Tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế của người dân xã phú cường, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 52)

ĐVT: Con/ hộ Số lƣợng gia súc Xóm Na Quýt Xóm Khuôn Thông Xóm Na Mấn Trung bình Trâu, bò, 0 0 2 0,67 Lợn 1,35 2,40 6,75 3,5 Gia cầm 25,45 22,3 25,40 24,38 Dê 0 35 0 11,67

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2017)

Qua bảng ta thấy số trâu, bò các hộ nuôi không nhiều, theo như số liệu điều tra 3 xóm thì chỉ có xóm Na Mấn là có 2 con trâu. Trâu bò được nuôi chủ yếu để làm sức kéo trong trồng trọt nên mức độ đầu tư không nhiều chủ yếu là nuôi bán chăn thả, thức ăn từ sản phẩm trồng trọt. Với chăn nuôi dê chỉ có xóm Khuôn Thông là nuôi với 35 con. Đối với chăn nuôi lợn, xóm Na Mấn là xóm có số hộ chăn nuôi lợn nhiều nhất trung bình mỗi hộ có 6,78 con lợn, xóm Na Quýt có số lợn ít nhất chiếm 1,35 con/hộ, các hộ chăn nuôi lợn để lấy phân bón cho nông nghiệp, thức ăn cho lợn tận dụng từ sản phẩm trồng trọt. Chăn nuôi gia cầm (gà, vịt) ở đây phần lớn chủ yếu cho mục đích tự cung tự cấp cho gia đình, một phần bán ra thị trường thông qua các chợ xã và nhu cầu của một số người dân tại địa phương, qua bảng trên ta thấy xóm nuôi gà vịt nhiều nhất là xóm Na Quýt chiếm 25,45 con/hộ, điều này chính tỏ đồng bào

nơi đây chú trọng chăn nuôi gia cầm để phục vụ cho sinh hoạt của gia đình, xóm Khuôn Thông và Na Mấn số lượng nuôi gia cầm không nhiều chủ yếu là để phục vụ cho gia đình là chính. Chăn nuôi có mối quan hệ khép kín với trồng trọt.

Mặc dù diện tích đất khá rộng nhưng chưa có nhiều hộ đầu tư theo quy mô gia trại, trang trại, mức độ đầu tư cho chăn nuôi cũng không nhiều tận dụng những sản phẩm từ trồng trọt là chính. Vì vậy chăn nuôi tại địa bàn 3 xóm nhìn chung phát triển chưa mạnh, chủ yếu để phục vụ gia đình và bán ra các chợ xã chứ chưa có sản phẩm trở thành hàng hóa.

c, Lâm nghiệp

Trên địa bàn xã tổng diện tích lâm nghiệp là 698,0 ha; diện tích rừng sản xuất 642,0ha; diện tích rừng đầu nguồn 56,0 ha. Công tác quản lý bảo vệ rừng được triển khai thực hiện tốt làm tốt công tác quản lý, tuyên truyền bảo vệ rừng, không để xẩy ra cháy rừng; các vụ vi phạm lâm luật hàng năm đều giảm. Diện tích đất lâm nghiệp của vùng chiếm diện tích lớn do vậy rừng là một nguồn thu quan trọng đối với các hộ. Tuy nhiên với diện tích bình quân của các hộ điều tra là khá cao nhưng chủ yếu rừng ở đây là rừng trồng và mới trồng nên không tạo ra nguồn thu nhập ngay cho người dân, một số hộ là rừng tự nhiên do nhà nước giao khoán nên việc tạo thu nhập cho các hộ hiện nay hầu như không có gì. Như vậy có thể nói vai trò của rừng đối với việc tạo thu nhập cho hộ hiện nay hầu như không có gì, nhưng đây là một tiềm năng lớn cho tương lai mà các hộ cần phải quan tâm và nên đầu tư. Ngoài yếu tố thu nhập thì rừng còn có vai trò khác như: việc khôi phục độ màu mỡ của đất trong hệ thống nông nghiệp luân canh, duy trì lượng nước và bảo vệ chất lượng nước, rừng tạo việc làm cho các hộ gia đình.

Khu vực vùng núi nói chung và xã nói riêng là khu vực có thế mạnh về phát triển rừng, diện tích đất cho sản xuất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhưng kết quả của các hoạt động kinh tế nếu so sánh với nguồn thu từ nông nghiệp

thì còn thấp hơn nhiều. Nguyên nhân ở đây có thể là do rừng chưa được quan tâm đúng mức trong đầu tư phát triển, sự thiếu thốn về nguồn lực dẫn đến đầu tư còn hạn chế nên thu nhập từ rừng chưa cao, gần như là không có.

