Về lý thuyết, nguồn lực tài chính của các hộ gia đình có thể tồn tại dưới các dạng: Nguồn lực tài chính tự có: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, và/ hoặc
các tài sản thanh khoản cao như vàng, nữ trang, …, nguồn từ các dòng tiền ổn định như tiền lương, trợ cấp thường xuyên, tiền gửi từ người thân; nguồn tiền tín dụng, vay mượn từ ngân hàng, bạn bè,…
Tiền mặt đối với các hộ gia đình là rất quan trọng nó là nguồn để hộ gia đình trang trải, đầu tư cho sản xuất và phát triển. Tuy nhiên nguồn này luôn bị hạn chế đặc biệt là đối với những gia đình nghèo ở cả 3 xóm điều tra.
Ngoài tiền mặt tiết kiệm ra các hộ còn sử dụng các khoản vốn vay để mua vật tư cho sản xuất nông, lâm nghiệp, trang trải chi phí cho giáo dục, y tế, các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của gia đình. Nguồn vốn vay chủ yếu từ các ngân hàng chính sách, các hộ vay qua hội nông dân, hội phụ nữ, ngoài ra các hộ còn vay của tư nhân, anh em họ hàng những lúc gặp khó khăn về tài chính.
Vốn tài chính là một trong những nguồn lực không thể thiếu được con người sử dụng để hướng tới mục tiêu phát triển sinh kế. Mặt bằng chung các hộ đều có vốn tự có. Tiền mặt của các hộ rất khan hiếm và khó khăn. Như chúng ta đã biết khi không có các nguồn vốn để làm ăn sinh sống sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định và lựa chọn việc làm và nguồn thu nhập. Việc tiếp nhận nguồn vốn tài chính của người dân xã từ nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan tác động. Nhưng hầu hết họ chỉ sử dụng sức lao động bằng chân tay để tạo nguồn thu nhập từ hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chỉ có một số ít hộ trong xã là công chức nhà nước, và buôn bán dịch vụ.
Có thể nói, tình trạng thiếu vốn không chỉ gặp ở người dân 3 xóm hay toàn xã mà là hầu hết người dân trong bộ phận hoạt động sản xuất nông nghiệp. Thiếu vốn làm ăn như thiếu đi một phương tiện quan trọng để thực hiện các hoạt động sinh kế. Đặc biệt khi nguồn vốn tài chính hạn hẹp đi kèm với nguồn lực con người thiếu sẽ dần đến đói nghèo. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ
của các ban ngành và các tổ chức nhà nước cũng như nước ngoài sẽ tạo nền tảng vững chắc cho người dân xã tạo dựng một mô hình sinh kế bền vững.
Bảng 4.10. Tiết kiệm trung bình của hộ gia đình trong những năm gần đây Dân tộc Tiết kiệm (triệu đồng)
Khá 25 Trung bình 18,4 Cận nghèo 16,78
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2017)
4.3. Đánh giá hoạt động sinh kế của ngƣời dân xã Phú Cƣờng
Có thể nói ở khu vực nông thôn thì sản xuất nông nghiệp chiếm đa số, riêng đối với các xã miền núi thì việc phát triển kinh tế xã hội dựa vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp là chính.
4.3.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp a, Trồng trọt a, Trồng trọt
Cây lương thực chính là cây lúa. Cây lương thực ở đây chủ yếu phục vụ cho gia đình,nhằm mục đích tự cung tự cấp là chính do vậy tính đa dạng các loại cây trồng chưa cao, diện tích trồng không tập trung và khả năng thâm canh để tạo ra sản phẩm hàng hóa còn hạn chế do nhiều nguyên nhân: đất đai kém màu mỡ chủ yếu là đất dốc, đất đai manh mún thiếu tập trung khó cho đầu tư và một nguyên nhân rất quan trọng đó là trình độ canh tác, vốn đầu tư cho sản xuất còn hạn chế.
Cây chè là cây mũi nhọn của xã, do cây phù hợp với chất đất, và khí hậu của xã cũng như các sự hỗ trợ của chính quyền địa phương. Về năng xuất cũng cao hơn là do trình độ văn hóa trung bình khá cao và khả năng nhận thức, tiếp cận kỹ thuật trông và chăn sóc phần nào cũng thuận lợi hơn.
Còn với những loại cây ngắn ngày như ngô, khoai, lạc, đậu, săn, rau các loại thì do diện tích nhỏ nên người dân họ chỉ trồng và để buôn bán nhỏ lẻ cho chợ.
