Hiện trạng đất đai và tài nguyên Rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại rừng sản xuất giao cho hộ gia đình trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 32)

2.1.3 .Tài nguyên đất đai

2.1.4. Hiện trạng đất đai và tài nguyên Rừng

2.1.4.1. Hiện trạng đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 52.272,23ha, trong đỏ điện tích đất Lâm Nghiệp 31.288,00 ha, chiếm 59,9 % diện tích đất tự nhiên .Trong tổng số 24.791,9ha đất có rừng thì diện tích rừng tự nhiên là 17.150,1 ha (chiếm 69,1 % diện tích đất có rừng) và diện tích rừng trồng là 7.641,8 ha (chiếm 30,8 diện tích đất có rừng). Diện tích đất chưa có ràng quy hoạch cho lâm nghiệp là 6.491,6ha. Qua đây chúng ta có thể thấy mảng rừng sản xuất ở Định Hóa cũng khá phát triển, Diện tích đất trống còn nhiều và đây cũng là cơ hội và tiềm năng cho phát trien rừng, trong đó có rừng trồng sản xuất.

Diện tích tự nhiên (ha) Rừng tự nhiên (ha) Rừngtrồng ( ha) Đất không rừng cho lâm nghiệp

(ha) Độ che phủ rừng ( ha) (%) 1. Bảo linh 2.760,00 806,72 808,2 126,2 58,5 2. Phủ tiến 1.478,68 779,3 128,6 85,6 61,4 3. Kim Sơn 920,00 245,8 126,15 103,5 40,3 4. Phúc Chu 1.350,00 391,9 133,06 41.9 38,9 5. Trung Hội 1.258,15 479,4 29,1 52,6 40,4 6.Trung Lương 1.360,00 466,3 75,1 97,2 39,8 7. Bình Yên 745,00 151,0 0 0 20,3 8. Điềm Mạc 1.727,00 530,1 328,0 145,0 49,7 9. Phú Đình 2.990,00 1.057,9 250,09 150,1 43,7 10.Bình Thành 2.820,00 352,00 529,56 298.2 31,3 11. Sơn Phú 1.524,00 237,00 192,97 215,6 28,2 12.Đồng Thịnh 1.279,00 308,4 95,43 102,4 31,6 13. Định Biên 695,20 178,8 71,02 89,3 36 14.Thanh Định 1.804,00 774,9 27,7 78,1 44,5 15.Bảo Cường 981,00 240,6 47,12 98,3 29,3 16. Lam Vĩ 4.200,00 2591,1 368,7 797,9 70,5 17.Kim Phượng 1.495,00 788,9 44,04 0 55,7 18.Tân Dương 2.100,00 774,4 238,96 383.7 48,2 19. Linh Thông 2.720,00 1.510,7 658,87 103,5 79,8 20. Tân Thịnh 5.700,00 3.631,5 114,57 1.003,3 65,7 21. Bộc Nhiêu 2.590,00 978 0 250,6 37,8 22 TT Chợ Chu 446,80 90,5 2,0 0 20,7 23 .Phượng Tiến 2.170,00 1.019,5 8,2 403,5 47,4 24. Quy Kỳ 7.158,40 2.651,5 1.568,54 1.869,6 58,9 Toàn huyện 52.272,2 17.150,1 7.641,8 6.496,1 1.078,6

(Nguồn UBND tỉnh Thải Nguyên năm 2018 2.1.4.2. Thực vật rừng

Rừng tự nhiên:

Tổ thành loài khá phong phú với trên 50 loài cây gỗ . Tuy nhiên, do khai thác quá mức và không họp lý ừong nhiều thập kỷ qua nên hiện nay chỉ còn tập trung chủ yếu trong các khu rừng phòng hộ ở xã Quy Kỳ, Rừng đặc dụng ở xã Bảo Linh và xã Phú Đình.

Các loài cây trồng rừng chủ yếu là những loài cây nhập nội, sinh trưởng nhanh, cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, trụ mỏ hoặc làm ván ghép thanh, chế biến tinh dầu như: Các loài Keo lai, Quế... và một số loài cây bản địa như Kháo, Muồng đen, Lát hoa, Mỡ...

