cũng không hề có một khoản nợ dài hạn nào.

Cũng tƣơng tự nhƣ phần phân tích ở trên, khi ta đề cập đến nguồn hình thành vốn của BCC (VMS+CIV) ta sẽ có kết cấu nguồn vốn của BCC nhƣ sau:

Bảng 2.4: Nguồn hình thành vốn SXKD của BCC

Đơn vị tính: triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính trong 3 năm 2003, 2004 và 2005.

Căn cứ vào bảng 2.4 trên ta nhận thấy thực tế nguồn vốn kinh doanh của BCC, Nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chiếm 16,11% năm 2003; 15,41% năm 2004 và 10,55% năm 2005. Việc nghiên cứu khái

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Thông tin Di động VMS (Trang 49 - 60)