Tài sản chủ yếu của nông hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế của người dân xã phú cường, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 52)

Chỉ tiêu ĐVT Na Quýt Khuôn Thông Na Mấn Tổng cộng

Máy cày, bừa Chiếc 4 3 3 10

Máy tuốt lúa Chiếc 4 1 2 7

Máy bơm Chiếc 21 15 20 56

Máy sao chè Chiếc 15 17 18 50

Xe máy Chiếc 30 29 38 97 Tivi Chiếc 20 20 20 60 Tủ lạnh Chiếc 20 20 20 60 Trâu, bò Con 0 0 2 2 Lợn Con 27 48 135 210 Gia cầm Con 509 436 508 1453 Con 0 35 0 35

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2017)

Kết quả khảo sát cho thấy Na Mấn là xóm sở hữu 123 tài sản nhiều nhất trong 3 xóm nghiên cứu. Sau Na Mấn là Na Quýt, với 114 chiếc. Và cuối cùng Khuôn Thông là xóm có số tài sản ít nhất với 105 thiết bị. Trong số các tài sản hiện có của các hộ thì xe máy, ti vi và tủ lạnh là tài sản mà 3 xóm sở hữu nhiều nhất với 97 chiếc xe máy, 60 chiếc tivi và 60 chiếc tủ lạnh.

Đóng góp vào giá trị sản xuất của các hộ gia đình không thể không kể đến số lượng vật nuôi, lợn và gia cầm là 2 loại vật nuôi chính mà các hộ sở hữu. Na Quýt và Na Mấn là hai xóm có số lượng vậy nuôi nhiều nhất. Các loại vật nuôi khác như trâu, bò, dê tại 3 xóm là rất ít. Do chi phí giống đầu vào khá cao và diện tích chăn thả có hạn nên nên số lượng trâu, bò được chăn thả không nhiều, tổng số trâu, bò của 3 xóm chỉ có 2 con là của xóm Na Mấn. Số lượng dê được các hộ chăn thả là rất ít, tổng số hộ được điều tra thì chỉ có 35 con dê được chăn thả tại Khuôn Thông.

4.2.5. Nguồn lực tài chính

Về lý thuyết, nguồn lực tài chính của các hộ gia đình có thể tồn tại dưới các dạng: Nguồn lực tài chính tự có: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, và/ hoặc

các tài sản thanh khoản cao như vàng, nữ trang, …, nguồn từ các dòng tiền ổn định như tiền lương, trợ cấp thường xuyên, tiền gửi từ người thân; nguồn tiền tín dụng, vay mượn từ ngân hàng, bạn bè,…

Tiền mặt đối với các hộ gia đình là rất quan trọng nó là nguồn để hộ gia đình trang trải, đầu tư cho sản xuất và phát triển. Tuy nhiên nguồn này luôn bị hạn chế đặc biệt là đối với những gia đình nghèo ở cả 3 xóm điều tra.

Ngoài tiền mặt tiết kiệm ra các hộ còn sử dụng các khoản vốn vay để mua vật tư cho sản xuất nông, lâm nghiệp, trang trải chi phí cho giáo dục, y tế, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Nguồn vốn vay chủ yếu từ các ngân hàng chính sách, các hộ vay qua hội nông dân, hội phụ nữ, ngoài ra các hộ còn vay của tư nhân, anh em họ hàng những lúc gặp khó khăn về tài chính.

Vốn tài chính là một trong những nguồn lực không thể thiếu được con người sử dụng để hướng tới mục tiêu phát triển sinh kế. Mặt bằng chung các hộ đều có vốn tự có. Tiền mặt của các hộ rất khan hiếm và khó khăn. Như chúng ta đã biết khi không có các nguồn vốn để làm ăn sinh sống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định và lựa chọn việc làm và nguồn thu nhập. Việc tiếp nhận nguồn vốn tài chính của người dân xã từ nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan tác động. Nhưng hầu hết họ chỉ sử dụng sức lao động bằng chân tay để tạo nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chỉ có một số ít hộ trong xã là công chức nhà nước, và buôn bán dịch vụ.

Có thể nói, tình trạng thiếu vốn không chỉ gặp ở người dân 3 xóm hay toàn xã mà là hầu hết người dân trong bộ phận hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thiếu vốn làm ăn như thiếu đi một phương tiện quan trọng để thực hiện các hoạt động sinh kế. Đặc biệt khi nguồn vốn tài chính hạn hẹp đi kèm với nguồn lực con người thiếu sẽ dần đến đói nghèo. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ

của các ban ngành và các tổ chức nhà nước cũng như nước ngoài sẽ tạo nền tảng vững chắc cho người dân xã tạo dựng một mô hình sinh kế bền vững.