4.3.2. Hoạt động phi nông nghiệp

Hoạt động sản xuất phi nông nghiệp như: Dịch vụ, buôn bán, làm thuê.... các hoạt động khác. Thường thì những vùng mức sống của người dân cao thì các hoạt động phi nông nghiệp phát triển mạnh hơn. Riêng với địa bàn 3 xóm điều tra của xã Phú Cường thì chủ yếu người dân kiếm sống bằng hoạt động nông nghiệp, các hoạt động phi nông nghiệp vẫn còn rất hạn chế. Vì vậy, để phục vụ nhu cầu của người dân trong xóm về các dịch vụ sử dụng lĩnh vực sinh hoạt hàng ngày. Tại các xóm cũng có các hộ buôn bán nhỏ lẻ các mặt hàng tạp hóa nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, manh mún, chỉ cung ứng đủ nhu cầu một số ít người dân trên địa bàn. Ngoài thời gian làm nông nghiệp các hộ còn đi làm ngành nghề khác để kiếm sống như: đi làm thuê, phụ vữa....

4.3.3. Kết quả của các hoạt động sinh kế của các hộ điều tra

Kết quả sinh kế của người dân có thể hiểu là bao gồm những gì họ đạt được sau khi sử dụng nguồn lực, xây dựng những cách thức và thực hiện các hoạt động sinh kế. Con người vận dụng các nguồn lực dưới dự tác động của bối cảnh khách quan, họ thực hiện các hoạt động sinh kế để tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân và gia đình.

* Chi phí cho sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp

Để sản xuất đạt được hiệu quả kinh tế cao thì đầu tư có ý nghĩa quan trọng, sự đầu tư sẽ quyết định đến sự thành công của sản xuất kinh doanh. Đầu tư cho sản xuất nông nghiệp gồm những chi phí nguyên vật liệu như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn trong chăn nuôi...chi phí cho sản xuất giữa các hộ, các vùng là khác nhau, khu vực có thế mạnh về trồng trọt, chăn nuôi hay lâm nghiệp thì sẽ đầu tư nhiều về lĩnh vực đó nên chi phí sản xuất sẽ cao. Để làm rõ điều đó ta tìm hiểu chi phí sản xuất giữa các ngành: trồng trọt, chăn nuôi của các xã qua bảng sau:

Bảng 4.13. Chi phí trung bình cho sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp của các hộ điều tra tại 3 xóm

Đơn vị tính: 1000 đồng/ hộ

Chỉ tiêu Na Quýt Khuôn Thông Na Mấn

Chi cho trồng trọt 1 550 1 408 1 828

Chi cho chăn nuôi 548 575 1 343

Chi cho lâm nghiệp 250 600 1 500

Tổng chi phí 2 348 2 583 4 671

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2017)

Qua bảng chi phí trung bình cho sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệpta thấy xóm Na Mấn là xóm có tổng chi phí cho sản xuất là cao nhất do diện tích đất cho 3 hoạt động trên lớn, các hộ chú trọng đầu tư nhiều để mong đem lại năng suất cao cho sản phẩm.Tổng chi phí cho của xóm Na Quýt Cao là thấp nhất do diện tích chăn nuôi nhỏ lẻ, lâm nghiệp của hộ thì đang trong thời gian phát triển cũng không cần chăm sóc nhiều nguồn nước tưới thì chủ yếu là nước mưa. Xóm Khuôn Thông cũng vậy.

* Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp, phi nông nghiệp

Về cơ bản, thu nhập của nông dân bao gồm thu nhập về nông nghiệp và thu nhập phi nông nghiệp.Kết quả điều tra thu nhập từ hoạt động sinh kế nông nghiệp được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 4.14. Thu nhập trung bình từ nông nghiệp, phi nông nghiệp của các hộ điều tra tại 3 xóm

