CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Một số giải pháp tăng cường quản lý hoạt động thu thuế tại Chi cục Hả
4.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra về thuế
Để đảm bảo tính hiệu lực hiệu quả trong quản lý hải quan, đặc biệt trong hoạt động thu thuế, Chi cục Hải quan Bắc Ninh cần chú trọng công tác kiểm tra đối với các hàng hóa XNK, coi đây là lựa chọn cần thiết và tất yếu. Kiểm tra hàng hóa XNK phải là công tác trọng tâm, phải được đẩy mạnh, chú trọng và tăng cường để dần trở thành công cụ cốt lõi và trụ cột để hỗ trợ quản lý hải quan.
Thực chất kiểm tra về thuế là việc kiểm tra tính xác thực của các thông tin do người hoạt động kinh doanh XNK đã khai báo với cơ quan hải quan thông qua việc kiểm tra các chứng từ thương mại, hồ sơ chứng từ ngân hàng, sổ sách kế toán… có liên quan đến hàng hóa XNK. Kết quả của kiểm tra vừa nhằm đánh giá về chủ thể kê khai hải quan có chấp hành tốt pháp luật, vừa là cơ sở để đánh giá chất lượng và hiệu quả của quy trình kiểm tra trước khi thông quan. Đối với Chi cục Hải quan Bắc Ninh – Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, có thể khái quát vai trò của công tác kiểm tra như sau:
Thứ nhất, thực hiện chống gian lận thương mại có hiệu quả mà vẫn giải quyết được việc thông quan hàng hóa nhanh chóng tại Chi cục, tạo thuận lợi trong quá trình thông quan và lưu thông hàng hóa trên thị trường nội địa, bảo vệ nền sản xuất trong nước.
Thứ hai, đảm bảo việc chấp hành Luật Hải quan, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu… và các hiệp định thương mại quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Thứ ba, phát hiện và ngăn ngừa tình trạng gian lận và hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa xuất khẩu của DN, việc xuất khẩu các mặt hàng cấm xuất khẩu, các mặt hàng quản lý hạn ngạch xuất khẩu, các mặt hàng hạn chế xuất
khẩu như tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu thô.
Thứ tư, ngăn chặn tình trạng gian lận và trốn thuế đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế, đảm bảo thu đúng, thu đủ tiền thuế cho NSNN.
Để phát huy hiệu quả của hoạt động kiểm tra, Chi cục Hải quan Bắc Ninh có thể áp dụng một số biện pháp, cụ thể như:
- Tập trung kiểm tra tại trụ sở người khai hải quan, trong đó chú trọng thu thập thông tin, phân tích rủi ro kiểm tra đánh giá tuân thủ pháp luật của các DN, tập đoàn lớn; lĩnh vực, mặt hàng, nhóm mặt hàng có rủi ro cao và những DN chưa được kiểm tra. Trong giai đoạn tới, công tác thu thập phân tích thông tin cần tập trung trọng tâm, trọng điểm vào các dấu hiệu, thủ đoạn gian lận, trốn thuế lớn trong các lĩnh vực như: Gia công sản xuất xuất khẩu, về giá, về mã số, thuế suất, về hàng tạm nhập tái xuất, về chính sách ưu đãi miễn thuế.
- Việc tổ chức thực hiện kiểm tra cần tiến hành theo các nhóm nghiệp vụ nhằm phát huy tối đa trình độ, năng lực của từng cán bộ công chức. Để các nhóm nghiệp vụ thực sự có hiệu quả cần thiết phải bố trí lại nhân lực theo trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, việc sắp xếp nhân sự trong một cuộc kiểm tra phải do lãnh đạo Chi cục là người quyết định cuối cùng để tránh sự chồng chéo khi cùng lúc thực hiện nhiều cuộc kiểm tra, đồng thời nhân sự sẽ được lấy từ tất cả các nhóm nghiệp vụ. Như vậy khi tiến hành một cuộc kiểm tra, thành phần tham gia sẽ có đầy đủ các cán bộ với các chuyên môn cần thiết. Ngoài ra, sự trao đổi, phối hợp giữa các thành viên trong đoàn kiểm tra sẽ giúp củng cố, hoàn thiện kiến thức tổng hợp cho tất cả các cán bộ công chức.
- Tăng cường ứng dựng công nghệ thông tin phục vụ kiểm tra. Chi cục tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp hệ thống thông tin quản lý DN (STQ01), thường xuyên cập nhật đầy đủ thông tin về DN vào hệ thống để phục vụ công tác kiểm tra trong Chi cục cũng như toàn lực lượng. Bên cạnh đó, Chi cục cũng
cần thu thập thông tin theo các chuyên đề liên quan đến loại hình XNK có độ rủi ro cao, mặt hàng, nhóm mặt hàng có khả năng xảy ra vi phạm lớn để triển khai kiểm tra trong phạm vi quản lý. Các thông tin về hoạt động kiểm tra cần liên tục được cập nhật (trước, trong và sau khi kiểm tra) theo đúng quy định, đầy đủ, cụ thể các tiêu chí (gồm hình thức kiểm tra, phạm vi kiểm tra, phát hiện vi phạm...), kèm các tài liệu liên quan.
- Thường xuyên rà soát các mặt hàng trọng điểm, có khả năng rủi ro cao dựa trên thông tin từ: kết luận của các cuộc thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan tỉnh Bắc Ninh; hệ thống quản lý văn bản của cơ quan hải quan; hệ thống MHS, ...