Bảng 4.10. Tiết kiệm trung bình của hộ gia đình trong những năm gần đây Dân tộc Tiết kiệm (triệu đồng)

Khá 25 Trung bình 18,4 Cận nghèo 16,78

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2017)

4.3. Đánh giá hoạt động sinh kế của ngƣời dân xã Phú Cƣờng

Có thể nói ở khu vực nông thôn thì sản xuất nông nghiệp chiếm đa số, riêng đối với các xã miền núi thì việc phát triển kinh tế xã hội dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp là chính.

4.3.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp a, Trồng trọt a, Trồng trọt

Cây lương thực chính là cây lúa. Cây lương thực ở đây chủ yếu phục vụ cho gia đình,nhằm mục đích tự cung tự cấp là chính do vậy tính đa dạng các loại cây trồng chưa cao, diện tích trồng không tập trung và khả năng thâm canh để tạo ra sản phẩm hàng hóa còn hạn chế do nhiều nguyên nhân: đất đai kém màu mỡ chủ yếu là đất dốc, đất đai manh mún thiếu tập trung khó cho đầu tư và một nguyên nhân rất quan trọng đó là trình độ canh tác, vốn đầu tư cho sản xuất còn hạn chế.

Cây chè là cây mũi nhọn của xã, do cây phù hợp với chất đất, và khí hậu của xã cũng như các sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Về năng xuất cũng cao hơn là do trình độ văn hóa trung bình khá cao và khả năng nhận thức, tiếp cận kỹ thuật trông và chăn sóc phần nào cũng thuận lợi hơn.

Còn với những loại cây ngắn ngày như ngô, khoai, lạc, đậu, săn, rau các loại thì do diện tích nhỏ nên người dân họ chỉ trồng và để buôn bán nhỏ lẻ cho chợ.

Bảng 4.11: Diện tích cây trồng chính của hộ điều tra xã Phú Cƣờng Loại cây chủ yếu Xóm Na Quýt Xóm Khuôn

Thông Xóm Na Mấn Lúa - Diện tích (ha/hộ) 0,20 0,17 0,12 - % trong diện tích 43,30 56,67 32,43 Chè KD - Diện tích (ha/hộ) 0,19 0,13 0,25 - % trong diện tích 41,12 43,33 67,57 Ngô - Diện tích (ha/hộ) 0,072 0 0 - % trong diện tích 15,58 0 0

Tổng diện tích đất canh tác (ha) 0,462 0,3 0,37

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2017)

Qua kết quả điều tra diện tích cây trồng chính cho thấy cây lúa có diện tích giảm dần từ xóm Na Quýt đến Na Mấn; Cây chè có diện tích tăng dần từ xóm Khuôn Thông đến xóm Na Mấn. Cây lương thực ở đây chủ yếu phục vụ cho gia đình, nhằm mục đích tự cung tự cấp là chính do vậy tính đa dạng các loại cây trồng chưa cao, diện tích trồng không tập trung và khả năng thâm canh để tạo ra sản phẩm hàng hóa còn hạn chế do nhiều nguyên nhân: đất đai kém màu mỡ chủ yếu là đất dốc, hệ thống tưới tiêu không đảm bảo phần lớn vẫn phụ thuộc vào nước trời, đất đai manh mún thiếu tập trung khó cho đầu tư và một nguyên nhân rất quan trọng đó là trình độ canh tác, vốn đầu tư cho sản xuất còn hạn chế.

Như vậy, có thể thấy rằng cây trồng hàng năm, đặc biệt là chè rất phù hợp với điều kiện đất đai của khu vực chính là thế mạnh của vùng, cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ, quy hoạch vùng sản xuất tập trung để phát triển. Đặc biệt những cây trồng có giá trị kinh tế như chè theo hướng sản xuất hàng hóa.

b, Chăn nuôi

Trong những năm gần đây các hộ đã đầu tư nhất định vào chăn nuôi: bò, lợn, gia cầm, dê. Tuy nhiên chăn nuôi vẫn còn nhỏ lẻ chưa có quy mô gia trại, trang trại lớn. Ở đây người dân không chỉ thuần chăn nuôi mà có sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt làm thức ăn cho vật nuôi điều này sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đông thời bảo vệ được môi sinh sạch sẽ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế của người dân xã phú cường, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)