Đơn vị tính: 1000 đồng/ hộ

Chỉ tiêu Na Quýt Khuôn Thông Na Mấn

Thu nhập từ trồng trọt 8 479 6 380 8 605

Thu nhập từ chăn nuôi 1 189 1 177 7 898

Thu nhập từ lâm nghiệp 1 250 4 350 8 750

Thu nhập từ phi nông nghiệp 6 010 7 950 6 850

Tổng thu nhập 16 928 19 850 32 103

Qua bảng trên ta thấy xóm Na Mấn là xóm có tổng thu nhập cao nhất trong 3 xóm, nguồn thu nhập chính của xóm là trồng trọt cụ thể là việc trồng chè, còn lâm nghiệp thu nhập cao nhất nhưng đó là do 2 năm trở lại đây một số hộ đã bán được các sản phẩm từ lâm nghiệp nhưng để thu được lợi nhuận đó họ phải đợi từ 5-6 năm khi cây đã được thu hoạch, chăn nuôi thu nhập cũng cao nhất 3 xóm là do diện tích đất chăn nuôi lớn, số lượng con nhiều, các hộ cũng chăm sóc rất là chu đáo, trong xóm cũng có 1 trang trại đã xuất được 1 đàn lợn làm cho tổng thu nhập trung bình của xóm tăng. Thu nhập từ phi nông nghiệp là thấp nhất nhưng ổn định nhất là do họ đi làm thuê, làm công nhân. Xóm Khuôn Thông có tổng thu nhập cao thứ 2 nhưng chủ yếu là thu nhập từ phi nông nghiệp, trong các hộ đều có ít nhất 1 người làm phi nông nghiệp như đi làm thuê, làm công nhân. Thu nhập từ trồng trọt cũng chủ yếu là chè do đi làm thuê nhiều nên họ ít chăm sóc cho cây trồng được nên thu nhập từ trồng trọt không cao, còn chăn nuôi do nuôi ít và để cho gia đình hay mang ra chợ bán làm cho thu nhập của chăn nuôi kém. Xóm Na Quýt có tổng thu nhập thấp nhất, thu nhập từ trồng trọt và phi nông nghiệp khá cao do các hộ chủ yếu là hộ hỗn hợp. Diện tích đất chăn nuôi và đất lâm nghiệp nhỏ nên đem lại thu nhập khá ít.

Điều tra sinh kế nông hộ trên địa bàn, đã ước tính được phần nào thu nhập về nông nghiệp và phi nông nghiệp trong địa bàn xã, hoạt động nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi, và đã cho thấy sự không ngừng phát triển trên cơ sở kết hợp đa dạng và chuyên môn hóa sản xuất theo yêu cầu của thị trường. Nhiều hộ nông dân đã tiếp cận được với công nghệ sản xuất tiên tiến và không ngừng vươn lên làm giàu. Tuy nhiên sinh kế hộ vẫn còn phát triển chậm, chưa khai thác hết tiềm năng lợi thế của vùng. Phần lớn các hộ nghèo, cận nghèo, trung bình chủ yếu là hoạt động về nông nghiệp là chính, cơ cấu kinh tế chưa thoát khỏi một nền nông nghiệp độc canh hoặc đa canh manh mún. Năng suất cây trồng, vật nuôi còn thấp, năng suất lao động thấp và nguồn lợi thu được chưa nhiều. Bởi vậy cần đẩy mạnh phát triển hơn nữa về nông nghiệp cả trồng trọt lẫn chăn nuôi, bên cạnh đó là phi nông nghiệp, các

ngành ngoài nông nghiệp, luôn góp phần tạo điều kiện kinh tế lớn hơn với các hộ nông dân trong xã, góp phần xóa đói giảm nghèo.

4.4. Các hoạt động sinh kế của xã Phú Cƣờng, huyện Đại Từ qua phân tích SWOT

4.4.1. Hoạt động trồng trọt

Điểm mạnh

- Diện tích đất nông nghiệp tương đối lớn.

- Địa hình thuộc miền núi mang đặc điểm khí hậu gió, thích hợp cho việc sản xuất nông nghiệp đặc biệt thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp chè, cũng như các loại cây công nghiệp ngắn ngày khác. - Người dân ở đây có truyền thống canh tác lâu đời.

Điểm yếu

-Mặc dù diện tích đất canh tác lớn nhưng chất đất không cao, kém dinh dưỡng. - Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, kỹ thuật canh tác của người dân còn lạc hậu.

- Dụng cụ canh tác còn thô sơ, chưa có sự đầu tư.

- Cây trồng hay bị sâu bệnh.

Cơ hội

- Tranh thủ sự hỗ trợ, đầu tư của các chương trình, dự án như: Chương trình Nghị quyết 30a/CP hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, chương trình 135 hỗ trợ sản xuất...

