PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
* Vị trí địa lý
Xã Phú Cường là một xã miền núi, cách trung tâm huyện Đại Từ 15 km. Nằm phía Tây- Tây Bắc, có tổng diện tích tự nhiên là: 1674,91 ha. Gồm 10 xóm và 8 dân tộc anh em cùng chung sống. Có ranh giới hành chính tiếp giáp cụ thể như sau:
- Phía Bắc giáp: Xã Minh Tiến. - Phía Nam giáp: Xã Phú Thịnh.
- Phía Tây giáp: Xã Nam Mao + Xã Yên Lãng. - Phía Đông giáp: Xã Phú Lạc + Xã Đức Lương.
* Đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 1674,91 ha, trong đó: - Đất nông nghiệp: 1463,49 ha chiếm 87,38%.
- Đất phi nông nghiệp: 200,00 ha chiếm 11,94%. - Đất chưa sử dụng: 11,42 ha chiếm 0,68%.
Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Phú Cƣờng năm 2016
Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 1674,91 100
Đất trồng lúa nước 236,26 14,11
Đất trồng cây hàng năm 32,88 1,96
Đất trồng cây lâu năm 454,51 27,14
Đất rừng phòng hộ 56,0 3,34 Đất rừng sản xuất 642,0 38,33 Đất nuôi trồng thủy sản 41,83 2,49 Đất ở 55,69 3,32 Đất trụ sở, cơ quan (Trụ sở xã, trạm y tế, trường học) 3,58 0,21 Đất sản xuất 0,42 0,025
Đất cho hoạt động khoáng sản 7,9 0,47
Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,06 0,063
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 9,45 0,56
Đất có mặt nước chuyên dùng 19,48 1,16
Đất phát triển hạ tầng 74,87 4,47
Đất phi nông nghiệp khác 35,55 2,12
Đất chưa sử dụng 11,42 0,68
(Nguồn: Ban Địa chính xã Phú Cường năm 2016)
* Địa hình, địa mạo
Địa hình của xã Phú Cường có địa hình các đồi núi có độ dốc thấp và bị chia cắt bởi hệ thống sông suối và khe rạch, địa hình dốc dần từ Bắc xuống Nam, độ cao trung bình khoảng 120 m, phía đông bắc là những dãy núi có độ cao trung bình 150 - 200 m tuy nhiên lớp che phủ thực vật kém do độ dốc lên hiện tượng xói mòn rửa trôi diễn ra phổ biến. Xen kẽ giữa núi, đồi là những dải ruộng nhỏ hẹp đây là những cánh đồng có diện tích nhỏ là nơi nhân dân
trong xã sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, những khu dân cư tồn tại từ lâu với tính chất tiện canh, tiện cư, rất khó khăn trong việc xây dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
* Khí hậu
Xã Phú Cường là một xã có đặc điểm chung của khí hậu miền núi phía Bắc mang tĩnh chất đặc thù của vùng nhiệt đới gió mùa, hàng năm được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
- Mùa khô (hanh, khô), từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, mùa này thời tiết lạnh nhiệt độ trung bình là 18,50C, có những đợt gió mùa Đông Bắc cách nhau từ 7 đến 10 ngày, lượng mưa ít thiếu nước cho cây trồng vụ Đông.
- Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 đặc điểm mùa này là mưa nhiều tập trung vào tháng 6,7,8 chiếm 70% lượng mưa của cả năm, thường gây ngập úng ở một số nơi trên địa bàn xã, ảnh hưởng đến sản xuất của bà con nông dân. Nhiệt độ trung bình ngày mưa là 280C, mùa này có gió mùa Đông nam thịnh hành.
* Thủy văn
Hệ thống thủy văn của xã Phú Cường có sông Công chạy dọc chiều dài xã bắt nguồn từ huyện Định Hóa chảy về xã Minh Tiến chạy dài có chiều dài 7,0 Km, ngoài ra còn có các suối nhỏ nằm ở đầu nguồn, các ao, hồ, đập và các vai chắn để giữ nước, nằm rải rác khắp địa bàn xã là nguồn nước dự trữ nước chính phục vụ cho sinh hoạt và phục vụ và phục vụ tưới tiêu trong sản xuất. Toàn xã có 41,43 ha đất ao hồ, đầm và 34,38 ha đất sông suối, mặc nước chuyên dùng.
Do địa hình đồi núi và mưa nhiều tập trung vào các tháng 5 đến tháng 10 làm cho chế độ dòng chảy thay đổi đột ngột gây nên hiện tượng xói mòn, sạt lở dẫn đến tắc nghẽn dòng chảy và bồi đắp một phần diện tích ruộng, có nơi úng ngập gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.
Nguồn nước ngầm: Độ sâu từ 7 - 10 m là nguồn nước ngầm rất quý hiếm đã được nhân dân khai thác bằng phương pháp khoan và đào giếng để phục vụ ăn uống, sinh hoạt phục vụ hằng ngày của nhân dân trong toàn xã. Do điều kiện về kinh tế xã hội, kĩ thuật nên việc khai thác nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của thị xã còn hạn chế, hiện tại việc khai thác nước ngầm chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
* Tài nguyên rừng
Diện tích rừng của xã Phú Cường chiếm diện tích nhỏ với diện tích 698,0 ha. Trong đó: đất rừng phòng hộ chiếm diện tích: 56 ha, rừng trồng sản xuất diện tích: 642,0 ha. Những năm trước đây bị khai thác, chặt phá bừa bãi dẫn dến rừng bị nghèo kiệt, các loại gỗ quý còn lại không đáng kể. Những năm gần đây được sự quan tâm của các cấp các ngành rừng được bảo vệ, khôi phục và chăm sóc thông qua các chính sách phủ xanh đất trống đồi núi trọc của nhà nước điển hình là chương trình trồng rừng 327- CT, hiện nay rừng trồng của xã chủ yếu là rừng trồng sản xuất diện tích rừng ngày một tăng cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu cây trồng rất đa dạng và phong phú, môi trường ngày được bảo vệ tốt, hạn chế được nhiều quá trình xói mòn rửa trôi trong khi mưa lũ. Đây là nguồn tài nguyên quan trọng hàng cung cấp gỗ, củi và nguyên vật liệu cho xây dựng cơ bản trong nhân dân trong xã.
Cho đến thời điểm năm 2014 rừng của xã đã và đang phát triển góp phần bảo vệ sinh thái, giữ nước đầu nguồn, cải thiện cảnh quan đồi núi. Do rừng được khôi phục đã tạo điều kiện cho các thảm thực vật quan trọng phát triển trở lại làm đa dạng sự phát triển của thiên nhiên.
* Thực vật
Xã Phú Cường có hệ thống thực phủ chủ yếu là chè, rừng trồng keo, hoa màu, rau và lúa. Đối với vùng đất nông nghiệp mức độ che khuất tương đối lớn do hệ thống thực vật nằm dọc theo kênh mương, giao thông nội đồng và sườn đồi.