ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại rừng sản xuất giao cho hộ gia đình trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 28 - 30)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Điều kiện tự nhiên

a) Vị trí địa lý

Định Hoá là huyện miền núi, nằm phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, có tọa độ địa lý:

Vĩ độ Bắc từ 24005’ đến 24040’. Kinh độ Đông từ 185005’ đế 185080’.

Huyện Định Hóa cách thành phố Thái Nguyên 50 km theo quốc lộ 3 và Quốc lộ 3C có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc: Giáp huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn).

- Phía Nam: Giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên). - Phía Đông: Giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn).

- Phía Tây: Giáp huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang).

Diện tích tự nhiên của huyện Định Hóa là 51.351,9 ha trong đó: Đất nông nghiệp là 47.703,5 ha; Đất phi nông nghiệp là 3.333,3 ha; Đất chưa sử dụng là 315,1 ha.

b) Địa hình, địa mạo

Địa hình đa dạng và phức tạp chủ yếu là vùng núi cao, có độ dốc lớn, địa hình hiểm trở, độ chia cắt mạnh. Những vùng đất tương đối bằng phẳng thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, phân tán dọc theo các khe, ven sông, suối hoặc các thung lũng đá vôi.

Với đặc điểm địa hình thấp dần về phía Nam và quá trình sản xuất, huyện Định Hoá chia thành 3 tiểu vùng:

- Tiểu vùng 1 (vùng phía Bắc gồm 8 xã): Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Bảo Linh, Kim Sơn, Kim Phượng và Tân Dương, vùng này đặc trưng

là núi cao, đất lâm nghiệp chiếm ưu thế do đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở đây phân bố khá phân tán.

- Tiểu vùng 2 (vùng trung tâm gồm 7 xã): Phúc Chu, Thị trấn Chợ Chu, Định Biên, Đồng Thịnh, Bảo Cường, Phượng Tiến, Trung Hội, với địa hình khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, đây là vùng sản xuất lúa trọng điểm của huyện. Vùng này có xen lẫn núi đá vôi.

- Tiểu vùng 3 (vùng phía Nam gồm 9 xã): Thanh Định, Bình Yên, Trung Lương, Điềm Mặc, Phú Tiến, Phú Đình, Sơn Phú, Bộc Nhiêu, Bình Thành, vùng này chủ yếu là đất đồi gò xen kẽ, là vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp của huyện (cây chè).

2.1.1. Khí hậu, thuỷ văn

Khí hậu mang tính chất nhiệt đới giỏ mùa, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. số ngày mưa trung bình hàng năm là 137 ngày, lượng mưa trung bình 1.700mm/năm, chủ yếu tập trung trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Tất cả sông suối ở huyện đều cỏ chế độ lũ vào mùa hè, ừong đó lũ tập trung vào tháng 7 và tháng 8. Lưu lượng dòng chảy cao nhất đạt được vào khoảng tháng 7 và tháng 8, nhỏ nhất vào tháng 3. Tại các vùng núi thấp, modul dòng chảy là 20 - 30 lít/s.

Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,5°c, nhiệt độ cao tuyệt đối 39,5°c (tháng 6), và thấp tuyệt đối 3°c (tháng 01). Mùa khô thường có sương muối và rét đậm kéo dài, đặc biệt là từ tháng 11 năm trước đến tháng 01 năm sau, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng và vật nuôi. Nhìn chung, chế độ nhiệt thích họp với các loại cây lâm nghiệp như: Keo lai, Mỡ, Trám,...

Độ ẩm tương đối cao trung bình 80,7%, số giờ nắng trong năm trung bình 1.360 giờ, lượng nước bốc hơi hàng năm khoảng 980mm.

Huyện Định Hỏa nằm trong vùng có chế độ gió mùa, mùa hè cỏ gió đông và mùa đông có giỏ bắc, tốc độ gió trung bình khoảng l,8m/s, trong các tháng mùa mưa thường cỏ gió mạnh, gió giật.

2.1.2. Đặc điểm địa hình

Địa hình của huyện Định Hoá khá phức tạp, phân làm hai vùng: phía Bắc thuộc vùng núi cao, các dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có độ dốc khá lớn, trong đó dãy núi đá vôi có độ cao từ 200 - 400m so với mặt nước biến, mộng đất ít; phía Nam là vùng núi thấp, có độ cao từ 50- 200m, độ dốc nhỏ hơn, còn nhiều rừng tự nhiên và những cánh đồng rộng, đất đai phì nhiêu. Vùng núi cao gồm các xã: Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh và Bảo Linh.

Vùng núi thấp gồm các xã: Tân Dương, Đồng Thịnh, Định Biên, Tmng Hội, Phượng Tiến, Bảo Cường, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Trung Lương, Bình Yên, Sơn Phú, Bình Thành, Điềm Mặc, Phú Đình, Thanh Định, Kim Sơn, Kim Phượng, Phúc Chu và thị trấn Chợ Chu. Sông, suối ở huyện Định Hoá có nhiều nhưng nhỏ, không có giá trị giao thông đường thuỷ, song được phân bố đều trên địa bàn nên đã đóng vai trò quan trọng trong việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại rừng sản xuất giao cho hộ gia đình trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 28 - 30)