Thực trạng kết cấu hạ tầng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế của người dân xã phú cường, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 38)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1.3. Thực trạng kết cấu hạ tầng

* Giao thông:

Toàn xã có 60,29 km đường giao thông, trong đó:

- Quốc lộ ĐT-264 chạy qua xã có chiều dài 8,5 km đã được nâng cấp và mở rộng.

- Ngoài ra đường trục xã, liên xã có tổng chiều dài 6,5 km, đã được bê tông hóa đạt 100%, hiện tại có 1,5 km đã xuống cấp cần được đầu tư xây dựng.

- Đường trục thôn, nhiều tuyến với tổng chiều dài 32,29 km, đã bê tông hóa rộng từ 2,5 - 3 m.

- Đường làng ngõ xóm chưa được bê tông hóa (đường đất còn lại 13 km chưa được bê tông hóa đường đất, đường cấp phối cần được đầu tư làm mới).

* Hệ thống thủy lợi

- Kênh mương: Đến hết năm 2016, hệ thống kênh mương của xã có tổng chiều dài là 33 522 km, trong đó đã kiên cố hóa được 14 235 km, còn lại là 19 287 km là mương đất. Nhìn chung hệ thống thủy lợi của xã chỉ mới đáp ứng được cơ bản yêu cầu về nước tưới cho cây lúa và một lượng nhỏ phục vụ cho cây màu, còn lại hầu hết diện tích chè của xã là chưa có hệ thống thủy lợi để phục vụ tưới.

- Các công trình thủy lợi: Trên địa bàn xã có 04 trạm bơm điện (trạm Khuân Thông và trạm Na Mấn, Đèo, Bán Luông), 03 đập xây (Đập Vai Cái và Đập Đồng Râm, Đập xóm Văn Cường 3), 01 hồ (Hồ Ao Sen) được xây dựng cơ bản, 09 hồ đã xuống cấp cần được tu bổ nâng cấp, tưới cho sản xuất nông nghiệp.

* Hệ thống cấp điện

- Hiện tại 100% số hộ gia đình trong xã được sử dụng điện lưới quốc gia. - Toàn xã có 5 trạm biến áp, tổng công suất 650 KVA. Hệ thống điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.

- Tuyến dây cao áp có tổng chiều dài 5.500 m; tuyến vào trạm Chiềng 560 m, tuyến vào trạm Văn Cường 3 là 600 m, tuyến vào trạm Văn Cường 2 là 1 100m, tuyến và trạm xóm Đèo là 670 m.

- Đường hạ thế có tổng chiều dài 3 pha (28,77 km, xuống cấp 6,26 km), 1 pha (8,94 km, xuống cấp 2,65 km).

Nguồn điện cung cấp cho sinh hoạt của nhân dân trong xã đã cơ bản đáp ứng. Sản xuất phát triển thì công suất các trạm biến áp hiện tại vẫn chưa đủ để phục vụ cho sản xuất và chế biến nông sản. Mặt khác một số tuyến đường dây hạ thế xây dựng đã lâu, chắp nối nhiều theo sự phát triển tự phát của phụ tải nên gây tổn thất điện áp lớn.

* Hệ thống cấp nước

- Cấp nước sinh hoạt: Hiện tại xã Phú Cường chưa có hệ thống cung cấp nước sạch. Trong xã các hộ dùng nước giếng là chủ yếu và nước giếng khoan.

- Cấp nước tưới nông nghiệp: Hiện nay trong địa bàn xã hệ thống nước tưới được lấy từ các hồ, vai, đập theo mương để tưới.

* Hệ thống trường học

- Trường mầm non: Tổng diện tích khu đất là 5500 m2 (Diện tích mở rộng do xây dựng kè và chuyển đất trạm y tế sang), diện tích xây dựng 2500 m2 gồm 6 phòng học và 5 phòng chức năng. Đang xây dựng nhà 6 phòng 2 tầng. Trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I, tuy nhiên thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập còn thiếu.

- Trường tiểu học: Tổng diện tích khu đất là 10000 m2. Trường được xây với diện tích 1061 m2 gồm 12 phòng học và 3 phòng chức năng đạt chuẩn Quốc gia mức độ I. Còn thiếu nhà tầng, phòng chức năng, chưa có nhà 02 tầng.

- Trường trung học: Tổng diện tích khu đất là 6260 m2, diện tích xây dựng 725 m2, tại xóm Na Quýt: Gồm 8 phòng học và 6 phòng chức năng, các phòng đã xuống cấp. Hiện nay trường chưa đạt chuẩn quốc gia, Còn thiếu nhà tầng, phòng chức năng.