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng chè. Và vẫn tiếp tục duy trì và phát huy thế mạnh của xã là trồng chè, quy hoạch được vùng tập trung để phát triển sản xuất theo hướng hàng hóasẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Thách thức

- Chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đạt tiêu chuẩn

- Sử lý, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch chưa được bảo đảm, sản phẩm còn nhỏ lẻ, manh mún, mẫu mã chưa được tốt nên việc tìm thị trường tiêu thụ, bao tiêu sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn.

4.4.2. Hoạt động chăn nuôi

Điểm mạnh

- Diện tích đất lớn, bãi chăn thả tự nhiên còn khá nhiều thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu, bò và chăn nuôi dê.

- Người dân có kinh nghiệm chăn nuôi.

Điểm yếu

- Trình độ, kỹ thuật lạc hậu, công cụ thô sơ.

- Là vùng núi cao khí hậu gió mùa nên khi nhiệt độ xuống thấp ảnh hưởng đến chăn nuôi

- Dịch bệnh, thiên tai - Nguồn vốn nghèo nàn.

Cơ hội

- Được sự hỗ trợ của các chương trình dự án đầu tư cho phát triển chăn nuôi, xây dựng quy mô gia trại, trang trại hộ gia đình, trang trại tổng hợp.

Thách thức

- Thị trường tiêu thụ còn gặp nhiều khó khăn, chưa ổn định.

- Đầu vào cao, đầu ra sản phẩm thấp.

4.4.3. Hoạt động lâm nghiệp

Điểm mạnh

- Diện tích đất lâm nghiệp lớn - Đa dạng thực vật rừng

Điểm yếu

- Kỹ thuật canh tác lạc hậu

- Chưa phát huy được tiềm năng lợi thế của địa phương, đất đai xấu cây chậm lớn

Cơ hội

- Tranh thủ sự đầu tư của dự án Bảo vệ và phát triển rừng, trồng rừng phát triển cây lấy gỗ, các lâm sản.

- Mở các xưởng chế biến sản phẩm từ gỗ rừng.

Thách thức

- Thị trường tiêu thụ.

4.5. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động sinh kế bền vững

Từ những kết quả nghiên cứu, phân tích sinh kế tại xã Phú Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Tôi có đề xuất về một số giải pháp phát triển sinh kế sản xuất tại địa bàn miền núi nói chung và tại xã Phú Cường, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên như sau:

* Giải pháp chung

- Giải pháp về đất đai

+ Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đất đai hợp lý phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyên môn hóa tập chung mang tính chất đồng bộ, lâu dài.

+ Thực hiện tốt công tác dồn điền đổi thửa nhằm tạo ra những vùng sản xuất tập trung quy mô lớn, tạo điều kiện cho việc cơ giới hóa trong phát triển sản xuất. Không còn tình trạng sản xuất và đầu tư manh mún, không mang lại hiệu quả.

+ Cần thực hiện triệt để chủ trương đổi mới ruộng đất, thực hiện giao đất giao rừng và chứng nhận quyền sở hữu lâu dài cho hộ nông dân. Có như vậy các hộ nông dân mới yên tâm sản xuất và tập trung đầu tư trên đất đai được giao sử dụng lâu dài của mình.

- Giải pháp về vốn

+ Cho vay đúng đối tượng: những đối tượng đó phải có nhu cầu thực sự để phát triển sản xuất, kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt ưu tiên cho nhóm hộ nghèo.

+ Áp dụng những hình thức thế chấp và lãi suất phù hợp: Đối với các hộ không nghèo cần có tài sản thế chấp hoặc vật tư đảm bảo một cách phù hợp, đối với nhóm hộ nghèo, cận nghèo cần thực hiện chế độ tín dụng tài trợ, sử dụng hình thức cho vay thông qua các cơ sở quần chúng như hội Phụ nữ, hội Nông dân… và cần có sự ưu đãi về lãi suất cho các hộ nông dân trong nhóm này.

với các hộ nông dân của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn. Củng cố và phát triển các hợp tác xã tín dụng, tăng cường vốn vay dài hạn và trung hạn thông qua các chương trình phát triển kinh tế.

+ Cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ các hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, với một mức vốn vay cụ thể đối với từng loại hộ mới mang lại hiệu quả tối ưu.

+ Phải ưu tiên vốn cho phát triển một cách có trọng điểm, căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và kế hoạch dài hạn của địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế của người dân xã phú cường, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 52)