2.2. Điều kiên kinh tế - xã hội

2.2.1. Dân sổ và lao động

Huyện Định Hoá có 23 đơn vị hành chỉnh cấp xã và 01 thị trấn, trong đó có 3 xã vùng cao, 2 xã miền núi khu vực III. Cộng đồng dân tộc sinh sống tại huyện Định Hoá gồm có 8 dân tộc, trong đó chủ yếu là các dân tộc Kinh, Tày, Nùng. Hệ thống giáo dục từ Mầm non đến Trung học phố thông được quan tâm, toàn huyện đã hoàn thành phố cập giáo dục Tiểu học và xoá mù chữ năm 1995. Tuy nhiên, lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp có tỷ lệ còn hạn chế, điều này có ảnh hương không nhở đến quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

Tại thời điếm năm 2018, dân số huyện Định Hoá là 89.644 người, mật độ dân số trung bình 171 người/km2. Tổng số hộ toàn huyện là 22.077 hộ. Bình quân mỗi hộ có 4,06 nhân khấu.

Khu vực nông thôn có 20.371 hộ với 83.574 nhân khẩu, chiếm 92,3% tổng số hộ và 93,2% nhân khẩu toàn huyện. Tổng số lao động trong nông thôn toàn huyện là 46.555 lao động, chiếm 55,7% dân sổ nông thôn và 93,1% tổng số lao động toàn huyện, đây là một tỷ lệ rất cao. sổ lao động nông nghiệp là 45.255 lao động, chiếm 90,5% tống số lao động toàn huyện, số lao động trong ngành công nghiệp chỉ chiếm 3% và ngành dịch vụ là 6,5%. Điều đó cho thấy số lao động trong nông thôn có sự chênh lệch lớn giữa ngành nông nghiệp với các ngành khác, thể hiện tính thiếu hiệu quả trong cơ cấu lao động toàn huyện.

giai đoạn (2016 - 2018) Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So Sánh 2017/2016 2018/2017 Số Lượng Tỷ lệ % Số Lượng Tỷ lệ % Dân số 88.175 88.430 88.946 255 100 516 100 Thành thị 6.140 6.630 6.679 490 107 49 100 Nông thôn 82.035 81.800 82.267 - 235 99 467 100 Số hộ nghèo 6.428 5.616 3.792 - 812 87 -1824 66 Số hộ cận nghèo 6.071 6.236 4.460 165 102 - 1776 71

Ngành nông lâm nghiệp, thủy sản 932.700 976.800 986.880 44.100 104 10.080 101

Ngành thương mại – dịch vụ 500.123 593.344 711.244 93.221 118 117.900 119

Ngành công nghiệp – Xây dựng 196.100 202.200 219.100 6.100 103 16.900 108

( Nguồn chi cục thống kê huyện Định Hóa năm 2018)

2.2.2. Cơ cẩu tổ chức ngành Lâm nghiệp của huyện Định Hóa

Gồm 01 Ban quản lý rừng phòng hộ Định Hóa, Lâm truờng Định Hóa và các cơ quan quản lý Nhà nước và hành chỉnh sự nghiệp khác có liên quan đến phát triển lâm nghiệp của huyện gồm Hạt kiểm lâm huyện, Phòng Nông nghiệp huyện, Trạm khuyến nông huyện.

2.2.3. Giao thông và cơ sở hạ tầng

Trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện đang đuợc từng buớc phát triển mạnh mẽ.

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện gồm có tỉnh lộ 254, 264, các đuờng giao thông liên xã với 80% đuợc giải nhựa , đuờng ôtô đã vươn được tới trung tâm của toàn bộ 24/24 xã, thị trấn. Các tuyến đường liên thôn, đường nội thị đang dần được hoàn chỉnh. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, học tập và trao đổi kinh nghiệm sản xuất trong nhân dân cũng như mở rộng thị trường nông lâm sản trong và ngoài huyện.

Hệ thống điện lưới quốc gia có mặt ở toàn bộ 24/24 xã, thị trấn, hiện toàn huyện có 89% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, một thế mạnh có thể khai

thác phục vụ tưới tiêu và sản xuất nông, lâm nghiệp.

2.2.4. Văn hóa - giáo dục

Hiện nay, 100% số xã ở Định Hóa đã có trường học kiên cố, mạng lưới y tế trong huyện có trung tâm y tế và các trạm y tế ở 24/24 xã, thị trấn .

2.2.5. Thu nhập và đời sống

Tống sản lượng lương thực năm 2006 quy ra thóc toàn huyện đạt 24.854 tấn, sản lượng lương thực bình quân đầu người năm 2000 là 155,5kg nhưng năm 2004 tăng lên 228kg/người.Toàn huyện vẫn còn trên 1000 hộ nghèo, chiếm khoảng 8%.

* Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kỉnh tế - Xã hội khu vực nghiên cứu:

- Những yếu tố thuận lợi:

+ Trong cách mạng và kháng chiến, Định Hoá là một trong những trung tâm của khu giải phỏng Việt bắc và là ATK- Thủ đô kháng chiến của cả nước. Những năm trở lại đây, huyện được sự quan tâm của Trung ương và tỉnh Thái Nguyên bằng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các dự án trồng rừng.

+ Định Hoá có nhiều di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến, có môi trường trong lành, hệ sinh thái đa dạng, có nhiều cảnh đẹp như thác Khuôn Lát, Hồ Bảo Linh, Chùa Hang... Nhân dân Định Hoá còn giữ được nhiều nét tinh hoa của văn hoá truyền thống các dân tộc. Neu có sự đầu tư tập trung, có trọng tâm, trọng điểm và bảo vệ rừng đặc dụng tốt thì sẽ phát huy được tiềm năng du lịch tham quan di tích và du lịch sinh thái.

+ Định Hóa là một huyện có tiềm năng về sản xuất lâm nghiệp. Điều kiện khí hậu, đất đai và địa hình rất thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng, nhất là cây ăn quả và cây lâm nghiệp.

+ Có lực lượng lao động dồi dào và chưa được sử dụng hết, có truyền thống sản xuất nông lâm nghiệp lâu đời.

Ban quản lý rừng phòng hộ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tổ chức sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn.

+ Tiếp cận với khoa học kỹ thuật: được hỗ trợ kinh nghiệm từ các dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp như : Dự án PAM, dự án 327; dự án 661. Dự án trồng rừng theo vốn vay ưu đãi.

+ Diện tích đất chưa có rừng còn nhiều, có tiềm năng phát trien nông lâm nghiệp nhất là trồng rừng sản xuất.

- Những yếu tố hạn chế:

+ Mặc dù diện tích rừng trồng sản xuất của huyện Định Hóa khá lớn nhưng chủ yếu mới được phát triển trong những năm gần đây nên loài cây, mô hình rừng trồng,... đang trong quá trình thử nghiệm và xây dựng. Diện tích rừng đến tuổi khai thác rất ít nên vấn đề chế biến gồ chưa phát triển.

+ Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện Định Hóa khá phát triến phần lớn là nhờ cây lương thực và cây ăn quả, hiện tượng khai thác chế biến lâm sản đã giảm đáng kế nhưng sự chú ý vào hoạt động trồng rừng sản xuất chưa cao.

2.2.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội

Huyện có vị trí địa lý tiếp giáp với 2 tỉnh Tuyên Quang và Bắc Cạn. Đây là vùng núi cao, núi đất xen núi đá vôi, nhiều hang động, sông suối vây quanh, thác nước bốn mùa tạo nên phong cảnh hữu tình, lại có nhiều di tích lịch sử như: Nhà tù Chợ Chu; Cơ quan Trung ương Đảng, Chính Phủ, Bộ quốc phòng và Bác Hồ đã làm việc tại đây; liên khu di tích lịch sử Tân Trào. Do nơi đây có cảnh quan thiên nhiên đẹp, môi trường trong lành, là điều kiện để phát huy tiềm năng du lịch sinh thái. Khi hoàn thành tuyến đường Hồ Chí Minh thì ATK trở thành điểm tham quan du lịch tạo diều kiện cho các làng nghề quảng bá sản phẩm nông lâm nghiệp sản xuất trên địa bàn huyện.

- Sản xuất nông lâm nghiệp của huyện trong những năm qua có sự tăng trưởng cao và ổn định, nâng cao giá trị sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên cần

tiếp tục đẩy mạnh phát triển các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao và bền vững như cây quế.

- Nhìn chung, đất đai của huyện đa dạng và đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng diện tích tự nhiên của huyện. Do đó, cần có các biện pháp bố trí hệ thống cây trồng phù hợp để khai thác lợi thế này, đặc biệt là cây quế.

- Khí hậu của huyện đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với các cây lâm nghiệp có giá trị cao như quế, hồi...

- Lực lượng lao động dồi dào, có trình độ văn hóa chuyên môn ngày càng cao. Đây là nguồn để phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện.

- Năng lực trình độ sản xuất của nhiều hộ gia đình được nâng cao. Các ngành phụ trợ cho kinh tế vườn rừng phát triển, hệ thống giao thông thuận lợi là điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất cây quế trên địa bàn huyện trong những năm tiếp theo.