* Chợ

Nằm ở trung tâm xã, bám trục đường tỉnh ĐT - 264, diện tích 5bb974m2, hàng hóa mua bán đa dạng, chợ có lượng tiêu thụ chè khô lớn của nhân dân trong ngoài xã. Cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng, chợ đã đạt chuẩn NTM.

* Bưu điện

Điểm bưu điện xã được bố trí ở xóm Bán Luông với tổng diện tích khuôn viên là 213 m2, trong đó diện tích xây dựng là 100 m2

. Gồm 2 phòng, hiện nay cơ sở vật chất còn thiếu, cần đầu tư, đã có internet đến các xóm.

* Trạm y tế

Trạm y tế đã xây mới tại vị trí đất trụ sở UBND xã cũ tại xóm Bán Luông với diện tích khuôn viên là 1193 m2, trong đó diện tích xây dựng là 209,71 m2, có vườn thuốc nam 154 m2

.

* Hệ thống thoát nước

Trên địa bàn xã chưa xây dựng được hệ thống thoát nước thải. Hiện tại hệ thống thoát nước của xã Phú Cường chủ yếu là tự chảy vào khu vực đồng ruộng, ao hồ sẵn có theo hệ thống kênh mương thủy lợi và theo địa hình tự nhiên.

* Nghĩa trang

- Nghĩa trang liệt sỹ được xây dựng năm 2006 tại xóm Khuôn Thông với diện tích 426 m2, cần mở rộng thêm diện tích và nâng cấp theo chuẩn nông thôn mới.

- Nghĩa trang nhân dân: Hiện tại nghĩa trang nhân dân toàn xã có tổng diện tích là 9,45 ha. Toàn bộ được đặt ở các vị trí sườn đồi tại các xóm. Hầu hết các nghĩa trang đều chưa được quy hoạch.

* Rác thải

Hiện nay, xã chưa có địa điểm thu gom và nơi tập kết xe thu gom rác thải. Các xóm đã có nơi thu gom vỏ bao bì nông dược (mỗi xóm có 01 -02 chỗ), rác thải. Xóm Văn Cường 3 đã xây dựng được 24 khu thu gom và xử lý thô rác thải nông dược rác. Hầu hết các hộ gia đình tự xử lý bằng hình thức tự phân loại rác và đốt, chôn lấp trong vườn nhà. Vì vậy trong thời gian tới, cần phải xây dựng khu để xe thu gom rác thải.

4.2. Thông tin chung về các hộ đƣợc điều tra tại xã Phú Cƣờng

Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động sinh kế của cộng đồng địa phương. Qua tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ với tổng số hộ điều tra là 60 hộ tại 3 xóm Na Mấn, Na Quýt, Khuôn Thông, mỗi xóm điều tra 20 hộ.

Thông tin về hộ được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 4.6. Các thông tin cơ bản về các hộ đƣợc điều tra năm 2017

Phân loại hộ Na Quýt Khuôn Thông Na Mấn Tổng số SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Tổng số hộ điều tra 20 100 20 100 20 100 60 100 1.Giới tính - Nam 15 75,00 17 85,00 18 90,00 50 83,33 - Nữ 5 25,00 3 15,00 2 10,00 10 16,67 2. Dân tộc -Kinh 4 20,00 7 35,00 13 65,00 24 40,00 - Tày 5 25,00 12 60,00 6 30,00 23 38,33 - Cao Lan 1 5,00 0 0 0 0 1 1,67 - Sán Chí 10 50,00 0 0 1 5,00 11 18,33 - Nùng 0 0 1 5,00 0 0 1 1,67 3.Trình độ văn hóa - Không đi học 0 0 0 0 1 5,00 1 1,67 - Cấp 1 5 25,00 3 15,00 4 20,00 12 20,00 - Cấp 2 13 65,00 15 75,00 14 70,00 42 70,00 - Cấp 3 2 10,00 2 10,00 1 5,00 5 8,33 4.Theo ngành nghề - Hộ thuần nông 8 40,00 7 35,00 9 45,00 24 40,00 - Hộ hỗn hợp 11 55,00 11 55,00 10 50,00 32 53,33 - Hộ phi nông nghiệp 1 5,00 2 10,00 1 5,00 4 6,67 5.Phân loại kinh tế hộ

- Hộkhá 1 5,00 5 25,00 6 30,00 12 20,00 - Hộ trung bình 18 90,00 15 75,00 14 70,00 47 78,33 -Hộ cận nghèo 1 5,00 0 0 0 0 1 1,67

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2017)

Thứ nhất, về giới tính của chủ hộ thì đa phần chủ hộ là nam giới cụ thể trong 60 hộ điều tra thì có 50 hộ chủ hộ là nam giới chiếm 83,33%, có 10 hộ chủ hộ là nữ giới chiếm 16,67%.

