Diện tích đất canh tác và đất rừng theo xóm và nhóm hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế của người dân xã phú cường, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 48)

ĐVT: ha/ hộ

1. Diện tích đất canh tác

Xóm Khá Trung bình Cận nghèo Diện tích bình quân Na Quýt 0,56 0,27 0,21 0,34 Khuôn Thông 0,39 0,22 0 0,20 Na Mấn 0,45 0,32 0 0,25 Diện tích bình quân 0,47 0,27 0,07 0,26 2. Diện tích đất rừng Na Quýt 0,20 0,16 0 0,12 Khuôn Thông 0,64 0,19 0 0,27 Na Mấn 0,10 0,51 0 0,20 Diện tích bình quân theo nhóm hộ 0,31 0,28 0 0,20

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2017)

Từ bảng số liệu 4.7 trên, ta thấy diện tích đất canh tác trung bình của các hộ được điều tra là tương đối nhỏ: 0,26 ha/hộ. Trong 3 xóm điều tra thì xóm Na Quýt là xóm có diện tích đất canh tác lớn nhất là 0,34 ha/hộ. Xóm có

diện tích canh tác đứng thứ hai là Na Mấn với 0,25 ha/hộ. Và xóm có diện tích thấp nhất là Khuôn Thông chỉ 0,20ha/hộ.

Nếu xét theo nhóm hộ thì ta có thể thấy, nhóm hộ cận nghèo có diện tích đất canh tác ít nhất chỉ có 0,07 ha/hộ, nhóm hộ có diện tích đất canh tác nhiều nhất là nhóm hộ khá với 0,41 ha/hộ và bình quân diện tích canh tác của nhóm hộ trung bình là 0,27 ha/hộ.

Diện tích đất canh tác là một trong những nguyên nhân kìm hãm phát triển sản xuất nông nghiệp, nhất là trong giai đoạn Nhà nước ta xây dựng mục tiêu đưa nền nông nghiệp quy mô nhỏ lẻ manh mún thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa, áp dụng dự án dồn điền đổi thửa nhằm đưa khoa học - kĩ thuật vào trong sản xuất. Để cải thiện sinh kế cho các nhóm, đặc biệt là nhóm hộ nghèo thì việc thiếu đất canh tác là một hạn chế rất lớn. Do vậy nên có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất canh tác cho người dân với các yếu tố đầu vào cần ít chi phí và rủi ro.

Ngoài diện tích đất canh tác như đã phân tích ở trên, các hộ dân ở xã Phú Cường còn có thêm diện tích đất rừng được nhà nước giao khoán khoanh nuôi và bảo vệ. Qua bảng số liệu trên cho ta thấy diện tích đất rừng của mỗi hộ cũng không nhiều trung bình 0,20 ha/hộ. Trong 3 xóm điều tra thì xóm Khuôn Thông là xóm có diện tích đất rừng lớn nhất là 0.27 ha/hộ. Na Quýt là xóm có diện tích rừng thấp nhất chỉ có 0,12 ha/hộ. Nhóm hộ được giao diện tích rừng nhiều nhất là nhóm hộ khá với 0,31 ha/hộ, nhóm hộ trung bình có diện tích đất rừng nhiều thứ 2 với 0,28 ha/hộ, còn hộ cận nghèo thì theo số liệu điều tra hộ đó không có đất trồng rừng.

Phú Cường là một xã miền núi của huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi đất đỏ, diện tích đất rừng ở đây khá khiêm tốn do vậy qua điều tra các hộ điều tra cho biết họ coi nguồn lợi lâm nghiệp như là một kế sinh nhai của mình vì vậy họ quyết tâm giữ và bảo vệ rừng rất tốt.

- Chất lượng đất ngày càng xấu đi, do người dân chưa biết kỹ thuật canh tác và kỹ thuật cải tạo đất.

- Đất sản xuất còn manh mún, phân bố không đồng đều do vậy khó áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, địa hình chủ yếu là đồi núi nên diện tích đất sản xuất còn ít chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân.

- Mục đích sử dụng đất chưa hợp lý.

Những vấn đề tồn tại kể trên nếu được quan tâm và giải quyết, sẽ góp phần vào việc phát triển hoạt động sinh kế của nông dân.

Bên cạnh đó nguồn nước cũng là nguồn lực tự nhiên quan trọng. Tất cả người dân trong xã đề được sử dụng nguồn nước sạch. Ngoài nguồn nước để phục vụ sinh hoạt cho người dân đầy đủ, thì nguồn nước để phục vụ tưới tiêu cũng như phục vụ cho hoạt động sản xuất đáp ứng được nhu cầu của bà con. Với vị trí tiếp giáp với sông Công, ngoài ra còn có các suối nhỏ nằm ở đầu nguồn, các ao, hồ, đập và các vai chắn để giữ nước, nằm rải rác khắp địa bàn xã là nguồn nước dự trữ nước chính phục vụ cho sinh hoạt và phục vụ và phục vụ tưới tiêu trong sản xuất.

Như vậy nguồn tài nguyên thiên nhiên của xã rất đầy đủ, chính điều này tạo điều diện thuận lợi cho các hoạt động sinh kế của người dân. Người dân ở đây có đủ diện tích đất để trông trọt, chăn nuôi, rất dồi dào về nguồn nước phục vụ cho sản xuất và các hoạt động sinh kế dựa và ngành nông nghiệp.

4.2.4. Nguồn lực vật chất

Phương tiện sản xuất là tài sản chủ yếu để các hộ tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Mục tiêu chung là giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Vì vậy, việc đầu tư trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các hộ gia đình.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sinh kế của người dân xã phú cường, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 48)