2.3. Nội dung nghiên cứu

- Đánh giá hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất đối với cây keo lai và cây Quế của hộ gia đình trên địa bàn huyện Định Hóa.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rừng trồng và hiệu quả kinh tế rừng trồng sản xuất.

- Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển rừng trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Định Hóa.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu này kế thừa phương pháp chọn mẫu và kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu trước đây nhằm sử dụng kết hợp dữ liệu theo thời gian và đánh giá hiệu quả kinh tế toàn diện hơn. Theo đó hộ gia đình lựa chọn nghiên cứu là 120 hộ tối thiểu của 4 xã, mỗi xã 30 hộ dựa trên một số tiêu chí sau:

+ Nơi hộ gia đình sinh sống, trực tiếp trồng rừng sản xuất; + Hộ gia đình đượcgiao đất trồng rừng sản xuất.

+ Sản phẩm lâm sản được bán ra thị trường và tiêu thụ trong hộ gia đình; + Có kiến thức về trồng rừng.

2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.4.2.1. Số liệu thứ cấp

- Các báo cáo của Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Hạt Kiểm lâm huyện Định Hóa;

- Các báo cáo nghiên cứu khoa học, sách, tạp chí;

- Tài liệu kỹ thuật, báo cáo thị trường, báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty trồng và thu mua chế biến gỗ;

- Tài liệu của các chương trình dự án về lâm nghiệp và của Bộ NN&PTNT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

2.4.2.2. Số liệu sơ cấp

Nhằm đáp ứng thông tin, số liệu phục vụ các chỉ tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với hộ trồng rừng. Các hộ được chọn để phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tầng. Tổng số mẫu được phỏng vấn gồm 120 hộ có rừng đã khai thác. Việc lựa chọn trên nhằm đảm bảo mỗi quan sát đều cung cấp các thông tin liên quan đến chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài một cách đồng nhất, hạn chế các sai lệch do biến động giá của các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra cũng như các tác động của điều kiện tự nhiên ở mức tối thiểu. Trong 24 xã và thị trấn trên toàn huyện, chọn 04 xã đại diện cho 04 nhóm có quy mô diện tích rừng trồng khác nhau. Mỗi xã chọn 3 thôn theo quy mô diện tích tương tự việc chọn xã. Ở mỗi thôn được chọn, lập danh sách toàn bộ hộ có rừng trồng, đã khai thác rừng trồng thông qua hệ thống trưởng thôn và cán bộ lâm nghiệp xã.

2.4.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

+ Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel. + Sử dụng phương pháp hạch toán trực tiếp.

+ Và các phương pháp phân tích kinh tế khác như so sánh, chỉ số, phân tích lợi nhuận.

2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiện trạng rừng

- Quy mô diện tích đất được giao để trồng rừng phân theo hộ gia đình. - Cơ sở hạ tầng phục vụ cho trồng rừng.

- Trình độ văn hóa của người lao động.

- Các yếu tố về phân bón và chăm sóc, giống, mật độ trồng rừng. - Tỷ lệ che phủ rừng qua các năm.

2.5.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng

- Chi phí bỏ ra và khối lượng sản phẩm thu được trồng rừng sản xuất. - Tổng giá trị sản xuất rừng trồng.

- Giá trị bình quân trên diện tích đất rừng và trên toàn bộ diện tích đất. - Thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người.

Để xác định hiệu quả kinh tế trồng rừng sản xuất đề tài tập trung vào các chỉ tiêu tài chính quan trọng, cụ thể như sau:

+Doanh thu( GO): được tính bằng sản lượng nhân với giá đơn vị sản phẩm tương ứng.

+ Chi phí( TC): là toàn bộ chi phí mua, thuê ngoài trong quá trình tiến hành trồng rừng.

+ Lợi nhuận (GM): là tổng thu nhập giữa doanh thu và tổng chi phí hàng năm của các hoạt động sản xuất trong các mô hình trồng rừng, lợi nhuận

( GM) càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. GM=GO – TC

Trong đó: GM: Lợi nhuận GO: Doanh thu TC: Chi phí

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Thực trạng phát triển rừng sản xuất huyện Định Hóa.

Huyện Định Hóa có diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp là 30.267,43 ha, trong đó quy hoạch rừng đặc dụng: 7.539,98 ha, chiếm 24,91 %,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại rừng sản xuất giao cho hộ gia đình trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 32)