Thứ hai, về dân tộc, qua bảng trên ta thấy thành phần dân tộc chủ yếu là dân tộc Kinh, Tày và Sán Chí là chiếm đa số, dân tộc Cao Lan và Nùng là rất ít. Nếu phân theo cấu trúc dân tộc trong tổng số 60 hộ điều tra thì dân tộc

Kinh chiếm đại đa số có tới 24/60 hộ điều tra chiếm 40%, đứng sau là dân tộc Tày có số lượng đông đứng thứ hai có 23/60 hộ điều tra chiếm 38,33%, dân tộc Sán Chí có 11/60 hộ điều tra chiếm 18,33%, dân tộc Cao Lan có 1/60 hộ chiếm 1,67%, dân tộc Nùng có 1/60 hộ chiếm 1,67%. Các dân tộc trên địa bàn có mối quan hệ rất thân thiết, gần gũi nhau và mang lại sự phong phú về tập quán cũng như lối sống trên địa bàn.

Thứ ba, về trình độ văn hóa của chủ hộ, qua bảng số liệu trên ta thấy trình độ văn hóa của chủ hộ phần lớn là học hết cấp 2 chiếm 70%, chủ hộ học hết cấp 1 chiếm 20% và chủ hộ học đến cấp 3 là 8,33% con số này khá khiêm tốn, một phần nhỏ chủ hộ không đi học chiếm 1,67% do từ xưa gia đình không có điều kiện cho đi học và cũng bị ảnh hưởng một phần do chiến tranh gây ra. Vì vậy việc nâng cao trình độ văn hóa thông qua các lớp tập huấn, lớp dạy nghề ngắn hạn là một việc làm cần thiết để thực hiện công cuộc tạo công ăn việc làm cho người dân.

Thứ tư, về ngành nghề của các hộ điều tra, qua bảng trên ta thấy trong 60 hộ điều tra thì có 32/60 hộ là hộ hỗn hợp chiếm đa số với 53,33%, 24/60 hộ thuần nông chiếm 40% và 4/60 hộ phi nông nghiệp chiếm 6,67%. Qua số liệu điều tra thì đa số các hộ đều vừa làm nông vừa đi làm thuê, làm công nhân để tăng thêm thu nhập cho gia đình.

Thứ năm, về phân loại hộ điều tra: qua bảng trên cho ta thấy đa số đều là hộ trung bình có 47/60 hộ chiếm 78,33%, có 12/60 hộ là hộ khá chiếm 20% và 1/60 hộ cận nghèo chiếm 1,67%. Qua trên ta thấy rằng đời sống của nhân dân xã đang dần được cải thiện, và thu nhập của họ cũng đang được tăng lên do có sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như công sức của các thành viên trong gia đình.

4.2.1. Nguồn lực con người của nhóm hộ điều tra

Xã Phú Cường là nơi tập trung đông dân cư với mật độ dân số cao và nguồn lao động phong phú. Theo số liệu thống kê năm 2016 trên địa bàn xã

có 1363 hộ với tổng số nhân khẩu là 5200 người, số nhân khẩu trong độ tuổi lao động là 3129 lao động.

Bảng 4.7. Lao động và nhân khẩu của nhóm hộ năm 2017

Chỉ tiêu ĐVT Na Quýt Khuôn Thông Na Mấn

1.Phân theo nhân khẩu

-Hộ có 1 nhân khẩu Hộ 0 1 0

- Hộ có 2 nhân khẩu Hộ 3 3 2

- Hộ có 3-4 nhân khẩu Hộ 10 11 13

- Hộ có 5-6 nhân khẩu Hộ 6 5 4

- Hộ có > 6 nhân khẩu Hộ 1 0 1

2.Phân theo lao động

-1-2 LĐ Lao động 13 14 9

- 3 LĐ Lao động 3 3 6

- 4 LĐ trở lên Lao động 4 3 5

3.Một số chỉ tiêu bình quân

- Bình quân số nhân khẩu Người/hộ 4,15 3,85 4,05

- Số lao động BQ/hộ Lao động/hộ 2,55 2,35 2,75

4.Độ tuổi bình quân/hộ Tuổi 52,25 50,05 56

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu đều tra năm 2017)

Qua bảng số liệu đã tổng hợp được ta thấy đa số các hộ có số nhân khẩu từ 2 đến 5 nhân khẩu. Đây cũng là đặc điểm chung của các hộ thuộc vùng nông thôn trong cả nước. Các hộ có số lao động bình quân từ 2,35 đến 2,75 tại ba xóm nghiên cứu. Bình quân số nhân khẩu của các hộ khoảng 4 người/hộ.

