Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại rừng sản xuất giao cho hộ gia đình trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 38 - 40)

2.1.3 .Tài nguyên đất đai

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp chọn mẫu

Nghiên cứu này kế thừa phương pháp chọn mẫu và kết quả nghiên cứu của những nghiên cứu trước đây nhằm sử dụng kết hợp dữ liệu theo thời gian và đánh giá hiệu quả kinh tế toàn diện hơn. Theo đó hộ gia đình lựa chọn nghiên cứu là 120 hộ tối thiểu của 4 xã, mỗi xã 30 hộ dựa trên một số tiêu chí sau:

+ Nơi hộ gia đình sinh sống, trực tiếp trồng rừng sản xuất; + Hộ gia đình đượcgiao đất trồng rừng sản xuất.

+ Sản phẩm lâm sản được bán ra thị trường và tiêu thụ trong hộ gia đình; + Có kiến thức về trồng rừng.

2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin

2.4.2.1. Số liệu thứ cấp

- Các báo cáo của Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Hạt Kiểm lâm huyện Định Hóa;

- Các báo cáo nghiên cứu khoa học, sách, tạp chí;

- Tài liệu kỹ thuật, báo cáo thị trường, báo cáo kết quả kinh doanh của các công ty trồng và thu mua chế biến gỗ;

- Tài liệu của các chương trình dự án về lâm nghiệp và của Bộ NN&PTNT, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên.

2.4.2.2. Số liệu sơ cấp

Nhằm đáp ứng thông tin, số liệu phục vụ các chỉ tiêu nghiên cứu, đề tài đã sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi đối với hộ trồng rừng. Các hộ được chọn để phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tầng. Tổng số mẫu được phỏng vấn gồm 120 hộ có rừng đã khai thác. Việc lựa chọn trên nhằm đảm bảo mỗi quan sát đều cung cấp các thông tin liên quan đến chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài một cách đồng nhất, hạn chế các sai lệch do biến động giá của các yếu tố đầu vào và sản phẩm đầu ra cũng như các tác động của điều kiện tự nhiên ở mức tối thiểu. Trong 24 xã và thị trấn trên toàn huyện, chọn 04 xã đại diện cho 04 nhóm có quy mô diện tích rừng trồng khác nhau. Mỗi xã chọn 3 thôn theo quy mô diện tích tương tự việc chọn xã. Ở mỗi thôn được chọn, lập danh sách toàn bộ hộ có rừng trồng, đã khai thác rừng trồng thông qua hệ thống trưởng thôn và cán bộ lâm nghiệp xã.

2.4.2.3. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

+ Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel. + Sử dụng phương pháp hạch toán trực tiếp.

+ Và các phương pháp phân tích kinh tế khác như so sánh, chỉ số, phân tích lợi nhuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại rừng sản xuất giao cho hộ gia đình trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 38 - 40)