Bảng 4.11: Diện tích cây trồng chính của hộ điều tra xã Phú Cƣờng Loại cây chủ yếu Xóm Na Quýt Xóm Khuôn
Thông Xóm Na Mấn Lúa - Diện tích (ha/hộ) 0,20 0,17 0,12 - % trong diện tích 43,30 56,67 32,43 Chè KD - Diện tích (ha/hộ) 0,19 0,13 0,25 - % trong diện tích 41,12 43,33 67,57 Ngô - Diện tích (ha/hộ) 0,072 0 0 - % trong diện tích 15,58 0 0
Tổng diện tích đất canh tác (ha) 0,462 0,3 0,37
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2017)
Qua kết quả điều tra diện tích cây trồng chính cho thấy cây lúa có diện tích giảm dần từ xóm Na Quýt đến Na Mấn; Cây chè có diện tích tăng dần từ xóm Khuôn Thông đến xóm Na Mấn. Cây lương thực ở đây chủ yếu phục vụ cho gia đình, nhằm mục đích tự cung tự cấp là chính do vậy tính đa dạng các loại cây trồng chưa cao, diện tích trồng không tập trung và khả năng thâm canh để tạo ra sản phẩm hàng hóa còn hạn chế do nhiều nguyên nhân: đất đai kém màu mỡ chủ yếu là đất dốc, hệ thống tưới tiêu không đảm bảo phần lớn vẫn phụ thuộc vào nước trời, đất đai manh mún thiếu tập trung khó cho đầu tư và một nguyên nhân rất quan trọng đó là trình độ canh tác, vốn đầu tư cho sản xuất còn hạn chế.
Như vậy, có thể thấy rằng cây trồng hàng năm, đặc biệt là chè rất phù hợp với điều kiện đất đai của khu vực chính là thế mạnh của vùng, cần có chính sách khuyến khích hỗ trợ, quy hoạch vùng sản xuất tập trung để phát triển. Đặc biệt những cây trồng có giá trị kinh tế như chè theo hướng sản xuất hàng hóa.
b, Chăn nuôi
Trong những năm gần đây các hộ đã đầu tư nhất định vào chăn nuôi: bò, lợn, gia cầm, dê. Tuy nhiên chăn nuôi vẫn còn nhỏ lẻ chưa có quy mô gia trại, trang trại lớn. Ở đây người dân không chỉ thuần chăn nuôi mà có sự kết hợp giữa trồng trọt và chăn nuôi, tận dụng các sản phẩm từ trồng trọt làm thức ăn cho vật nuôi điều này sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí đông thời bảo vệ được môi sinh sạch sẽ.
Bảng 4.12: Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của các hộ điều tra
ĐVT: Con/ hộ Số lƣợng gia súc Xóm Na Quýt Xóm Khuôn Thông Xóm Na Mấn Trung bình Trâu, bò, 0 0 2 0,67 Lợn 1,35 2,40 6,75 3,5 Gia cầm 25,45 22,3 25,40 24,38 Dê 0 35 0 11,67
(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2017)
Qua bảng ta thấy số trâu, bò các hộ nuôi không nhiều, theo như số liệu điều tra 3 xóm thì chỉ có xóm Na Mấn là có 2 con trâu. Trâu bò được nuôi chủ yếu để làm sức kéo trong trồng trọt nên mức độ đầu tư không nhiều chủ yếu là nuôi bán chăn thả, thức ăn từ sản phẩm trồng trọt. Với chăn nuôi dê chỉ có xóm Khuôn Thông là nuôi với 35 con. Đối với chăn nuôi lợn, xóm Na Mấn là xóm có số hộ chăn nuôi lợn nhiều nhất trung bình mỗi hộ có 6,78 con lợn, xóm Na Quýt có số lợn ít nhất chiếm 1,35 con/hộ, các hộ chăn nuôi lợn để lấy phân bón cho nông nghiệp, thức ăn cho lợn tận dụng từ sản phẩm trồng trọt. Chăn nuôi gia cầm (gà, vịt) ở đây phần lớn chủ yếu cho mục đích tự cung tự cấp cho gia đình, một phần bán ra thị trường thông qua các chợ xã và nhu cầu của một số người dân tại địa phương, qua bảng trên ta thấy xóm nuôi gà vịt nhiều nhất là xóm Na Quýt chiếm 25,45 con/hộ, điều này chính tỏ đồng bào
nơi đây chú trọng chăn nuôi gia cầm để phục vụ cho sinh hoạt của gia đình, xóm Khuôn Thông và Na Mấn số lượng nuôi gia cầm không nhiều chủ yếu là để phục vụ cho gia đình là chính. Chăn nuôi có mối quan hệ khép kín với trồng trọt.