Độ tuổi bình quân của chủ hộ khá cao là từ 50 đến 56 tuổi, trong đó tuổi bình quân của chủ hộ xóm Na Mấn là cao nhất với 56 tuổi, xóm Khuôn Thông là thấp nhất 50,05 tuổi, nhưng nhìn chung chủ hộ vẫn nằm trong độ tuổi lao động, điều này có ý nghĩa trong việc tuyên truyền những thông tin và kỹ thuật canh tác tới các hộ gia đình. Đây là một điểm quan trọng để đưa ra định hướng phát triển và cải thiện sinh kế cho người dân. Rất cần nhiều hơn nữa những lớp tập huấn để người dân có thể tham gia học tập, trao đổi kinh nghiệm về chăn

nuôi, trồng trọt.Số nhân khẩu cũng ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập bình quân đầu người của họ, nhân khẩu càng cao thì thu nhập càng giảm.

Nguồn vốn con người là yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một chiến lược sinh kế hiệu quả và phát triển lâu dài. Nguồn vốn này nếu được trau dồi và chú trọng thì trong tương lai có thể khắc phục được những hạn chế của các yếu tố như tài chính, vật chất, xã hội...ngược lại một khi nguồn lực con người không được chú trọng ngày càng hạn hẹp thì sẽ là bức tường cản trở gây nên khó khăn trong đời sống của người dân.

4.2.2. Nguồn lực xã hội

Quá trình xã hội hóa được thể hiện qua sự tương tác hàng ngày trong lao động sản xuất cũng như các quá trình khác diễn da trong đời sống của người dân, con người sống và cùng tồn tại trong xã hội, trực tiếp tham gia vào mạng lưới xã hội. Dĩ nhiên sự tác động từ phía xã hội cũng là một yếu tố quyết định tới các hoạt động sinh kế của chính họ.

Các hộ được tham gia họp bàn/trao đổi ý kiến tại địa phương song mức độ tham gia của các nhóm hộ lại không giống nhau, có những hộ rất tích cực đi họp bàn nhưng có những hộ không tham gia các cuộc họp ở địa phương đa phần là những hộ trẻ do bận đi làm nên ít tham gia. Các thông tin về phát triển kinh tế xã hội tại địa phương được chuyển tới hộ thông qua những cuộc họp hoặc phát thanh trên loa của thôn.Tham gia của hộ trong các tổ chức tại địa phương thể hiện mối quan hệ hợp tác và mức độ tin cậy của hộ với các tổ chức đó, đồng thời, thể hiện quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng.

Qua khảo sát và điều tra nhìn chung, quan hệ xã hội, cộng đồng của các hộ gia đình trong xóm khá tốt, với quan hệ dòng họ, buôn làng, tôn giáo, dân tộc khá mật thiết. Tất cả các hộ trong xóm đều được cán bộ khuyến nông, khuyến công chủ động giúp đỡ, và nhận được đầy đủ thông báo, thông tin như: thông tin đường lối, chính sách, thông tin sản xuất,… Các dịch vụ xã hội đều được nhận đầy đủ, sẵn sàng đóng góp và giúp đỡ xây dựng cơ sở hạ tầng

để nâng cao chất lượng cuộc sống hơn. tạo ra một cuộc sống thoải mái và chất lượng, làm cho tinh thần lao động của người dân cũng tăng cao.

4.2.3. Nguồn lực tự nhiên

Đất canh tác là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được, đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp. Do sinh kế của người dân trên địa bàn nghiên cứu đa phần là hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đất canh tác ảnh hưởng rất lớn tới sinh kế của các hông nông dân, quyết định các loại hình sinh kế khác nhau của họ.Bởi vậy phân tích ảnh hưởng của yếu tố đất canh tác đến sinh kế của người dân trên địa bàn nghiên cứu là rất cần thiết, được thể hiện qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 4.8. Diện tích đất canh tác và đất rừng theo xóm và nhóm hộ

ĐVT: ha/ hộ

1. Diện tích đất canh tác

Xóm Khá Trung bình Cận nghèo Diện tích bình quân Na Quýt 0,56 0,27 0,21 0,34 Khuôn Thông 0,39 0,22 0 0,20 Na Mấn 0,45 0,32 0 0,25 Diện tích bình quân 0,47 0,27 0,07 0,26 2. Diện tích đất rừng Na Quýt 0,20 0,16 0 0,12 Khuôn Thông 0,64 0,19 0 0,27 Na Mấn 0,10 0,51 0 0,20 Diện tích bình quân theo nhóm hộ 0,31 0,28 0 0,20

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế của người dân xã phú cường, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)