Chi phí trồng Keo lai cho 01ha

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại rừng sản xuất giao cho hộ gia đình trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 48 - 51)

Đơn vị tính: ngàn đồng TT Chỉ tiêu Keo lai Tự có Mua, thuê Tổng 1 Xử lý thực bì 2.000 3.000 5.000 2 Đào hố 500 500 1.000 3 Cây giống 0 2.090 2.090 4 Phân bón 0 5.000 5.000 5 Công trồng 2.000 2.000 4.000 6 Chăm sóc năm 1, 2, 3 10.000 20.000 30.000 7 Chi phí khai thác 0 30.000 30.000 8 Chi phí vận chuyển 20.000 25.000 Tổng 14.500 82.590 97.090

( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018)

Đối với chi phí xử lý thực bì và chăm sóc: chi phí xử lý thực bì bao gồm các hoạt động phát, đốt, dọn rừng để tiến hành hoạt động trồng rừng. Chi phí này thường xuất hiện vào năm đầu tiên của chu kỳ khai thác. Chi phí chăm sóc chủ yếu là làm cỏ, tỉa cành và bón phân.

Từ bảng số liệu 3.6 cho thấy, chi phí xử lý thực bì luôn chiếm tỷ lệ lớn. Lý do bởi đa phần diện tích đất rừng thường phân bố trên những điều kiện địa hình phức tạp, khó khăn, nhiều cây bụi. Do đó, trước khi hoạt động trồng rừng được diễn ra, diện tích đất rừng cần phải được phát quang. Mặt khác, chi phí chăm sóc cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng phát triển của cây rừng, nhất là làm cỏ, vun xới đất, và tỉa cành. Điều này cũng tương tự cho các chu kỳ khai thác khác. Tổng chi phí xử lý thực bì của cây Keo lai là 5.000 ngàn đồng/ha. Các chi phí liên quan đến công trồng và vận chuyển chủ yếu xuất hiện trong hoạt động trồng rừng ban đầu. Trong đó, chi phí vận chuyển bao gồm vận chuyển cây giống và phân bón. Chi phí phân bón, đây là khoản chi rất cần cho hoạt động trồng rừng. Bởi để cây rừng lớn nhanh, rút ngắn thời gian cho khai thác. Nhiều hộ dân đã tiến hành bón phân cho cây giúp sinh trưởng và phát triển tốt.

Trong hoạt động trồng rừng, chi phí cho những năm đầu tiên thường chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng chi phí của một chu kỳ cho khai thác. Còn các năm tiếp theo chỉ có công chăm sóc, bảo vệ . Vì thế, chi phí có xu hướng giảm dần từ khi trồng đến khi rừng cho khai thác. Đồng thời, chi phí bằng tiền thường chiếm tỷ lệ lớn cho những năm đầu trồng rừng, trong đó tập trung vào chi phí xử lý thực bì, chi phí mua cây giống, đào hố và công trồng. Các năm tiếp theo, chi phí bằng tiền có xu hướng giảm và thay vào đó là chi phí tự có, chủ yếu là công lao động tự có của hộ gia đình. Điều này cũng phù hợp với bối cảnh trồng rừng hiện nay.

Trong một chu kỳ trồng rừng, chi phí khai thác chiếm tỷ trọng lớn nhất (từ 40 đến 60%). Chi phí này bao gồm khâu chặt hạ cây, bóc vỏ, bốc vác ra xe và vận chuyển về nhà máy. Những hộ tự khai thác rừng thường khoán nhóm dịch vụ khai thác rừng và được hưởng tỷ lệ tùy thuộc vào đường xá vận chuyển, khoảng cách ô tô vào được đến thửa rừng.

Cây Keo lai mật độ ban đầu trồng khoảng 1800-1900 (cây/ha), sau 8 năm, mật độ còn lại khoảng 1000-1200 (cây/ha). Ta có bảng sau:

Bảng 3.7: Trữ lượng của rừng trồng Keo lai qua các độ tuổi (01ha)

Tuổi

keo Số cây D(cm) H(m) M(m3/ha)

4 1566 10,66 9,5 59,88

6 1346 12,35 12,37 93,44

8 1100 15,62 14,02 132,8

( Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm 2018)

Bằng phương pháp hạch toán trục tiếp, với mức giá trung bình cho một mét khối gỗ keo lai đang được thu mua để chế biến là 1.400.000đồng ta tính được tổng thu nhập (GO) trên ha trồng Keo lai như sau:

132,8 (m3)* 1.400.000 (đồng) = 185.920.000 đồng

Tổng chi phí (TC) là chi phí giống, chi phí phân bón, chi phí thuê công lao động (trồng và chăm sóc), chi phí khai thác, vận chuyển tại bàng 3.8 là 97.090.000 đồng .

Giá trị tăng thêm (GM) cho 01ha rừng trồng Keo lai sau một chu kỳ 08 năm là: GM = GO – TC = 185.920.000 - 97.090.000 = 88.830.000 (đồng). Bình quân mỗi năm 01 ha Keo lai lãi 11.103.750 đồng/ha/năm.

3.2.1.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của cây Quế tại địa bàn huyện Định Hóa (Chu kỳ 15 năm/01ha)

a. Chi phí.

Từ năm thứ 4 đến năm thứ 14, cho khai thác cành, lá, khai thác tỉa cho sản phẩm thu lợi bằng với chi phí nên không đưa vào chi phí.

Chi phí khai thác gỗ Quế là:

100m3/ha x 320.000đồng/m3 = 32.000.000 đồng (E) Chi phí vận chuyển gỗ, cành, lá đến nơi tiêu thụ (trung bình) là: 20.000.000 đồng/ha (F)

Như vậy tổng chi phí trồng quế là:

TC=65.650.000 + 88.627.500 + 37.300.000 + 46.998.000 + 16.600.000 + 19.422.000 + 32.000.000 + 20.000.000 = 326.597.500 đồng/ha Tổng chi phí để trồng 1 ha quế đến hết chu kỳ là 326,5975 triệu đồng. Chi phí ở đây chưa bao gồm chi phí đất đai vì các hộ gia đình trồng quế đã có diện tích đất rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế một số loại rừng sản xuất giao cho hộ gia đình trên địa bàn huyện định hóa, tỉnh thái nguyên​ (Trang 48 - 51)