Mặc dù diện tích đất khá rộng nhưng chưa có nhiều hộ đầu tư theo quy mô gia trại, trang trại, mức độ đầu tư cho chăn nuôi cũng không nhiều tận dụng những sản phẩm từ trồng trọt là chính. Vì vậy chăn nuôi tại địa bàn 3 xóm nhìn chung phát triển chưa mạnh, chủ yếu để phục vụ gia đình và bán ra các chợ xã chứ chưa có sản phẩm trở thành hàng hóa.
c, Lâm nghiệp
Trên địa bàn xã tổng diện tích lâm nghiệp là 698,0 ha; diện tích rừng sản xuất 642,0ha; diện tích rừng đầu nguồn 56,0 ha. Công tác quản lý bảo vệ rừng được triển khai thực hiện tốt làm tốt công tác quản lý, tuyên truyền bảo vệ rừng, không để xẩy ra cháy rừng; các vụ vi phạm lâm luật hàng năm đều giảm. Diện tích đất lâm nghiệp của vùng chiếm diện tích lớn do vậy rừng là một nguồn thu quan trọng đối với các hộ. Tuy nhiên với diện tích bình quân của các hộ điều tra là khá cao nhưng chủ yếu rừng ở đây là rừng trồng và mới trồng nên không tạo ra nguồn thu nhập ngay cho người dân, một số hộ là rừng tự nhiên do nhà nước giao khoán nên việc tạo thu nhập cho các hộ hiện nay hầu như không có gì. Như vậy có thể nói vai trò của rừng đối với việc tạo thu nhập cho hộ hiện nay hầu như không có gì, nhưng đây là một tiềm năng lớn cho tương lai mà các hộ cần phải quan tâm và nên đầu tư. Ngoài yếu tố thu nhập thì rừng còn có vai trò khác như: việc khôi phục độ màu mỡ của đất trong hệ thống nông nghiệp luân canh, duy trì lượng nước và bảo vệ chất lượng nước, rừng tạo việc làm cho các hộ gia đình.
Khu vực vùng núi nói chung và xã nói riêng là khu vực có thế mạnh về phát triển rừng, diện tích đất cho sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhưng kết quả của các hoạt động kinh tế nếu so sánh với nguồn thu từ nông nghiệp
thì còn thấp hơn nhiều. Nguyên nhân ở đây có thể là do rừng chưa được quan tâm đúng mức trong đầu tư phát triển, sự thiếu thốn về nguồn lực dẫn đến đầu tư còn hạn chế nên thu nhập từ rừng chưa cao, gần như là không có.
4.3.2. Hoạt động phi nông nghiệp
Hoạt động sản xuất phi nông nghiệp như: Dịch vụ, buôn bán, làm thuê.... các hoạt động khác. Thường thì những vùng mức sống của người dân cao thì các hoạt động phi nông nghiệp phát triển mạnh hơn. Riêng với địa bàn 3 xóm điều tra của xã Phú Cường thì chủ yếu người dân kiếm sống bằng hoạt động nông nghiệp, các hoạt động phi nông nghiệp vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, để phục vụ nhu cầu của người dân trong xóm về các dịch vụ sử dụng lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày. Tại các xóm cũng có các hộ buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng tạp hóa nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, chỉ cung ứng đủ nhu cầu một số ít người dân trên địa bàn. Ngoài thời gian làm nông nghiệp các hộ còn đi làm ngành nghề khác để kiếm sống như: đi làm thuê, phụ vữa....
4.3.3. Kết quả của các hoạt động sinh kế của các hộ điều tra
Kết quả sinh kế của người dân có thể hiểu là bao gồm những gì họ đạt được sau khi sử dụng nguồn lực, xây dựng những cách thức và thực hiện các hoạt động sinh kế. Con người vận dụng các nguồn lực dưới dự tác động của bối cảnh khách quan, họ thực hiện các hoạt động sinh kế để tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình.
* Chi phí cho sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp
Để sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế cao thì đầu tư có ý nghĩa quan trọng, sự đầu tư sẽ quyết định đến sự thành công của sản xuất kinh doanh. Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp gồm những chi phí nguyên vật liệu như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn trong chăn nuôi...chi phí cho sản xuất giữa các hộ, các vùng là khác nhau, khu vực có thế mạnh về trồng trọt, chăn nuôi hay lâm nghiệp thì sẽ đầu tư nhiều về lĩnh vực đó nên chi phí sản xuất sẽ cao. Để làm rõ điều đó ta tìm hiểu chi phí sản xuất giữa các ngành: trồng trọt, chăn nuôi của các xã qua bảng sau:
Bảng 4.13. Chi phí trung bình cho sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp của các hộ điều tra tại 3 xóm
Đơn vị tính: 1000 đồng/ hộ
Chỉ tiêu Na Quýt Khuôn Thông Na Mấn
Chi cho trồng trọt 1 550 1 408 1 828
Chi cho chăn nuôi 548 575 1 343
Chi cho lâm nghiệp 250 600 1 500
Tổng chi phí 2 348 2 583 4 671
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2017)
Qua bảng chi phí trung bình cho sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệpta thấy xóm Na Mấn là xóm có tổng chi phí cho sản xuất là cao nhất do diện tích đất cho 3 hoạt động trên lớn, các hộ chú trọng đầu tư nhiều để mong đem lại năng suất cao cho sản phẩm.Tổng chi phí cho của xóm Na Quýt Cao là thấp nhất do diện tích chăn nuôi nhỏ lẻ, lâm nghiệp của hộ thì đang trong thời gian phát triển cũng không cần chăm sóc nhiều nguồn nước tưới thì chủ yếu là nước mưa. Xóm Khuôn Thông cũng vậy.
* Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp
Về cơ bản, thu nhập của nông dân bao gồm thu nhập về nông nghiệp và thu nhập phi nông nghiệp.Kết quả điều tra thu nhập từ hoạt động sinh kế nông nghiệp được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.14. Thu nhập trung bình từ nông nghiệp, phi nông nghiệp của các hộ điều tra tại 3 xóm
Đơn vị tính: 1000 đồng/ hộ
Chỉ tiêu Na Quýt Khuôn Thông Na Mấn
Thu nhập từ trồng trọt 8 479 6 380 8 605
Thu nhập từ chăn nuôi 1 189 1 177 7 898
Thu nhập từ lâm nghiệp 1 250 4 350 8 750
Thu nhập từ phi nông nghiệp 6 010 7 950 6 850
Tổng thu nhập 16 928 19 850 32 103
Qua bảng trên ta thấy xóm Na Mấn là xóm có tổng thu nhập cao nhất trong 3 xóm, nguồn thu nhập chính của xóm là trồng trọt cụ thể là việc trồng chè, còn lâm nghiệp thu nhập cao nhất nhưng đó là do 2 năm trở lại đây một số hộ đã bán được các sản phẩm từ lâm nghiệp nhưng để thu được lợi nhuận đó họ phải đợi từ 5-6 năm khi cây đã được thu hoạch, chăn nuôi thu nhập cũng cao nhất 3 xóm là do diện tích đất chăn nuôi lớn, số lượng con nhiều, các hộ cũng chăm sóc rất là chu đáo, trong xóm cũng có 1 trang trại đã xuất được 1 đàn lợn làm cho tổng thu nhập trung bình của xóm tăng. Thu nhập từ phi nông nghiệp là thấp nhất nhưng ổn định nhất là do họ đi làm thuê, làm công nhân. Xóm Khuôn Thông có tổng thu nhập cao thứ 2 nhưng chủ yếu là thu nhập từ phi nông nghiệp, trong các hộ đều có ít nhất 1 người làm phi nông nghiệp như đi làm thuê, làm công nhân. Thu nhập từ trồng trọt cũng chủ yếu là chè do đi làm thuê nhiều nên họ ít chăm sóc cho cây trồng được nên thu nhập từ trồng trọt không cao, còn chăn nuôi do nuôi ít và để cho gia đình hay mang ra chợ bán làm cho thu nhập của chăn nuôi kém. Xóm Na Quýt có tổng thu nhập thấp nhất, thu nhập từ trồng trọt và phi nông nghiệp khá cao do các hộ chủ yếu là hộ hỗn hợp. Diện tích đất chăn nuôi và đất lâm nghiệp nhỏ nên đem lại thu nhập khá ít.
Điều tra sinh kế nông hộ trên địa bàn, đã ước tính được phần nào thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp trong địa bàn xã, hoạt động nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, và đã cho thấy sự không ngừng phát triển trên cơ sở kết hợp đa dạng và chuyên môn hóa sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Nhiều hộ nông dân đã tiếp cận được với công nghệ sản xuất tiên